Đề HSG 12 Khi nhà văn tự hỏi chính mình,Suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái thương và cái hiểu

Đề thi khối 12

ĐỀ VÀ HDC HỌC SINH GIỎI LỚP 12

Câu 1. Nghị luận xã hội (8,0 điểm)

Cái thương đích thực được làm bằng cái hiểu. Không có hiểu thì không có thương. Cha không hiểu con thì cha càng thương con càng khổ. Vợ không hiểu chồng thì vợ càng thương chồng càng khổ. Sống thế nào để mỗi ngày mình càng hiểu người và cho người kia hiểu mình hơn. Nếu cái hiểu không lớn lên, cái thương sẽ giậm chân tại chỗ. 5

Suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa cái thương và cái hiểu.

Câu 2. Nghị luận văn học (12,0 điểm)

 Nhà văn cần gì ở bạn đọc?

Có vấn đề tế nhị nào đó nên không mấy người thích trả lời câu hỏi này. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng chỉ nói một câu: “Tôi tìm người tri kỷ trong người đọc.”

Nhà văn Nguyễn Quang Lập thì lắc đầu, rằng không nên, không thể, “tự anh phải nỗ lực hết mình để thỏa mãn nhu cầu bạn đọc, chứ không phải ngược lại, yêu cầu bạn đọc phải thỏa mãn các sáng tác của anh.”

(Khi nhà văn tự hỏi chính mình, Thúy Nga, Báo Tuổi trẻ, số ra 16/04/2005)

Suy nghĩ của anh/chị về các ý kiến trên? Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, hãy trình bày quan điểm cá nhân của anh/chị.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

HUỚNG DẪN CHUNG

  1. Giám kháo chấm đúng như Huóng dẫn chấm.
  2. Nếu thí sinh có cách trả lời khác đáp án nhưng đúng thì giám khảo vẫn chấm điểm tương đương với biểu điểm của hướng dẫn chấm thi.
  3. Giám khảo không quy tròn điêrm thành phần cúa từng câu, điểm của bài thi.
  4. Khuyến khích thí sinh:

– Làm bài có cảm xúc, cá tính; trình bày vấn đề 1 cách hệ thống, lâp luân chặt chẻ, lí lẻ sắc sảo, dẫn chứng đa dạng, tiêu biêu; có thể định dạng văn bản theo những kiểu khác nhau (trừ thơ) miễn là bám sát yêu câu của đề và có sức thuyết phục.

– Có cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng, có những tìm tòi, sáng tao riêng (ví dụ: biết vận dụng những quan sát, suy nghĩ và trải nghiệm riêng vê cuộc sống hay văn chương để bàn luân vấn đề; biết kết hợp linh hoạt các thao tác nghị luận để làm nổi bật luận điểm của bài viết,…).

  1. Giám khảo căn cứ vào tình hình và chất lượng thực tế của mỗi bài làm để chấm điểm thích hợp.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

CÂU Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
1 1 Hình thức, kỹ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội.  
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn  
2 Nội dung 7,0
2.1 Giải thích  
  –  Cái thương: tình yêu thương, sự đối đãi bằng tình thương giữa người với người, hay rộng hơn là giữa con người với thế giới xung quanh.

–  Cái hiểu: sự thấu hiểu đối tượng của sự thương. Cái hiểu không chỉ là một trạng thái nắm bắt, nhận biết về đối tượng mà hơn cả là hành động “cố tìm mà hiểu” của mỗi con người.

 
Rút ra vấn đề nghị luận: Cái thương phải được xây dựng trên nền tảng của cái hiểu. Chúng ta không thể yêu thương trọn vẹn nếu không thấu hiểu đủ đầy. Sự gắn bó của sự thương và sự hiểu là mối quan hệ cộng sinh và không thể tách rời.  
2.2 Bàn luận  
2.2.1 Vì sao cái thương đích thực được làm bằng cái hiểu?  
  –   Cái thương đích thực chính là một tình thương bền vững. Cái thương không tự nhiên mà đến. Cái thương phải đến từ sự tìm hiểu, thấu hiểu thì mới có thể vững bền.

–   Nếu cái thương không được cấu thành từ việc hiểu thì cái thương có thể lệch đi ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của nó. Không bắt đầu từ sự hiểu, mọi yêu thương chúng ta trao đổi đều có thể trở nên  không cần thiết với người nhận.

–   Nếu thương không điều kiện, không tìm hiểu có thể khiến cái thương bị lợi dụng. Khi đó, chúng ta thương những người, những sự việc không đáng được thương. Ý nghĩa của việc thương cũng trở nên sai lệch. Từ góc nhìn này, lòng thương là có giới hạn.

 
2.2.2 Con người có thể làm gì trước nhận thức về mối quan hệ giữa cái thương và cái hiểu?  
  –   Khi trao đi tình thương, con người cần thực hiện thao tác tìm hiểu. Không chỉ tìm hiểu đơn thuần về đối tượng của tình thương mà còn là nhu cầu và mong muốn của đối tượng đó. Từ việc đặt ra một nền tảng vững chắc từ cái hiểu, cái thương mới có thể bén rễ và phát triển đến tận cùng.

–   Dung hòa cái thương và cái hiểu. Bởi, rộng ra, cái thương và cái hiểu còn là mối quan hệ giữa trái tim và khối óc, tình cảm và lí trí.

 
2.2.3 Ý nghĩa của việc lấy cái hiểu làm nền tảng cho cái thương?  
  –  Điều tiết tình thương của mình để không rơi vào cực đoan hoặc bị lợi dụng cho những mục đích ngoài tình thương.

–  Cả người trao đi tình thương và người nhận tình thương đều hiểu được mục đích của sự thương từ đó khiến tình thương không giậm chân tại chỗ mà lan tỏa đến khắp nơi.

–  Từ đó ta cũng nhận thức được rằng, thương không chỉ là bản năng của mỗi chúng ta. Từ bản năng đó, thương biến thành một quá trình, một sự học. Chúng ta học cách thương thông qua sự hiểu.

–  Mối quan hệ nền tảng này giữa cái thương và cái hiểu cũng đúng khi áp dụng với bản thân mỗi người. Để tránh việc nuông chiều, yêu bản thân bằng những phương cách tiêu cực, gây hại thì con người cần thật sự dành thời gian để tìm mà hiểu chính mình. Từ việc hiểu được bản thân, con người nâng cao khả năng tự nhận thức của mình và yêu thương mình một cách lành mạnh và trọn vẹn.

 
2.3 Liên hệ, mở rộng  
  –  Đặt cái hiểu làm nền tảng không đồng nghĩa với việc so đo, xét nét khi yêu thương một ai đó. Đề cao cái hiểu chính là để cái thương được đặt đúng chỗ, đúng người, đúng cân nhắc với sự lan tỏa bền vững chứ không cổ xúy toan tính chi li từng cái thương.

–  Đôi khi, có những cái thương đến từ bản năng của chúng ta. Lúc đó vì bản chất của cái thương ta dễ đồng cảm, xót xa cho cả chính những người khác với chúng ta.

–  Để có thể hiểu và thương được người khác, chính chúng ta phải tự tìm hiểu và thương lấy chính mình. Khi biết yêu thương bản thân một cách đúng đắn, ta mới có cơ sở để tập thương lấy người khác.

 
Tổng điểm câu 1 8,0
2 1 Hình thức, kỹ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận văn học.  
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn  
2 Nội dung 11,0
2.1 Giải thích  
     Về câu hỏi “nhà văn cần gì ở bạn đọc”, trong bài phỏng vấn “Khi nhà văn tự hỏi chính mình” – trích Báo tuổi trẻ, số ra 16/04/2005, một số nhà văn đã thể hiện quan điểm của mình:

– Đối với Nguyễn Quang Sáng, ông cho rằng, nhà văn đi “tìm người tri kỷ trong người đọc”. “Người tri kỷ”: là vấn đề về sự tri âm trong sáng tạo và tiếp nhận. Độc giả là người tri kỷ, là người thấu hiểu, đồng cảm với những điều nhà văn thổ lộ, ký thác. Ở khía cạnh này, Nguyễn Quang Sáng mong cầu về tấm lòng và sự tri nhận của bạn đọc.

– Nguyễn Quang Lập thì ngược lại. Tác giả này cho  rằng nhà văn “phải nỗ lực hết mình để thỏa mãn nhu cầu bạn đọc”, phục vụ cho bạn đọc, không nên đòi hỏi bạn đọc phải thỏa mãn nhu cầu của anh. Ở khía cạnh này, Nguyễn Quang Lập đề cao trách nhiệm và sứ mệnh phục vụ của nhà văn.

 
  Ý nghĩa khái quát: Hai quan điểm trên thể hiện hai khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề; khẳng định mối tương quan về nhu cầu, sự mong muốn giữa người viết và độc giả của mình.  
2.2 Bàn luận  
2.2.1 “Tôi tìm người tri kỷ trong người đọc” (Nguyễn Quang Sáng)  
  – Sáng tác là ký thác. Người cầm bút khi sáng tạo, dù ở thời đại nào, dù nói “đạo”, nói “chí” hay nói “tình” thì cũng mong muốn được giãi bày, thổ lộ những tâm tư, suy cảm thầm kín.

– Điều đặc biệt, cuộc đi “tìm người tri kỷ” của nhà văn thể hiện ở cả hai thời điểm khác nhau trong quá trình viết:

+ Khi “ngồi trước tờ giấy trắng”, nhà văn đã nhìn thấy “cái bóng của độc giả đang cúi xuống sau lưng” mình. “Nó có mặt ngay cả khi nhà văn không muốn thừa nhận sự có mặt đó. Chính độc giả đã ghi lên trên tờ giấy trắng cái dấu hiệu không thể tấy xóa được của mình” (I. Lalich). Trong ý thức sáng tạo, nhà văn đã tìm kiếm và hướng về độc giả lý tưởng của mình.

+ Trong và sau khi tác phẩm hoàn thành, nhà văn cũng tiếp tục thể hiện khao khát tìm tri kỷ, mong muốn những độc giả thực tế tham gia vào sự đọc, để biến “những vệt đen trên giấy trắng” (chữ dùng của Jean-Paul Sartre) thành những con chữ có linh hồn, sức sống. Lúc đó, may ra những điều anh ký thác sẽ được tri nhận.

–   Ở góc độ tiếp nhận, mỗi người đọc đều có cho mình một “chân trời chờ đợi” (H. Jauss) riêng. Thế nên, “người tri kỷ” trong người đọc mà Nguyễn Quang Sáng nhắc đến chính là tầm đón đợi, kinh nghiệm thẩm mỹ – những nhân tố có tiềm năng giúp độc giả hiểu tác phẩm của anh ta. Về điều này, có thể nói kỳ vọng vào “người tri kỷ” trong người đọc cũng chính là sự kỳ vọng về tầm đón đợi của độc giả.

–   Để tìm được người tri kỷ trong người đọc, nhà văn có thể làm nhiều cách khác nhau. Từ việc tạo ra những cơ hội trên trang viết (khoảng trắng, khoảng trống) để người đọc tham gia lấp đầy, đồng sáng tạo đến việc lắng nghe cả những lời đối thoại, bàn bạc về tác phẩm sau khi nó ra đời.

 
2.2.2 “Tự anh phải nỗ lực hết mình để thỏa mãn nhu cầu bạn đọc, chứ không phải yêu cầu bạn đọc phải thỏa mãn các sáng tác của anh” (Nguyễn Quang Lập)  
  –   Như một sự đối thoại lại với quan niệm trên của Nguyễn Quang Sáng, ở đây, nhà văn Nguyễn Quang Lập đề cao trách nhiệm của nhà văn trong việc “thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc”. Trong sứ mệnh của một người viết, nhà văn có thể được xem là người “cho đi”, và độc giả được xem là người “nhận lại”. Nhà văn cần nắm bắt nhu cầu của độc giả; lắng nghe tinh thần của thời đại; cất tiếng thay cho những tiếng nói của độc giả. Cốt làm sao, anh trở thành một người “phục vụ” xứng đáng được tôn trọng, dẫu chịu nhiều thiệt thòi.

–    Ngược lại, nếu nhà văn yêu cầu bạn đọc phải thỏa mãn các sáng tác của anh, chẳng khác nào nhà văn là một kẻ ra lệnh, và việc tiếp nhận của độc giả bị biến thành một hoạt động gượng ép. Xét cho cùng, nhà văn cũng không thể nào ra lệnh hay cưỡng ép độc giả.

 
2.2.3 Mối quan hệ giữa hai ý kiến:  
  –   Cả hai ý kiến trên đều có cái lý riêng của nó. Đặt cả hai quan điểm cạnh nhau, người ta đúc kết được ý niệm về mối tương quan giữa nhà văn – độc giả gắn liền với những nhu cầu chính đáng hay trách nhiệm. Việc nhà văn đi tìm “người tri kỷ” trong người đọc, đó là một nhu cầu chính đáng. Và việc nhà văn nỗ lực làm thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc, đó là trách nhiệm. Chung quy lại, nhà văn đồng thời phải là người đi tìm “người tri kỷ” trong người đọc, và cố gắng đáp ứng các nhu cầu của bạn đọc.

–   Song, trong quá trình nhà văn đi tìm “người tri kỷ” hay nỗ lực thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc sẽ không thể tránh khỏi sự bất đồng:

+ Tìm “người tri kỷ” trong người đọc, nghĩa là nhà văn mong muốn độc giả thỏa mãn tác phẩm của anh ta. Song, không phải lúc nào mong muốn của nhà văn cũng đồng nhất/thống nhất với nhu cầu của người đọc. Ở khía cạnh này, khoảng cách thẩm mỹ giữa nhà văn và người đọc có thể đụng độ nhau, gây ra những xung đột, mâu thuẫn; khiến độc giả không thể thực sự trở thành tri kỷ của nhà văn, và cuộc đi tìm “người tri kỷ” của nhà văn bất thành.

+ Thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc, nhưng không phải lúc nào nhà văn cũng đáp ứng đủ mong muốn của họ. Lắm khi, nhà văn đành phải chối từ những mong muốn của bạn đọc, né tránh những thị hiếu tầm thường, gạt bỏ những nhu cầu tạm bợ của độc giả.

 
2.3 Mở rộng  
  –  Không phải lúc nào “người tri kỷ” của anh cũng là duy nhất và vĩnh cửu. Không phải lúc nào nhu cầu của bạn đọc cũng bất động. Đời sống văn học luôn vận động, thay đổi. Thế nên, việc các nhu cầu, mong muốn – dù là của nhà văn hay độc giả thay đổi là chuyện lẽ thường. Vì vậy, ở góc độ này, câu hỏi “nhà văn cần gì ở bạn đọc?” có thể xem là một câu hỏi mở. Câu trả lời phụ thuộc vào từng người khác nhau, từng thời đại khác nhau, từng nhu cầu – thị hiếu khác nhau.

–  Độc giả của nhà văn, không chỉ là độc giả đơn thuần, mà còn có thể là những nhà văn khác. Ngay chính bản thân anh cũng có thể là một độc giả của các bậc tiền nhân đi trước hay những bạn văn đương thời. Vì vậy, bản thân nhà văn ắt hẳn sẽ hiểu rõ về việc tri kỷ, về nhu cầu và mong muốn của mình.

 
Tổng điểm câu 2 12,0
Tổng điểm toàn bài (1+2) 20,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *