Đề HSG Thơ được tạo ra từ cơn động kinh của tâm hồn, NLXH sống chậm

Đề thi khối 12
ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI

 Câu 1 (8 điểm) – Nghị luận xã hội

Phải chăng giữa nhịp đời nhanh, ta cần sống chậm ?

Từ góc nhìn tuổi trẻ, anh/chị hãy viết bài văn trả lời câu hỏi trên

Câu 2 (12 điểm – Nghị luận văn học

Có ý kiến cho rằng:

Thơ được tạo ra từ cơn động kinh của tâm hồn. Đó là cú đại địa chấn được dồn ứ từ những biến cố, những kỷ niệm, có khi là từ một nỗi nhớ quặn lòng. (Puskin)

Bằng trải nghiệm về văn học, anh/chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN CHUNG:

  1. Giám khảo chấm đúng như hướng dẫn chấm
  2. Nếu thí sinh có cách trả lời khác đáp án nhưng đúng thì giám khảo chấm tương đương với biểu điểm của hướng dẫn chấm
  3. Giám khảo không quy tròn điểm từng câu, toàn bài
  4. Khuyến khích thí sinh :

– Làm bài có cảm xúc, cá tính, trình bày vấn đề có hệ thống, luận điểm chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng đa dạng, tiêu biểu, bám sát  yêu cầu thuyết phục…

– Có cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng, có tìm tòi sáng tạo riêng

– Giám khảo căn cứ tình hình thực tế có cách chấm điểm thích hợp

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

CÂU Ý                    YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
   

 

1

 

Hình thức kĩ năng: 1.0
– Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội được rút ra từ câu nói, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.  
– Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

– Học sinh có thể trình bày bài viết dưới nhiều hình thức khác nhau

 
2 Nội dung 7.0
2.1 Giải thích

– Nhịp đời nhanh: nhịp sống gấp gáp, tốc độ phát triển mau lẹ, nhanh chóng.

– Sống chậm: sống chậm rãi, thư thả.

à Bằng hình thức câu hỏi mang tính chất đối thoại, gợi mở, ý kiến là lời khuyên con  người cần lựa chọn cách sống chậm rãi, không vội vàng trước nhịp đời hối hả, khẩn trương.

2.0
2.2 Bàn luận :Trong nhịp biến chuyển không ngừng nghỉ của cuộc sống, con người rất cần chậm lại, vì: 3.0
  2.2.1 Sống chậm là sự cần thiết trong xã hội hiện đại  
 Bối cảnh toàn cầu hoá cùng sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật cuốn con người vào guồng quay vội vã. Mỗi người đều phải nỗ lực không ngừng để đáp ứng yêu cầu ngày cao của xã hội. Giấc mơ chinh phục đỉnh cao, cơn lốc của lợi danh dễ khiến con người mệt mỏi, rối bời. Để cân bằng, sống chậm thật sự quan trọng.  
2.2.2 Ý nghĩa của việc sống chậm  
Lựa chọn sống chậm giữa nhịp đời lăn náo nức, ta sẽ thấy cuộc sống trở nên bình an, ý nghĩa hơn. Ý nghĩa bởi ta có thời gian dành cho những người thân yêu. Ý nghĩa bởi ta có những phút giây mở lòng kết nối với thế giới xung quanh. Hơn thế, ta biết trân trọng từng khoảnh khắc tĩnh tâm, nâng niu từng cảm xúc của bản thân. Bởi thế, đời sống tinh thần nhẹ nhõm, vui vẻ.  
2.2.3 Sống chậm để bản thân trở thành phiên bản tốt hơn  
Nhờ sống chậm, ta dành thời gian suy nghĩ cặn kẽ, thấu đáo về cuộc sống, về con người và bản thân. Cuộc sống vừa có những khó khăn, gian khổ vừa có điều thú vị, gọi mời, có việc đắc ý lại có sự bất toàn. Bản thân mỗi người có ưu có khuyết, có vui có buồn, có thành có bại. Nhận thức được quy luật tất yếu đó, ta có thêm động lực, sức mạnh tinh thần vượt qua gian nan, thử thách, trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.  
2.2.4 Sống chậm để vươn đến thành công, hạnh phúc  
Khi sống chậm lại, lí trí tỉnh táo, thông suốt dẫn đường, mỗi người đều có khả năng khám phá, khẳng định bản thân vươn tới thành công, hạnh phúc.  
  2.3 Liên hệ, mở rộng

– Ngược lại, nếu mải miết, chảy trôi theo nhịp sống hối hả không ngừng nghỉ, ta khó tránh được sự mệt mỏi, suy nhược thể chất. Những áp lực kéo dài còn gây nên những sang chấn, tổn thương tâm lí nghiêm trọng khiến con người dễ chối bỏ bản thân.

– Sống chậm không có nghĩa là trì hoãn, thụ động, lười nhác cũng không phải là hờ hững, buông xuôi cho qua ngày đoạn tháng. Đó là cách sống tích cực với những phút giây nghỉ ngơi, lắng lại đầy thư thái mang đến cho con người nguồn năng lượng dồi dào, tiếp tục góp phần cống hiến cho sự phát triển chung của cộng đồng.

– Mỗi người cần linh hoạt lựa chọn, điều chỉnh lối sống cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân,…

 

2.0
                                                                     Tổng điểm câu 1 8.0
2 1 Hình thức, kĩ năng: 1.0
Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, cụ thể là nghị luận về một vấn đề bàn về văn học. Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận, kiến thức lí luận và cảm thụ tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề..  
 Bố cục chặt chẽ, khoa học, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả và ngữ pháp.  
2 Nội dung 11.0
2.1 Giải thích ý kiến

Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu.

Những biến cố, những kỷ niệm, một nỗi nhớ là những tình cảm, cảm xúc là điểm khởi đầu để sáng tạo nên thơ ca.

Cơn động kinh của tâm hồn, cú đại địa chấn, quặn lòng nghĩa là tình cảm trong thơ phải là những rung động mãnh liệt của con người trước cuộc sống.

=> Ý kiến của nhà phê bình Viên Mai bàn về đặc trưng của thơ: Tình cảm, cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ chính là cội nguồn cảm hứng sản sinh và nuôi dưỡng tác phẩm thơ ca.

 
2.2 Bàn luận về ý kiến  
2.2.1 Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.  
Nhà văn không bao giờ phản ánh hiện thực một cách vô hồn, không bao giờ chỉ chụp ảnh đời sống như nó vốn có. Hiện thực trong tác phẩm bao giờ cũng là hiện thực gắn với tâm tư tình cảm, thể hiện sự nghiền ngẫm hiện thực, lí giải hiện thực…của mỗi nhà văn.  
2.2.2 Tình cảm là yếu tố quan trọng nhất trong thơ, là sinh mệnh của thơ.  
Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim (Đuy Be-lay). Nếu không có cảm xúc, sự rung động thì người nghệ sĩ không thể sáng tạo nên những vần thơ hay, ngôn từ sẽ chỉ là những xác chữ vô hồn nằm thẳng đơ trên trang giấy. Tuy nhiên, tình cảm trong thơ không phải là thứ tình cảm hời hợt, nông cạn mà phải là những rung động mãnh liệt ở bên trong, sự giày vò chấn động trong tâm hồn. Tình cảm mãnh liệt là điều kiện hàng đầu của thơ.  
2.2.3 Tình cảm của thi nhân  
Tình cảm mãnh liệt đó không tự nhiên nảy sinh. Thơ ca chính là cuộc hôn phối giữa con người và vũ trụ. Trái tim nhà thơ va đập với những vang ngân của cuộc đời, rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của thiên nhiên hay con người, đau đớn day dứt hay mừng vui hân hoan trước muôn kiếp nhân sinh…Chính những rung động tận độ, mãnh liệt đó thôi thúc nhà thơ cầm bút và dòng thơ tuôn chảy dạt dào. Nếu trái tim không thật sự rung động, thi sĩ không thể thăng hoa cảm xúc để cho ra đời tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn và ý nghĩa. “Thơ chỉ bật ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy” (Tố Hữu).  
2.2.4 Giá trị của tình cảm trong thơ  
Người đọc tìm đến thơ ca với mong muốn được sẻ chia, thấu hiểu hơn về chiều sâu tâm hồn con người và về chính mình…Nếu nhà thơ không rung động; nếu những tình cảm, cảm xúc đó không đủ mãnh liệt, sâu sắc thì làm sao bài thơ chạm tới được trái tim bạn đọc để đáp ứng mong mỏi ấy. Và chỉ khi nào bài thơ bộc lộ nguồn cảm xúc sung mãn thì khi đó điệu hồn của thi nhân mới kiếm tìm được những tâm hồn đồng điệu để thơ ca có sức sống lâu bền.  
3 Đánh giá, mở rộng

– Ý kiến của nhà thơ Puskin hoàn toàn đúng đắn, khẳng định về vai trò của tình cảm mãnh liệt với sự ra đời của thơ ca.

– Tuy nhiên, có tình cảm mãnh liệt thôi chưa đủ, nhà thơ phải chuyển tải những tình cảm, cảm xúc đó bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, giàu giá trị thẩm mỹ…

– Từ đó đặt ra bài học đối với người sáng tác:

+ Nhà thơ cần đắm mình trong cuộc đời, để trái tim va đập với những vang ngân của đời, lắng nghe tiếng nói trái tim mình để để thổn thức cất lên một bản nhạc da diết nhất, chân thành nhất.

+ Để thơ ca ra đời, có tình cảm cảm xúc mãnh liệt thôi là chưa đủ. Nhà thơ còn cần có tài năng trong việc sử dụng các phương thức, phương tiện nghệ thuật để giãi bày những tâm tư sâu kín trong lòng mình.

– Ý kiến cũng là định hướng cho người đọc khi tìm hiểu, tiếp cận tác phẩm thơ: Người đọc cũng cần có sự rung động mãnh liệt để thấu hiểu được những cung bậc cảm xúc sâu sắc của nhà thơ; từ đó đồng điệu, sẻ chia, hiểu người hiểu mình hơn; góp phần tạo nên sức sống cho tác phẩm.

 
                                           Tổng điểm câu 2 12.0
                                                   Tổng toàn bài (1+2) 20.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *