(Đề thi gồm 02 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
- Lời khen chính là một biểu hiện từ nội tâm, khẳng định sự tốt đẹp của sự vật. Lời khen có thể giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn và có mối quan hệ đẹp hơn với mọi người. Ai cũng thích được khen, do đó, bất kể là trong cuộc sống hay trong công việc, chúng ta nhất định phải học cách khen người khác.
- Đối với người già, chúng ta có thể khen nhiều về những thành tích họ đã đạt được. Đối với người trẻ, chúng ta nên sử dụng ngữ khí mạnh để khen khả năng sáng tạo, đồng thời lấy một vài ví dụ để chứng minh cho điều đó. Đối với thương nhân, có thể khen người đó có đầu óc linh hoạt, giỏi kinh doanh. Đối với các quan chức có địa vị, có thể khen họ chí công vô tư, sáng suốt trong mọi việc. Đối với các phần tử tri thức, nên khen họ có kiến thức sâu rộng, uyên bác…
- Đương nhiên, tất cả những lời khen này phải phù hợp với tình hình thực tế, không nên khen quá lời, dễ gây ra sự phản cảm. Đối với những người có trình độ văn hóa không cao hoặc trong tình huống xã giao thông thường, lời khen nên súc tích, rõ ràng, đơn giản. Còn đối với những người có trình độ cao hoặc trong các tình huống trang trọng, lời khen phải có tính trọng tâm, trau chuốt.
- Cũng có thể nói, khi khen ai đó, phải hiểu rõ về đối tượng khen, sử dụng ngôn ngữ đúng mực, không nên khen quá lời để tránh gây mất cảm tình với đối phương. Lời khen đúng mực sẽ có thể khiến người đối diện cảm thấy thoải mái như khi tận hưởng mùi hương nước hoa dễ chịu.
(Trích “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ”, Trúc Nhã, NXB Văn học, 2018, tr 73-74)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Theo đoạn trích, lời khen giúp chúng ta có được những gì?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (2).
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm được đưa ra trong bài viết “Lời khen đúng mực sẽ có thể khiến người đối diện cảm thấy thoải mái như khi tận hưởng mùi hương nước hoa dễ chịu” không? Vì sao?
Câu 5: Theo anh/chị, điều gì sẽ xảy ra khi cuộc sống của chúng ta thiếu những lời khen đúng mực?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa của việc nói những lời hay ý đẹp trong cuộc sống.
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ), trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên và cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn trích sau:
[…]Mùa xuân lên vườn An Hiên, đầu óc tôi không còn muốn bận bịu gì, để buông mình giữa cuộc sống sôi động của cây cối. Sau Tết trở đi, mọi cây lớn trong thành phố nối tiếp nhau rụng lá, thì chính trong khu vườn này, tôi mới cảm nhận hết cái sức sống kỳ diệu của “Người Mẹ Tạo Vật”. Tù mặt đất ướt lạnh và quạnh hiu kia, mùa xuân chợt đánh thức dậy cả một thế giới lộng lẫy, rạo rực, như một khúc múa loại xiêm áo thường.
Vườn An Hiên trồng nhiều hoa, mỗi thứ một ít nhưng đủ loại, dân giã có các loại nhài, lý, thạch lựu, tường vi và các giống hồng bản địa, quý phái như các loại thổ lan và phong lan; và bên cạnh những khóm hồng hiện đại nhập giống tù các hãng vườn Gaujard và Meilland ở châu Âu, người ta còn có thể nhìn thấy một bụi hoa sim dại.
Tù cổng vào, lần nào tôi cũng dùng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó; hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của các nhà Nho cứ muốn tôn xưng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực thì ở ta, hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý; nó sống khắp các vườn dân, các sân đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thân khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn mầu gỉ đồng, trông dân giã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa tù chiến trường ra, lần đầu lên thăm đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Lĩnh(1).
Hoa đẹp mãn khai vào dịp Tết ở đây, không thể không nhắc tới hoa trà mi, trồng trong những chậu sành lớn. Trà mi đỏ tươi, màu đỏ rất sâu, cứ hút lấy cái nhìn của người xem. Hoa đỏ đã đẹp, hoa trắng càng đẹp lạ; có cái gì thật trong và tinh khôi trong màu trắng hoa trà, toàn đóa hoa như một phiến ngọc bạch. Chậu trà trắng này bà Lan Hữu mang tù Hà Nội về, là kỷ niệm riêng của bà trong những năm đi kháng chiến xa nhà; bà rất yêu quý, thường đưa vào nhà đặt ngay chỗ ngồi uống trà.
(Trích bút kí “Hoa trái quanh tôi”(1995) – Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Chú thích:
- Đền Hùng, núi Nghĩa Lĩnh: những địa danh ở tỉnh Phú Thọ
- Tóm lược nội dung tác phẩm: Ở Huế, bà Lan Hữu có một khu vườn rất đẹp gọi là An Hiên. Tác giả là người quen thân với bà Lan Hữu, thường xuyên tới khu vườn chơi và ghi lại những cảm nhận của mình về vẻ đẹp của khu vườn xuyên suốt bốn mùa trong năm. Đoạn trích trên là cảm nhận của tác giả về các loài hoa trong khu vườn An Nhiên vào mùa xuân.
|
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. – Học sinh trả lời không đúng đáp án không cho điểm. |
0,75 | |
2 | Theo đoạn trích, lời khen giúp chúng ta: có cuộc sống tốt hơn và có mối quan hệ đẹp hơn với mọi người.
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đúng đủ: 0,5 điểm. – Học sinh nêu được 1 ý: 0,25 điểm. – Học sinh nêu sai lệch hoàn toàn nội dung đoạn trích đề không tính điểm |
0,5 | |
3 | – Học sinh chỉ ra được 1 trong các biện pháp tu từ: Điệp ngữ/Điệp cấu trúc “Đối với…”; Liệt kê “khen khả năng sáng tạo, khen người đó có đầu óc linh hoạt, khen họ chí công vô tư…”
– Tác dụng: Khẳng định với mỗi đối tượng khác nhau chúng ta cần khéo léo lựa chọn lời khen phù hợp để đạt hiệu quả giao tiếp; tạo nhịp điệu cho đoạn văn bản, thu hút sự chú ý của người đọc;… Hướng dẫn chấm: – Học sinh chỉ ra được 1 biện pháp tu từ và nêu biểu hiện: 0,25 – Chỉ ra được 2 ý về tác dụng: 0,5 |
0,75 |
|
4 | – Học sinh bày tỏ được quan điểm: Đồng tình + trích ý kiến.
– Lí giải: + Giải thích: “Lời khen đúng mực” là những lời khen phù hợp với đối tượng được khen, không không giả tạo, phô trương cũng không hời hợt, chung chung; “tận hưởng mùi nước hoa dễ chịu” là trạng thái tinh thần thư thái, thoải mái khi được được công nhận. Cả ý kiến khẳng định giá trị của lời khen phù hợp. + Bàn luận: Cá nhân và cộng động + Phản đề – Liên hệ bản thân: điều chỉnh và cân nhắc khi đưa ra lời khen. Hướng dẫn chấm: – Học sinh bày tỏ được quan điểm phù hợp: 0,25 điểm – HS lỉ giải được từ 3 ý: 0,75 điểm; được 2 ý: 0,5 điểm; được 1 ý hoặc viết chung chung: 0,25 điểm. |
1.0 | |
5 | HS đưa ra những suy tưởng của bản thân và có phân tích cặn kẽ. Dưới đây là một số gợi ý:
– Cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt, thiếu ý chí, nghị lực – Các mối quan hệ đứt gãy, xã hội thiếu liên kết… Hướng dẫn chấm: – Học sinh đưa ra quan điểm phù hợp và có sự lý giải sâu sắc: 1.0 điểm. – Học sinh đưa ra quan điểm lý giải chưa sâu sắc: 0,75 điểm. – Học sinh đưa ra quan điểm và lý giải sơ sài: 0,5 điểm. |
1.0 | |
II | VIẾT | 6,0 | |
1 | Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc nói những lời hay ý đẹp trong cuộc sống. | 2,0 | |
a.Xá định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
ý nghĩa của việc nói những lời hay ý đẹp trong cuộc sống. |
0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: * Giải thích vấn đề: lời hay ý đẹp là gì? * Ý nghĩa của việc nói những lời hay ý đẹp trong cuộc sống – Đối với cá nhân: người nghe/người nói – Đối với cộng đồng – Phản đề – Mở rộng vấn đề * Bài học nhận thức và hành động Hướng dẫn chấm: – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). – Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). – Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
0,75 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. – Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. – Đáp ứng dược 1 yêu cầu: 0,25 điểm. |
0,5 | ||
2 | Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ), trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên và cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn trích thuộc tác phẩm “Hoa trái quanh tôi” – Hoàng Phủ Ngọc Tường. | 4,0 | |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Học sinh trình bày được cảm nhận về vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn trích | 0,5 | ||
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng. HS có thể triển khai theo nhiều hướng, nhưng cần làm bật được: | 2,5 | ||
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm | 0, 25 | ||
* Cảm nhận đoạn trích:
– Vẻ đẹp của các loài hoa trong khu vườn An Hiên vào mùa xuân + Sự đa dạng, phong phú nhiều chủng loại hoa trong khu vườn + Vẻ đẹp độc đáo của hoa hải đường + Vẻ đẹp riêng biệt của hoa trà mi – Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn trích: yêu thích, say mê, trân trọng thưởng thức… |
1,25
0,5 |
||
Đánh giá: nội dung và nghệ thuật | 0,25 | ||
* Kết bài: khẳng định giá trị tác phẩm, nêu suy nghĩ của bản thân | 0,25 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. – Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. – Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. |
0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |