Đề HSG Nhà văn và sáng tạo nghệ thuật,Giá trị của những khoảnh khắc hiện tại.

Đề thi khối 12

 ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI

Câu 1 (8 điểm) – Nghị luận xã hội

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: “Khoảnh khắc của hiện tại là lúc duy nhất ta có thể kiểm soát”. Anh/Chị hãy viết bài văn với chủ đề: Giá trị của những khoảnh khắc  hiện tại.

Câu 2 (12 điểm – Nghị luận văn học

Nhà lí luận phê bình Lê Ngọc Trà từng cho rằng:

  “Ngh sĩ đích thực ở một phương diện nào đó chính là một kiểu Jesus v tinh thần. Anh ta phải đau nỗi đau của xã hội, của đời người đ t đó cất tiếng nói diễn đạt nỗi đau chung của nhân loại…”

(Lê Ngọc Trà, Nhà văn và sáng tạo ngh thuật, NXB Trẻ, 2018, tr.235)

Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận về vấn đề được đặt ra trong ý kiến trên.

Hướng dẫn chấm chi tiết 

CÂU Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
1 1 Hình thức, kỹ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu của bài làm văn Nghị luận xã hội
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn
2 Nội dung 7,0
2.1 Giải thích
Khoảnh khắc: Khoảng thời gian hết sức ngắn

– Hiện tại: Thời gian đang diễn ra, đối lập với quá khứ và tương lai

Ý nghĩa khái quát:  -> Khoảnh khắc của hiện tại là khoảng thời gian đang diễn ra, rất ngắn nhưng có giá trị vô cùng quan trong, con người cần quý trọng từng phút giây hiện tại.

 

2.2 Bàn luận
  – Thời gian là sự tiếp nối của vô vàn khoảnh khắc và khoảnh khắc của hiện tại là khoảng thời gian giàu ý nghĩa, quý giá bởi:

+ Nó sẽ trôi đi rất nhanh, không bao giờ quay lại.

+ Hiện tại là thời điểm để tiếp nối, hiện thực hóa ước mơ của quá khứ và chuẩn bị cho tương lai (vật chất, tinh thần,…)

+ Quá khứ đã qua, tương lai chưa tới. Hiện tại hôm nay sẽ trở thành quá khứ của ngày mai, vì thế những suy nghĩ, hành động, sáng tạo,…trong hiện tại sẽ quyết định chỗ đứng của mỗi người.

+ Nếu không có những khoảnh khắc của hiện tại thì sẽ không có tương lai…

+ Mỗi khoảnh khắc dù vui hay buồn đều góp phần tạo nên bức tranh cuộc sống đa sắc màu của mỗi người.

+ Từng khoảnh khắc sống có nghĩa sẽ tạo nên một cuộc đời ý nghĩa (và ngược lại)

+ Có những khoảnh khắc trôi qua vô nghĩa nhưng cũng có những khoảnh khắc làm nên những giá trị, định vị được một con người, quyết định một cuộc đời, thậm chí là số phận nhân loại.

 

    – Trân trọng hiện tại, sống hết mình cho mỗi phút giây trong hiện tại là điều quan trọng nhất để cuộc sống có ý nghĩa, tìm được hạnh phúc đích thực. Và như vậy chúng ta sẽ không bao giờ hối tiếc, không bao giờ phải dằn vặt, day dứt vì những điều đã qua.

 

  2.3 Liên hệ, mở rộng
    + Nếu không biết trân trọng hiện tại thì cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa, tương lai mờ mịt,…

+ Sống cho hiện tại nhưng cũng không được quên quá khứ, phủ nhận những giá trị bền vững bởi với quá khứ người ta xây dựng tương lai, lãng quên quá khứ ta sẽ trở thành kẻ lạc loài, vô ơn, khó có thể trưởng thành; đồng thời chúng ta cũng cần tích cực hành động để xây dựng tương lai vì tương lai ngày mai sẽ là hiện tại hôm nay…

+ Phê phán những người thờ ơ với quá khứ, ảo tưởng về tương lai và vô trách nhiệm với hiện tại.

 

  2.4 * Bài học nhận thức và hành động:

– Cần biết trân trọng cuộc sống hiện tại; sống hết mình, sống chất lượng, ý nghĩa trong từng phút giây cuộc đời.

– Cần phải sống bằng mọi khả năng, phát huy tiềm năng, biết thử sức trong mọi hoạt động, có khát vọng đóng góp, chia sẻ với mọi người.

    Tổng điểm câu 1 8,0
2 1 Hình thức, kĩ năng 1,0
    Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận văn học  
    Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn  
  2 Nội dung 11,0
  2.1 Giải thích  
    — “Nghệ sĩ đích thực: là nghệ sĩ có tài năng xuất sắc, có phong cách và có khả năng sáng tạo những tác phẩm có giá trị.

– “ một kiểu Jesus về tinh thần”:  giống như Đức Chúa Giê su-người truyền đạo, bị đóng đinh trên cây thánh giá, người mang chịu nhiều nỗi đau và cái chết để cứu rỗi con người khỏi tội lỗi và sự chết.

 
    Ý nghĩa khái quát: Câu nói là sự khẳng định vai trò, sứ mệnh của người nghệ sĩ: người nghệ sĩ có tài năng nhất định phải là một nhà nhân đạo, giàu xúc cảm đối với những đau khổ của kiếp người để từ đó phải phản ánh được vấn đề nhức nhối của cuộc đời.  
  2.2 Bàn luận  
  2.2.1 Nghệ sĩ  phải đau nỗi đau của xã hội, của đời người  
    – những đặc điểm của người nghệ sỹ: khả năng quan sát tinh tế, trái tim nhạy cảm, suy nghĩ sâu sắc, nghệ sĩ dễ xúc động, động cảm với/trước những nỗi đau khổ của con người trong cuộc đời.

– Nỗi đau đời là một trong những nét đặc trưng cơ bản nhất của tâm hồn nghệ sĩ. Người ta vẫn coi nhà thơ như kẻ thương vay khóc mướn.

-Người nghệ sĩ phải đưa tâm hồn ra hứng chịu nỗi đau của cuộc đời, phải nếm trải cả nỗi đắng cay mỗi lần thất bại, anh ta có những giọt nước mắt mà người thường không thấy có những vết thương mà người thường không phải chịu

Những tác phẩm văn chương có giá trị đều thể hiện những hiện thực cuộc đời với những đau đớn, trăn trở của tác giả

 
  2.2.2 Từ những cảm nhận của cá nhân về nỗi đau, người nghệ sĩ cất tiếng nói diễn đạt nỗi đau chung của nhân loại  
    Khổ đau và khó nhọc chiếm một nửa kiếp người. Nỗi đau vì vậy dễ trở thành ngôn ngữ chung của nhân loại.

– Qua việc giãi bày những tâm tư, những thăng trầm của một số phận, nhà văn cất lên tiếng nói chung, tạo ra tiếng vọng kêu gọi những tấm lòng đồng cảm, để người đọc ở các thời đại có thể khác nhau vẫn thấy mình trong những tác phẩm nghệ thuật.

 
  2.3 Mở rộng  
    – Một tác phẩm văn chương sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút.

–  Cảm xúc trong văn học không phải là cảm xúc vu vơ, hời hợt, nó phải được soi chiếu dưới lý tưởng của thời đại.  Loại hình nghệ thuật này đòi hỏi ở người nghệ sĩ cả khả năng và tâm hồn, cả sự thông minh và lòng trắc ẩn, cả cảm  xúc và sự chiêm nghiệm vượt lên trên thời gian, lịch sử => Tâm và Tầm của người nghệ sỹ.

– Nhà phê bình Lê Ngọc Trà  đã nêu lên chân lí trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng;  Ý kiến góp phần định hướng cho người đọc khám phá và lĩnh hội giá trị nhân đạo- nỗi đau cuộc đời của nhà văn trong  quá trình tiếp nhận văn học.

 
    Tổng điểm câu 2 12
    Tổng điểm  toàn bài  (1+2) 20

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *