Đề thi Vợ chồng A Phủ : Phân tích ý nghĩa tiếng sáo

Đề thi khối 12
 

 

 

 

THI CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II

Năm học 2018 – 2019

 

MÔN THI: Ngữ Văn  12

(Thời gian làm bài 120 phút )

 

MA TRẬN ĐỀ THI

 

Mức độ

 

 

Chủ đề

 

 

Nhận biết

 

 

Thông hiểu

                Vận dụng  

 

Cộng

 

Thấp

 

Cao

Phần I

Đọc hiểu

Nhận biết được phương thức biểu đạt Xác định biện pháp nghệ thuật nêu tác dụng Rút ra thông điệp    
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

10%

1

10%

1

10%

  4

30%

Phần II

Làm văn

 

 

 

 

 

 

  Vận dụng các kĩ năng, thao tác lập luận, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng… tạo lập một đoạn văn nghị luận về một  tư tưởng đạo lý Vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản, các thao tác lập luận, kiến thức về tác phẩm Vợ chồng A Phủ để phân tích một chi tiết đặc  sắc trong tác phẩm.  
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

    1

20%

1

50%

2

70%

Tổng số câu

Tổng sốđiểm

Tỉ lệ

2

10%

1

10%

2

30%

1

50%

6

10đ

100%

 

 

 

 

 

SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH

TRƯỜNG THPT ĐẠI AN

 

( Đề gồm 02  trang)

 

 

 

 

THI CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II

Năm học 2018 – 2019

 

MÔN THI: Ngữ Văn  12

(Thời gian làm bài 120 phút )

 

Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm)

       Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…

      Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã  trao nhầm đối tượng. 

(…) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…”

(Trích“ Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã )

Câu 1 ( 0,5 điểm): Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2 ( 0,5 điểm): Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào để khẳng định“Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”?

Câu 3(1,0 điểm): Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó?

Câu 4(1,0 điểm): Thông điệp rút ra từ đoạn trích trên?

Phần II: Làm Văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chịhãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ về vai trò của niềm tin trong cuộc sống .

Câu 2 ( 5,0 điểm) :

Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài nhiều lần nói về tiếng sáo, đặc biệt là hai lần trong đêm tình mùa xuân. Lúc đầu nghe tiếng sáo Mị thấy

“thiết tha bổi hổi.Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.”

Đến khi bị A Sử trói “… Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi… Mị vùng bước đi nhưng tay chân đâu không cựa được”

(Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập 2, NXBGD, 2008)

Anh /Chị hãy phân tích hình ảnh của Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật này trong đêm tình mùa xuân và phát biểu giá trị nhân đạo của tác phấm.

———- HẾT ———-

 

SỞ GDĐT NAM ĐINH

TRƯỜNG THPT Đại An

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁP ÁN THI CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II

Năm học 2018 – 2019

 

MÔN THI: Ngữ Văn  12

(Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề)

 

 

PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM  
 

 

 

 

I. ĐỌC HIỂU

1 Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. 0,5  
2 – Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng sau: “Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai;về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân; một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã  trao nhầm đối tượng”để khẳng định“Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá” 0,5

 

 
3 Học sinh trả lời được một trong ba phép tu từ sau:

* Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (Đừng để khi) ; điệp cấu trúc ngữ pháp (lặp CTNP); đối lập (tia nắng…đã lên><giọt lê….rơi).

* Tác dụng: – Điệp ngữ ; điệp cấu trúc ngữ pháp: Tạo âm hưởng nhịp nhàng, cân đối. Nhấn mạnh, khuyến khính mọi người hãy từ bỏ những ưu phiền để sống vui vẻ, hòa nhịp với thế giới xung quanh…

– Đối lập: Làm nổi bật sự trái ngược giữa ngoại cảnh với tâm trạng con người, nhằm khích lệ con người từ bỏ những ưu phiền, hướng đến cuộc sống vui tươi, ý nghĩa….

1,0

 

 
4 Hs có thể trả lời nhiều cách như : Sống như thế nào để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ; đứng dậy sau khi vấp ngã để có cuộc sống tươi đẹp trong tương lai; có niềm tin vào cuộc sống…… 1,0  
 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.

LÀM

VĂN

 

 

 

1

Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau nhưng cần đảm bảo được những  yêu  cầu  sau:    
– Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: có thể trình bày theo cấu cấu trúc diễn dịch, quy nạp… 0,25  
– Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; Sau đây là một số gợi ý.  

0,25

 
– Nêu vấn đề nghị luận. 0,25  
-Niềm tin là hi vọng của con người vào những điều tốt đẹp vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống.

– Chỉ khi có được niềm tin vào con người và cuộc đời thì những điều tốt đẹp mới có thể xuất hiện.

– Chỉ khi giữ được niềm tin thì con người mới tạo nên kì tích, và hơn nữa, mới có thể thư thái và hạnh phúc dù ở trong nghịch cảnh.

– Niềm tin là điều quan trọng nhưng nên tùy trường hợp để vận dụng, không nên đặt niềm tin mù quáng, thiếu căn cứ bởi điều đó sẽ phản tác dụng, sẽ đem đến sự hoài nghi, phủ nhận tất cả, sống thiếu lí tưởng sau này.

– Để giữ được niềm tin, giữ được sự tồn tại của những giá trị tốt đẹp, cần có một cái nhìn sáng suốt, đặt niềm tin đúng chỗ. Hơn nữa cần phải có lập trường kiên định, có niềm tin đủ lớn, và đặc biệt cần sống một cách nhân văn, tự tạo nên những điều tốt đẹp để tỏa bóng cho mình và cho đời.

– Trong xã hội ngày nay, bên cạnh những người sống quá thực dụng, chẳng hề có niềm tin, những người ngây thơ đến ấu trĩ thì vẫn có những người có lí tưởng, có niềm tin và chính họ đã định hướng cho sự phát triển của xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,25

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau nhưng cần đảm bảo được những  yêu  cầu  sau:    
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,25  
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong hai lần tiếng sáo xuất hiện từ đó phát biểu về giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

0,25  
a. MB: Giới thiệu khái quát vềtác giả,tác phẩm, tiếng sáo và giới thiệu nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. 0,25  
b. TB:

*Khái quát chung

– Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ

–  Phân tích tóm tắt cuộc đời của Mị trước hai lần miêu tả trên

+ Sự xuất hiện ở đầu tác phẩm

+ Cuộc đời của Mị khi làm dâu nhà thống lí.

– Trước khi tiếng sáo làm rạo rực tâm hồn Mị thì không khí mùa xuân ở Hồng Ngài cũng đã tác động rất lớn để rồi đến khi tiếng sáo chạm vào tâm hồn Mị thì nó thực sự thức tỉnh.

– Chi tiết tiếng sáo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là một nét vẽ rất thực về cảnh Tây Bắc, trực tiếp đưa người đọc vào không khí náo nức, rộn ràng, khơi gợi nhiều khát khao của con người những đêm tình mùa xuân. Tiếng sáo đã đánh thức sức sống tiềm tang trong Mị. Trong đêm tình mùa xuân, tiếng sáo 5 lần xuất hiện nhưng tiêu biểu nhất là lần đầu và lần cuối cùng.

 

 

 

 

0,5

 

 
* Phân tích hình ảnh Mị qua hai lần miêu tả trên

*Tâm trạng của Mị khi lần đầu nghe tiếng sáo

– Hình tượng tiếng sáo nằm ở phần giữa tác phẩm, đó là những thanh âm của tiếng sáo vùng núi cao Tây Bắc trong đêm tình mùa xuân. Sau những chuỗi ngày sống chỉ mang ý nghĩa của sự tồn tại, tê liệt, chai lì cái nồng nàn của lửa, của men rượu, cái tươi vui rộn rã của mùa xuân Hồng Ngài đã đánh thức tâm hồn Mị, tiếng sáo đã vọng đến đôi tai Mị.

+ Tiếng sáo lay thức tâm hồn Mị, khiến lòng Mị thiết tha, bổi hồi, nhẩm thầm bài hát của người đang thổi và những kí ức đẹp đẽ nồng nàn của người con gái đã trở về.

+ Tiếng sáo đã làm bừng lên khát vọng sống, Mị hướng về quá khứ, một quá khứ tươi đẹp. Mị nhận thấy Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi. Mị thấy phơi phới trở lại.

+ Tiếng sáo đưa Mị trở lại thực tại khổ đau: khi Mị định ăn lá ngón để chết ngay chứ không muốn nghĩ về ngày trước nữa thì tiếng sáo lửng lơ ngoài đường lại đưa Mị trở về với niềm khát sống.

+ Tiếng sáo đã đánh thức kí ức, hiện tại, tương lai nhưng cũng chính tiếng sáo đánh thức bi kịch của hiện tại.

+ Tuy nhiên bi kịch của cuộc sống không ngăn được khát vọng sống mãnh liệt như ngọn lửa đang bùng cháy trong Mị. Tiếng sáo lại đến và đưa Mị vụt bay khỏi hoàn cảnh. Mị đến góc nhà xắn miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng. Mị muốn đi chơi và hàng loạt các hành động đã xảy ra…

*Tâm trạng của Mị khi bị trói vẫn nghe tiếng sáo rập rờn trong đầu…khiến Mị vùng bước đi

+ A Sử xuất hiện và dập tắt khát vọng hồi sinh trong Mị

+Tiếng sáo đã đưa Mị vượt qua 4 bức tường lạnh lẽo để dạo chơi trong thế giới tự do

+ Khi bị trói đứng cả đêm, tâm hồn Mị vẫn bay bổng cùng tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi.

Tiếng sáo cho thấy sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên mạnh mẽ

* Giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

Với nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài đã đem đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật độc đáo – nhất là sức sống tiềm tang mãnh liệt không một thế lực nào có thể dập tắt.

– Nhà văn đặt niềm tin vào con người, vào sức vươn dậy của nhân vật.

– Cảm thông, trân trọng, nâng niu những khát vọng của những người lao động….

 

* Thành công nghệ thuật

Nhà văn có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật

– Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, uyển chuyển

– Biệt tài miêu tả thiên nhiên, phong tục tập quán của đồng bào miền núi.

– Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo…

2,0

 

1,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

0,25

 
 
     
c. KB:Khẳng định lại vấn đề. Đánh giá thành công khi xây dựng nhân vật.Thành công của nhà văn. 0,25  
3. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25  
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25  

HẾT

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *