Đề HSG Thuật Hứng Nguyễn Trãi Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người

Đề thi khối 10
     

 

(Đề thi gồm 02 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN THI: NGỮ VĂN – LỚP 10

(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8.0 điểm)

Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về lời khuyên: Hãy mơ như thể bạn sẽ sống mãi, hãy sống như thể bạn sẽ chết hôm nay. (James Dean)

Câu 2 (12.0 điểm)

Nhà văn Pháp Ana – tonprangxo cho rằng:

Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người.

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Thuật hứng (bài 5) của Nguyễn Trãi:

                                                    Thuật hứng

                                                       (bài 5)

                                      Đến trường đào mận ngạt chăng thông,
Quê cũ ưa làm chủ cúc thông.
Sầu nặng Thiếu Lăng(1) biên đã bạc,
Hứng nhiều Bắc Hải(2) chén chưa thông.
Mai chăng bẻ, thương cành ngọc,
Trúc nhặt vun, tiếc cháu rồng.
Bui một tắc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
                       (Nguồn: Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, 1976, tr. 412)

 Chú thích:

  • Thiếu Lăng: tên hiệu của Đỗ Phủ (712 – 770), thi hào đời Đường.
  • Bắc Hải: tên hiệu của Khổng Dung (153 – 208), người nước Lỗ, có tài lạ, tính tình phong lưu, phóng khoáng, hằng ngày khách chật nhà, không bao giờ hết rượu.
  • Cháu rồng: măng tre hoặc trúc
  • Bui: chỉ
 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN THI: NGỮ VĂN – LỚP 10

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

 

Phần Câu Nội dung Điểm
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về lời khuyên: Hãy mơ như thể bạn sẽ sống mãi, hãy sống như thể bạn sẽ chết hôm nay. (James Dean) 8,0
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận

Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài nêu được vấn đề cần nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm của vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề.

0,5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lời khuyên con người hãy biết ước mơ thật nhiều và sống hết mình với cuộc đời. 0,5
c. Triển khai vấn đề: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Thí sinh có thể viết theo nhiều cách nhưng cơ bản phải nêu được những ý chính sau:

1. Giải thích:

Hãy mơ như thể bạn sẽ sống mãi: Hãy mơ thật nhiều tựa như thời gian của cuộc đời mình là vô hạn để thực hiện những ước mơ đó.

Hãy sống như thể bạn sẽ chết hôm nay: Hãy sống hết mình tựa như thời gian của cuộc đời mình sẽ hết trong ngày hôm nay.

→ Câu nói có ý nghĩa như một lời khuyên dành cho mỗi con người: Hãy ước mơ thật nhiều và sống hết mình với cuộc đời.

2. Bàn luận: Câu nói đúng đắn, sâu sắc

– Vì sao mỗi người nên mơ như thể mình sẽ sống mãi?

+ Mơ (ước mơ, khát vọng) là hướng tới những điều tốt đẹp mà ta mong muốn có được trong cuộc sống: mơ về sự thành công, mơ về sự bình an, hạnh phúc, giàu có, thịnh vượng…

+ Mơ là quyền tự do của mỗi con người

+ Ước mơ, khát vọng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người:

.Tạo động lực để con người vượt qua khó khăn, trở ngại

. Đem lại niềm vui, lạc quan, yêu đời

. Khiến cho tâm hồn con người trở nên bay bổng, thăng hoa; tạo điều kiện thuận lợi để con người hoàn thiện bản thân và vươn tới thành công.

.Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội…

– Vì sao mỗi người nên sống như thể mình sẽ chết hôm nay?

+ Cuộc sống của con người là ngắn ngủi, hữu hạn so với sự vô thủy, vô chung của thời gian vũ trụ.

+ Cần sống hết mình, sống tận độ, thậm chí sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng của đời mình, vì:

Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra với cuộc đời mình.

Sống hết mình để tranh thủ từng giây phút quý giá của sự sống, để mỗi thời khắc trôi qua đều trở nên ý nghĩa.

Sống hết mình bằng cách yêu thương những người xung quanh, cho đi thật nhiều, bồi đắp cho mình những năng lực, phẩm chất quý, cháy hết mình, phát huy cao độ tài năng, sức lực, tâm huyết để làm cho cuộc đời ngày càng đẹp hơn…

– Hai vế câu tưởng như đối lập nhưng thực ra lại bổ sung cho nhau để khuyên con người về cách sống, thái độ sống tích cực.

3. Mở rộng:

– Phê phán những người không biết ước mơ khiến tâm hồn trở nên khô cằn, chai sạn; những người sống hời hợt, lay lắt, chỉ tồn tại một cách vô nghĩa.

– Mơ thật nhiều không đồng nghĩa với việc con người chỉ biết chìm trong mộng tưởng mà bỏ quên hiện thực cuộc sống, hoặc không có những hành động thực tế để biến ước mơ thành hiện thực…

– Sống hết mình không đồng nghĩa với sống vội, sống gấp, bất chấp mọi thứ để được sống, thậm chí chà đạp lên người khác để bảo vệ cuộc sống của mình…

4. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ bản thân:

– Nhận thức được ý nghĩa của việc biết ước mơ thật nhiều và sống hết mình với cuộc đời.

– Biết ước mơ thật nhiều và biết hành động để biến ước mơ thành hiện thực; từ đó sẽ có những ước mơ mới và những hành trình mới để biến ước mơ thành hiện thực.

– Biết sống hết mình, sống cao độ, tận độ, phát huy hết những gì mình có để khiến cuộc sống của mình và mọi người ngày càng tốt đẹp, ý nghĩa hơn…

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

3,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 1,0

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và thuần phong mĩ tục. 0,5
e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp,… 0,5
 

2

 

 

 

 

 

Nhà văn Pháp Ana – tonprangxo cho rằng:

Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người.

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Thuật hứng (bài 5) của Nguyễn Trãi.

12,0
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận

Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được vấn đề cần nghị luận; Kết bài khái quát được nội dung cần nghị luận.

0,5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Đặc trưng nội dung và giá trị của một bài thơ hay. 0,5
c. Triển khai các luận điểm nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể triển khai các luận điểm theo nhiều cách, dưới đây là một số nội dung định hướng chấm bài:

1. Giải thích ý kiến:

.- Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu.

Gặp gỡ một tâm hồn con người: thấu hiểu, đồng cảm với tâm hồn, nhân cách của con người.

-> Ý kiến thể hiện quan niệm: Thơ thể hiện tâm hồn, nhân cách của con người. Đọc thơ nghĩa là ta thấu hiểu, đồng cảm với tâm hồn, nhân cách của một con người.

 2. Bình luận ý kiến:

a. Cơ sở lý luận của ý kiến: Đây là một nhận định đúng đắn, khái quát ngắn gọn về đặc trưng nội dung của thơ.

– Đặc trưng nội dung của thơ:

+ Thơ biểu hiện những xúc động nội tâm, tình cảm của con người trước sự việc bên ngoài, giúp ta hiểu con người chủ thể ở bên trong.

+ Tình cảm trong thơ phải chân thật nghĩa là những trạng thái tình cảm đó người nghệ sĩ có thể đã trải qua hoặc chứng kiến, lắng nghe và xúc động mãnh liệt. Có như vậy, thơ mới thấm thía và nhận được sự đồng cảm sâu rộng từ người đọc.

+ Tình cảm trong thơ thường là những tình cảm lớn, cao đẹp, nhân văn.

b. Cơ sở thực tiễn của ý kiến:

– Thí sinh làm sáng tỏ được nhận định, đi sâu phân tích cụ thể bài thơ Thuật hứng (bài 5) của Nguyễn Trãi.

– Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, song cần bám sát định hướng của đề, cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

* Phân tích bài thơ để thấy được vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống thiết tha và sự nặng lòng với dân với nước của Nguyễn Trãi.

– Sáu câu đầu: Thể hiện cuộc sống giản dị, gắn liền với hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc.

Nhà thơ yêu và nâng niu từng vẻ đẹp của thiên nhiên cho nó dù nhỏ bé đến đâu.

-> Từ cuộc sống bình dị và những hình ảnh thiên nhiên quaen thuộc, người đọc thấy được 1 tâm hồn giản dị mà tinh tế, một tình yêu thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống của nhà thơ.

– Hai câu cuối: Sự nặng lòng với dân với nước cho ta thấy tình yêu nước nồng nàn, nhân cách đẹp đẽ, đáng quý đáng trọng của một nhà thơ, bậc vĩ nhân, vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.

-> Bài thơ thể hiện tâm hồn tinh tế, nhân cách cao đẹp của Nguyễn Trãi.

Bài thơ cũng thể hiện tài năng bậc thầy của 1 nhà thơ lớn: thể hiện những hình ảnh thiên nhiên và cảm xúc một các tinh tế, sử dụng thể thơ Nôm Đường luật với những cách tân đặc sắc: xen câu lục ngôn, đặc sắc trong bút pháp…

3. Bình luận mở rộng, nâng cao:

– Khẳng định tính đúng đắn của nhận định.

– Nhận định đã  gợi nhắc và đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp nhận:

+ Với người sáng tác đặc biệt là thi sĩ, sáng tác trước hết là bày tỏ tiếng nói tự nhiên, chân thành của cảm xúc trước cuộc đời; luôn trau dồi tài năng nghệ thuật để truyền ngọn lửa của cảm xúc mãnh liệt đến độc giả.

+ Với người tiếp nhận, đọc thơ là gặp gỡ một tâm hồn sẵn sàng tri âm; trân trọng quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ, nâng cao khả năng tiếp nhận. Từ trang thơ, mỗi người đọc hãy nhận thức về chính mình và cuộc đời để có hành động tích cực, ý nghĩa, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn .

 

10,0

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

5,5

 

 

 

 

1,5

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,5
e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp,… 0,5
Tổng điểm 20, 0

 

* Lưu ý khi chấm bài:

Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm cuả thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *