Đề thi học sinh giỏi tỉnh Ngữ văn 11 : Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn

Đề thi khối 11

 

SỞ GD&ĐT  THANH HÓA

TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC

 

MA TRẬN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH

Năm học 2017-2018

                     Môn thi:   NGỮ VĂN

                     Lớp: 11-THPT

 Thời gian: 180 phút, không kể phát đề

Mục tiêu đề kiểm tra

Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học  đến lớp 11 để  viết bài văn nghị luận sắc sảo và có tính thuyết phục cao.

Cụ thể: Nhận biết , thông hiểu, vận dụng các đơn vị kiến thức:

–  Kiến thức về văn bản:  cách thức trình bày văn bản.

–  Kiến thức về văn học: Về một phương diện nghệ thuật quan trọng trong tác phẩm tự sự, về những tác phẩm tự sự đã học.

– Kĩ năng làm văn nghị luận văn học và  kĩ năng phân tích một vấn đề xã hội.Hình thức: Tự luận

III. Thiết lập ma trận

                                        

                Mức độ      

 

 

        Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

 

Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Chủ đề 1:Nghị luận xã hội( về một tư tưởng đạo lí) Nhận biết được vấn đề đặt ra ở đề bài – Hiểu đúng vấn đề cần bàn luận.

-Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận.

-Biết lựa chọn và sắp xếp các luận điểm.

-Huy động kiến thức về đời sống xã hội, vận dụng kĩ  năng nghị luận về một tư tưởng đạo lí.để làm rõ vấn đề.

-Bày tỏ quan điểm các nhân và rút ra bài học cho bản thân

Tích hợp kiến thức, kĩ năng đã học để làm một bài văn nghị luận hấp dẫn, có sức thuyết phục cao, có so sánh, mở rộng vấn đề, sáng tạo trong lối viết, cách viết.  
1 câu: 8 điểm = 40% 0,5 điểm

= 5%

1.5 điểm

= 20%

4.0 điểm.

= 50%

2.0 điểm

= 25%

8,0 điểm.

= 40%

Chủ đề 2: Nghị luận văn học ( về ý kiến bàn về văn học) Nhận biết vấn đề cần nghị luận:  về một ý kiến bàn về một phương diện nghệ thuật quan trọng của tác phẩm tự sự: chi tiết nghệ thuật.

– Xác định phạm vi dẫn chứng: các tác phẩm tự sự đã đọc, đã học.

– Xác định các thao tác lập luận.

– Giải thích ý kiến cần nghị luận. Tích hợp kiến thức, kĩ năng đã học để phân tích, chứng minh vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự đối với vị trí, tầm vóc của nhà văn trên văn đàn. Tích hợp kiến thức, kĩ năng đã học để làm một bài văn nghị luận hấp dẫn và có sức thuyết phục cao.,có so sánh,bình luận, mở rộng vấn đề, sáng tạo trong lối viết, cách viết.

 

 
1 câu: 12 điểm

= 80%

0.5 điểm 2.0 điểm 4 điểm.

= 30%

5.5 điểm.

= 20%

 12 điểm.

= 80%

Tổng 1.0 điểm = 5%

 

3.5 điểm  =

20%

 

8.0 điểm  =

40%

 

7,5 điểm =

35%

 

20 điểm =100%

 

SỞ GD&ĐT  THANH HÓA

TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC

 

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH

Năm học 2017-2018

                     Môn thi:   NGỮ VĂN

                     Lớp: 11-THPT

 Thời gian: 180 phút, không kể phát đề

 

Câu 1 ( 8,0 điểm ):

                                  Tình yêu dắt đời người trong sóng gió

                                  Đau thương lặng gieo hạt giống nhân từ

                                                (Trích “Dòng sông vẫn rì rào” – Nguyễn Đình Thi)

Bài học cuộc sống mà anh/ chị tâm đắc nhất từ hai câu thơ trên?

 

Câu 2 ( 12,0 điểm ):

Bàn về tác phẩm văn chương, có ý kiến cho rằng: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.

Bằng những hiểu biết và trải nghiệm văn học của bản thân, anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.

 

——————-Hết——————-

 

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

SỞ GD&ĐT  THANH HÓA

TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC

 

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH

Năm học 2017-2018

                     Môn thi:   NGỮ VĂN

                     Lớp: 11-THPT

 Thời gian: 180 phút, không kể phát đề

                                                  HƯỚNG DẪN CHẤM

Yêu cầu chung

  1. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo nội dung chính, chấp nhận bài viết có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục, trân trọng bài làm của học sinh, khuyến khích những bài sáng tạo nhưng phải hợp lí.
  2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không cho điểm cao với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
  3. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp, chính tả…trong bài viết.
  4. Căn cứ vào hướng dẫn chấm, giám khảo có thể chia điểm lẻ trong mỗi câu chi tiết đến 0,25 điểm. Bài thi không làm tròn điểm.

Yêu cầu cụ thể

Câu Nội dung chính cần đạt Điểm
1 Về hình thức và kĩ năng  
  -Thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài.

-Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, khách quan…

 
  Về nội dung: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các nội dung sau  
  Giới thiệu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính xác, hấp dẫn 0,5
  Giải thích ý nghĩa câu thơ 1,5
 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tình yêu dắt đời người trong sóng gió: Tình yêu có sức mạnh nâng đỡ, định hướng cho con người trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống.

Đau thương lặng gieo hạt giống nhân từ: Trong đau thương hãy biết sống bao dung, độ lượng, biết tha thứ, đừng vì đau thương mà gây thù hận, chỉ có như vậy cuộc sống của con người mới trở nên tốt đẹp, con người mới thực sự xứng đáng là CON NGƯỜI.

=> Hai câu thơ thể hiện suy ngẫm sâu sắc, mang tính triết lí về vai trò của tình yêu và lòng nhân từ trong cuộc sống.

0,5

 

 

0,5

 

 

 

0,5

  Bình luận, lí giải, chứng minh 4,0
      Khẳng định hai câu thơ chứa đựng bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc:

–  Tình yêu có sức mạnh to lớn, bởi:

+ Những khó khăn, thử thách là quy luật tất yếu của cuộc sống, con người trong cuộc đời sẽ có lúc gặp phải những khó khăn, thử thách đó là điều không tránh khỏi, trong những lúc sóng gió ấy con người có thể chông chênh, chao đảo, mất phương hướng thậm chí là gục ngã vì thế con người rất cần được đón nhận tình yêu từ người khác.

+ Tình yêu là những tình cảm cao đẹp giữa con người với con người, tình cảm nhân văn ấy sẽ là sức mạnh tinh thần to lớn nâng đỡ, dẫn đường chỉ lối, định hướng và giúp cho con người vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống.

– Lòng nhân từ có vai trò to lớn, bởi:

+ Lòng nhân từ giúp con người có một thái độ sống tích cực, thể hiện nhân cách cao đẹp và xứng đáng với thiên chức của CON NGƯỜI.

+ Khi con người có lòng nhân từ thì tâm hồn sẽ luôn thanh thản, nhẹ nhàng và người được đón nhận lòng nhân từ sẽ cảm thấy hạnh phúc. Vì thế mối quan hệ giữa người với người cũng sẽ tốt đẹp hơn, đó là nền tảng của một xã hội văn minh, tiến bộ.

+ Sống nhân từ cũng là gìn giữ và tiếp nối vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của con người Việt Nam trong truyền thống: “Sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà” (Huy Cận)

– Tình yêu sẽ là cơ sở, là nền tảng để con người sống nhân từ và nhân từ cũng là một trong những yếu tố để hình thành và nuôi dưỡng tình yêu giữa con người với con người. Một con người cần có đủ hai yếu tố tình cảm cao đẹp, nhân văn đó.

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

  Mở rộng, liên hệ và rút ra bài học 1,5
  – Bày tỏ thái độ đáng tiếc, đáng trách với những người sống không có tình yêu và lòng nhân từ, luôn sống vị kỉ, hẹp hòi, vô cảm.

– Tuy nhiên tình yêu chỉ có sức mạnh, có ý nghĩa khi đúng đối tượng và cũng chỉ nhân từ với từng đối tượng, trong từng hoàn cảnh cụ thể, vì mục đích cao đẹp.

– Mỗi người cần nhận thức được vai trò, ý nghĩa của tình yêu, lòng nhân từ trong cuộc sống nhất là trong xu thế hội nhập toàn cầu. Hai câu thơ còn mang một thông điệp: hãy mở rộng vòng tay yêu thương và trái tim nhân hậu, hãy độ lượng, biết tha thứ, khép lại quá khứ để hướng tới tương lai.

– Bài học cho bản thân

0,25

 

0,5

 

 

0,25

 

 

 

0,5

  Đánh giá lại vấn đề: Đúng, lắng đọng, có chiều sâu 0,5
     2 Về hình thức và kĩ năng  
  – Thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bình luận, cảm thụ văn chương của mình để làm bài.

– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo các cách khác nhau nhưng phải lập luận chặt chẽ,  có lí lẽ, căn cứ xác đáng, giàu sức thuyết phục.

 
  Về nội dung: Thí sinh cần đảm bảo những nội dung sau:  
  Giới thiệu được vấn đề nghị luận rõ ràng, chính xác, hấp dẫn 0,5
  Giải thích 2,0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi tiết (ở đây là chi tiết nghệ thuật): Là tiểu tiết, đơn vị cấu tạo nên tác phẩm, mang sức chứa lớn về nội dung và nghệ thuật. Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể mà chi tiết có khả năng giải thích, tái hiện, biểu hiện…khiến hình tượng nghệ thuật trở nên cụ thể, gợi cảm và sống động khiến ý đồ tư tưởng của nhà văn hiện hình rõ rệt, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ tư tưởng của tác giả trong tác phẩm.

– Những chi tiết được chọn lọc, gửi gắm mọi tư tưởng, tình cảm của nhà văn, là sự dồn nén những điều mà nhà văn muốn nói.

Nhà văn lớn: nhà văn có nhiều đóng góp về giá trị nội dung, tư tưởng cũng như nghệ thuật qua những sáng tác của mình.

=> Ý kiến đã nhấn mạnh, đề cao tầm quan trọng của chi tiết: Những chi tiết được chọn lọc có sức chứa lớn về mặt tư tưởng, tình cảm là một trong những yếu tố quyết định đến tầm vóc của một nhà văn trong nền văn học.Đồng thời ý kiến cũng đặt ra yêu cầu đối với  nhà văn trong quá trình sáng tác.

0,5

 

 

 

 

 

0,5

 

0,5

 

 

0,5

Bình luận 4,0
* Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn xác đáng,  sâu sắc và đúng đắn.

* Lí giải sự đúng đắn đó:

– Một chi tiết dù nhỏ song đặt trong mạch vận động của tác phẩm vẫn có vai trò riêng của nó:

+ Chi tiết như những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ. Nó góp phần làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật,  thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện đồng thời thể hiện chủ đề của tác phẩm, quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của nhà văn, tạo nên chiều sâu và sức hấp dẫn cho tác phẩm.

+ Quá trình đọc tác phẩm là sự giải mã các chi tiết trong tác phẩm. Chi tiết là “lát cắt trên thân cây để thấy cả đời thảo mộc”. Một chi tiết dù nhỏ cũng có thể mang chứa thông điệp giúp người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, nắm bắt thông điệp của tác giả. Những chi tiết đặc sắc còn tạo hứng thú cho người đọc trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Từ đó góp phần bồi đắp tâm hồn cho người đọc.

– Tầm vóc tư tưởng, tài năng nghệ thuật của nhà văn bộc lộ ngay trong chính cách nhà văn lựa chọn và sử dụng chi tiết trong tác phẩm.

– Một chi tiết dù nhỏ cũng là kết quả lựa chọn, sắp xếp và mô tả của nhà văn, gắn với quá trình tư duy và sáng tạo nghệ thuật của nhà văn khi hình thành một tác phẩm. Nó xuất hiện ở vị trí nào trong mạch vận động của tác phẩm; nó được thể hiện ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào con mắt nhìn, khả năng thấu hiểu đời sống, thấu hiểu con người của nhà văn.

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

1,0

 

1,0

Chứng minh nhận định 4,0
 

 

 

 

– Học sinh được tự do trong việc lựa chọn các dẫn liệu khác nhau không hạn định về thể loại, tác phẩm trong nước hay nước ngoài, văn học dân gian, văn học trung đại hay văn học hiện đại.

– Khi đưa ra các dẫn liệu cần chọn được chi tiết tiêu biểu, chính xác, hợp lí và lược thuật sự xuất hiện của chi tiết.

– Phân tích ý nghĩa của chi tiết để làm nổi bật vai trò của nó trong việc thể hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả và tạo nên tính nghệ thuật của tác phẩm.

 

 

 

 

  Bàn luận mở rộng, nâng cao vấn đề 1,0
  – Ý kiến đề cao vai trò của chi tiết trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm và chỗ đứng của nhà văn, song đề cao vai trò của chi tiết nghệ thuật không có nghĩa là đẩy vai trò ấy lên địa vị độc tôn. Bên cạnh chi tiết nghệ thuật những yếu tố khác có ý nghĩa không nhỏ cũng góp phần tạo nên một nhà văn lớn.

– Những người đã gắn đời mình với nghiệp văn cần nhận thức được sâu sắc vai trò của các chi tiết nghệ thuật, không ngừng khổ luyện để nâng cao nội lực, mài sắc tài năng, từ đó cho ra đời những chi tiết đặc sắc độc đáo, có  khả năng “đóng đinh” vào lòng người đọc.

– Người đọc khi đến với tác phẩm, cần phải sống hết mình với nó, cần sự cảm thụ tinh tế để có thể phát hiện, giải mã các chi tiết đặc sắc – những “huyệt đạo” làm bừng sáng nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

0,5

 

 

 

 

0,25

 

 

 

0,25

  Đánh giá lại vấn đề: Đúng, lắng đọng, có chiều sâu 0,5

GV: Hà Thị Nga (THPT Bá Thước, Bá Thước, Thanh Hóa)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *