Phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về cấu tứ, hình ảnh trong bài thơ “Miền quê” (Nguyễn Khoa Điềm)

Văn mẫu lớp 11

MIỀN QUÊ

                                                      (Nguyễn Khoa Điềm)

Lại về mảnh trăng đầu tháng
Mông lung mặt đồng bóng chiều,
Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm
Lúa mềm như vai thân yêu

Mùa xuân, là mùa xuân đấy
Thả chim, cỏ nội hương đồng
Đàn trâu bụng tròn qua ngõ
Gõ sừng lên mảnh trăng cong

Có gì xôn xao đằm thắm
Bao nhiêu trông đợi chóng chầy
Đàn em tóc dài mười tám
Thương người ra lính hôm mai

Để rồi bao nhiêu gió thổi
Bên giếng làng, ngoài bến sông
Có tiếng hát như con gái
Cao cao như vầng trăng trong…

Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012)

           Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về cấu tứ, hình ảnh trong bài thơ “Miền quê” (Nguyễn Khoa Điềm).

DÀN Ý CHI TIẾT

MB

  • Dẫn dắt
  • Nêu vấn đề nghị luận
  1. TB

* Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

–  Tác giả: NKĐ là nhà thơ tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam. Điểm nổi bật của phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm nằm ở cảm hứng hiện thực thời đại, đề tài quen thuộc, cách thể hiện cái tôi đa dạng, lớp từ, hình ảnh cảm xúc sâu sắc và ý nghĩa lịch sử và văn hóa độc đáo.

Tác phẩm: Bài thơ “Miền quê” là một tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm . Bài thơ là một tác phẩm thể hiện tình yêu và và những cảm nhận sâu lắng về cuộc sống bình dị, thanh bình ở miền quê, nơi tác giả đã trải qua tuổi thơ và gắn bó một cách sâu sắc. Bài thơ được xây dựng theo cấu tứ và chứa đựng nhiều hình ảnh tươi đẹp và sâu sắc về miền quê.

  1. Phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ

*Chủ đề của bài thơ: Bài thơ thể hiện cái nhìn mới mẻ của nhà thơ về mùa xuân quê hương với những nét riêng rất đặc trưng của miền quê yêu dấu. Đằng sau đó là tâm hồn nhạy cảm tinh tế,  sự gắn bó thiết tha và tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ; niềm tự hào về truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê huwong

* Phân tích, đánh giá chủ đề:

– Quê hương trong bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm là những hình ảnh rất đơn sơ, mộc mạc, giản dị mang dấu ấn rất riêng: đó là những gì rất đơn giản, gần gũi, những âm thanh mộc mạc, đời thường.Tác giả giới thiệu về miền quê của mình với biết bao tình cảm yêu quý, nhớ nhung

 

Lại về mảnh trăng đầu tháng
Mông lung mặt đồng bóng chiều,
Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm
Lúa mềm như vai thân yêu

+  Đó là những hình ảnh gắn liền với miền quê yên bình của tác giả “với mảnh trăng đầu tháng, mặt đồng bóng chiều, tiếng ếch.Bức tranh miền quê hiện lên thật đẹp và thanh bình, tạo nên bầu không khí yên tĩnh và tươi mát. Những hình ảnh đó không chỉ gợi lên sự thanh bình yên tĩnh của bầu không khí mà nó còn là sự yên nhẹ nhàng và hạnh phúc trong lòng người đọc.

++  Đó là âm thanh của “tiếng ếch vùi trong cỏ ấm” tượng trưng cho sự thanh bình và hòa thuận trong cuộc sống Sự thanh bình của chốn miền quê tác giả còn hiện lên qua mùa xuân, mùa khởi đầu của những hy vọng

-Sự thanh bình của miền quê yêu dấu còn thể hiện qua mùa xuân, mùa của sự khởi đầu, tràn trề sức sống và niềm hy vọng mới

                                         Mùa xuân, là mùa xuân đấy
                                           Thả chim, cỏ nội hương đồng
                                         Đàn trâu bụng tròn qua ngõ
                                          Gõ sừng lên mảnh trăng cong

+ Mùa xuân trong “miền quê” của Nguyễn Khoa Điềm gắn liền với hình ảnh “Thả chim, cỏ nội hương đồng”.Mùa xuân gắn liền với sự lạc quan, niềm hy vọng vào một tương lai tươi đẹp. Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ và tình yêu, mùa xuân vẫn mang mùi vị đắm say khiến cho người ta ngỡ ngàng, mong ước mỗi dịp xuân đến.

+ Mùa xuân gắn liền với cuộc sống bình dị, những công việc quen thuộc trong cuộc sống lao động bình dị của người dân quê. “Đàn trâu bụng tròn qua ngõ/ Gõ sừng lên mảnh trăng cong”. Nói đến “ đàn trâu” là nói đến sản xuất nông nghiệp và văn hóa lúa nước của làng quê. Người lao động vẫn ngày đêm miệt mài chăm chỉ, gắn bó với miền quê thể hiện sự gắn kết tình yêu thương trong cộng đồng.

+ Mùa xuân gắn liền với ko gian nên thơ, lãng mạn, thanh bình “Gõ sừng lên mảnh trăng cong” . Ánh trăng mở ra một không gian thật lãng mạn, nên thơ cùng với  cho thấy sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên. Bức tranh trời xuân chốn miền quê của tác giả hiện lên thật đẹp, thật yên bình. Ánh trăng là sự sáng tạo độc đáo vừa để nói lên khung cảnh thanh tĩnh thơ mộng của vùng quê vừa nói lên sự yên bình trong chính tâm hồn nhà thơ

– Bài thơ mang đến một cảm giác xôn xao đằm thắm và tràn đầy hy vọng.

                                                  Có gì xôn xao đằm thắm
                                              Bao nhiêu trông đợi chóng chầy
                                              Đàn em tóc dài mười tám
                                             Thương người ra lính hôm mai

+ Hình ảnh “đàn em tóc dài mười tám”, “người ra lính” họ là thế hệ trẻ của đất nước, là tương lai của Tổ Quốc.

+ Hình ảnh hiện lên sự tươi trẻ, khát vọng ra đi bảo vệ Tổ Quốc luôn cuộn chảy trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam

– Nhà thơ khát khao được trở về miền quê, được sống trong sự yên bình hạnh phúc.

 

                                                   Để rồi bao nhiêu gió thổi
                                                  Bên giếng làng, ngoài bến sông
                                                    Có tiếng hát như con gái
                                                 Cao cao như vầng trăng trong…

+“Giếng làng”, “bến sông” là hai hình ảnh quen thuộc gắn liền với miền quê yên bình.

+ Bài thơ mang đến sự thăng hoa của tinh thần lạc quan qua tiếng hát của người con gái. “Có tiếng hát như con gái/ Cao cao như vầng trăng trong”

->Những hình ảnh đó thể hiện cho tình yêu quê hương và sự gắn bó sâu sắc với làng quê. Chính tình yêu quê hương, cùng những sự vật chốn miền quê rất thi vị tạo lên cảm giác khó quên trong lòng người đọc.

=> Qua bài thơ, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện những xúc cảm hạnh phúc tấm lòng yêu quý, trân trọng và  biết ơn miền quê thân yêu của mình với những giá trị văn hóa , tình yêu thuwong và sự thanh bình mà nó mang lại. Những hình ảnh đó gợi lên trong lòng người đọc những kỉ niệm và tình cảm sâu sắc với miền quê; sự nhớ nhung và khát khao được trở về trong lòng mẹ quê hương

 

  1. Phân tích, đánh giá cấu tứ và hình ảnh của bài thơ

– Cấu tứ của bài thơ:

+ Tứ thơ được khắc họa qua nỗi niềm của nhà thơ khi nhớ về quê hương với bao kỉ niệm thân thương, gần gũi. Rất nhiều hình ảnh và âm thanh quen thuộc gợi nhớ làng quê yêu dấu một thời.

+ + Những hình ảnh nói về quê hương, gần gũi, gắn bó: “mảnh trăng đầu tháng/ mặt đồng bóng chiều/ Lúa mềm như vai thân yêu

 

          ++Từ ngữ gợi âm thanh giản dị, mộc mạc: Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm/ Có tiếng hát như con gái/ Cao cao như vầng trăng trong”….

-> Cách xây dựng cấu tứ hợp lí, lô gic tạo nên một bức tranh toàn diện về vẻ đẹp quê hương

+ Với cấu tứ độc đáo, bài thơ gợi ra những kỉ niệm của một thời trai trẻ. Cấu tứ ấy gợi cho người đọc cảm nhận được những cảm xúc, những rung động của nhân vật trữ tình.

– Nghệ thuật xây dựng hình ảnh:  Nhà thơ xây dựng được những hình ảnh giàu sức gợi, chan chứa tình cảm, cảm xúc về quê hương

+ Mở đầu bài thơ là sự xuất hiện của hình ảnh “vầng trăng”, gợi nhớ về bao kỉ niệm thân thương của một thời niên thiếu.

+ Kết thúc bài thơ cũng với hình ảnh “vầng trăng” nhưng nó xuất hiện trong sự so sánh với tiếng hát cất cao của nhười con gái gợi tả ấn tượng về niềm lạc quan, yêu đời cùng sự mê say của con người trước vẻ đẹp nên thơ của quê hương, trước tâm tình kín đáo mà sâu nặng của lòng người.

+ Tất cả hình ảnh trong bài thơ đều thống nhất tập trung làm nổi bật vẻ đẹp quê hương; đồng thời cũng làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ với tình yêu quê hương tha thiết.

* Đánh giá chung toàn bộ bài thơ.

Với cách xây dựng hình ảnh và cấu tứ độc đáo; thể thơ 6 chữ nhẹ nhàng, cách gieo vần độc đáo; ngôn từ giản dị mộc mạc mà trong sáng, cách sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc mang đến những cảm xúc sâu lắng về vẻ đẹp chốn quê. Bài thơ “Miền quê”đã  gợi lại kỉ niêm về quê hương thân thương, gần gũi, êm đềm và nhiều kỉ niệm gắn bó với tuổi trẻ; thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả với quê hương. Từ đó gửi gắm thông điệp: Mỗi người đều có một quê hương để yêu thương, hãy trân trọng những gì mình đang có và góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

  1. KB

– Khẳng định, nâng cao vấn đề

 

                                       BÀI VIẾT THAM KHẢO

           Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư ( Lê Ngọc Trà). Đúng vậy , nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng chính là tiếng nói của tấm lòng, là nhịp đập thổn thức của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn .Và bài thơ “ Miền quê” của  Nguyễn Khoa Điềm chính là tiếng lòng của một người con đối với quê hương. Tiếng lòng ấy được thể hiện trọn vẹn và sâu sắc nhất chủ đề và cấu tứ của bài t:

                     “Lại về mảnh trăng đầu tháng

                      …………………

                    Cao cao như vầng trăng trong

 

           Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam. Điểm nổi bật của phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm nằm ở cảm hứng hiện thực thời đại, đề tài quen thuộc, cách thể hiện cái tôi đa dạng, lớp từ, hình ảnh cảm xúc sâu sắc và ý nghĩa lịch sử và văn hóa độc đáo.

Bài thơ “Miền quê” là một tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm . Bài thơ là một tác phẩm thể hiện tình yêu và và những cảm nhận sâu lắng về cuộc sống bình dị, thanh bình ở miền quê, nơi tác giả đã trải qua tuổi thơ và gắn bó một cách sâu sắc. Bài thơ được xây dựng theo cấu tứ và chứa đựng nhiều hình ảnh tươi đẹp và sâu sắc về miền quê.

 

 

Trước hết bài thơ thể hiện nội dung tư tưởng chủ đề đặc sắc: cái nhìn mới mẻ của nhà thơ về mùa xuân quê hương với những nét riêng rất đặc trưng của một miền quê yêu dấu. Đằng sau đó là tâm hồn nhạy cảm tinh tế,  sự gắn bó thiết tha và tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ; niềm tự hào về truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương

          Quê hương trong bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm là những hình ảnh rất đơn sơ, mộc mạc, giản dị mang dấu ấn rất riêng: đó là những gì rất đơn giản, gần gũi, những âm thanh mộc mạc, đời thường.Tác giả giới thiệu về miền quê của mình với biết bao tình cảm yêu quý, nhớ nhung

 

Lại về mảnh trăng đầu tháng
Mông lung mặt đồng bóng chiều,
Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm
Lúa mềm như vai thân yêu

Đó là những hình ảnh gắn liền với miền quê yên bình của tác giả “với mảnh trăng đầu tháng, mặt đồng bóng chiều, tiếng ếch.Bức tranh miền quê hiện lên thật đẹp và thanh bình với một bầu không khí trong sáng và tươi mát. Những hình ảnh đó không chỉ gợi lên sự thanh bình yên tĩnh của bầu không khí mà nó còn là sự yên nhẹ nhàng và hạnh phúc trong lòng người đọc. Đó là âm thanh của “tiếng ếch vùi trong cỏ ấm” tượng trưng cho sự thanh bình và hòa hợp trong cuộc sống.

Sự thanh bình của chốn miền quê tác giả còn hiện lên qua mùa xuân, mùa khởi đầu của những hy vọng.Sự thanh bình của miền quê yêu dấu còn thể hiện qua mùa xuân, mùa của sự khởi đầu, tràn trề sức sống và niềm hy vọng mới

                                         Mùa xuân, là mùa xuân đấy
                                           Thả chim, cỏ nội hương đồng
                                         Đàn trâu bụng tròn qua ngõ
                                          Gõ sừng lên mảnh trăng cong

Mùa xuân trong “miền quê” của Nguyễn Khoa Điềm gắn liền với hình ảnh “Thả chim, cỏ nội hương đồng”.Mùa xuân gắn liền với sự lạc quan, niềm hy vọng vào một tương lai tươi đẹp. Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ và tình yêu, mùa xuân vẫn mang mùi vị đắm say khiến cho người ta ngỡ ngàng, mong ước mỗi dịp xuân đến.  Mùa xuân gắn liền với cuộc sống bình dị, những công việc quen thuộc trong cuộc sống lao động bình dị của người dân quê. “Đàn trâu bụng tròn qua ngõ/ Gõ sừng lên mảnh trăng cong”. Nói đến “ đàn trâu” là nói đến sản xuất nông nghiệp và văn hóa lúa nước của làng quê. Người lao động vẫn ngày đêm miệt mài chăm chỉ, gắn bó với miền quê thể hiện sự gắn kết tình yêu thương trong cộng đồng.   Mùa xuân gắn liền với ko gian nên thơ, lãng mạn, thanh bình “Gõ sừng lên mảnh trăng cong” . Ánh trăng mở ra một không gian thật lãng mạn, nên thơ cùng với  cho thấy sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên. Bức tranh trời xuân chốn miền quê của tác giả hiện lên thật đẹp, thật yên bình. Ánh trăng là sự sáng tạo độc đáo vừa để nói lên khung cảnh thanh tĩnh thơ mộng của vùng quê vừa nói lên sự yên bình trong chính tâm hồn nhà thơ

Bài thơ mang đến một cảm giác sâu lắng, gắn bó và tràn đầy hy vọng.

                                                  Có gì xôn xao đằm thắm
                                              Bao nhiêu trông đợi chóng chầy
                                              Đàn em tóc dài mười tám
                                             Thương người ra lính hôm mai
 Hình ảnh “đàn em tóc dài mười tám”, “người ra lính” họ là thế hệ trẻ của đất nước, là tương lai của Tổ Quốc. Hình ảnh hiện lên sự tươi trẻ, khát vọng ra đi bảo vệ Tổ Quốc luôn cuộn chảy trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam.

        Nhà thơ khát khao được trở về miền quê, được sống trong sự yên bình hạnh phúc.

 

                                                   Để rồi bao nhiêu gió thổi
                                                  Bên giếng làng, ngoài bến sông
                                                    Có tiếng hát như con gái
                                                 Cao cao như vầng trăng trong…

“Giếng làng”, “bến sông” là hai hình ảnh quen thuộc gắn liền với miền quê yên bình.   Bài thơ mang đến sự thăng hoa của tinh thần lạc quan qua tiếng hát của người con gái. “Có tiếng hát như con gái/ Cao cao như vầng trăng trong” .Những hình ảnh đó thể hiện cho tình yêu quê hương và sự gắn bó sâu sắc với làng quê. Chính tình yêu quê hương, cùng những sự vật chốn miền quê rất thi vị tạo lên cảm giác khó quên trong lòng người đọc.Qua bài thơ, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện những xúc cảm hạnh phúc tấm lòng yêu quý, trân trọng và  biết ơn miền quê thân yêu của mình với những giá trị văn hóa , tình yêu thương và sự thanh bình mà nó mang lại. Những hình ảnh đó gợi lên trong lòng người đọc những kỉ niệm và tình cảm sâu sắc với miền quê; sự nhớ nhung và khát khao được trở về trong lòng mẹ quê hương

Đặc biệt, chủ đề của bài thơ “Miền quê” lại được thể hiện trong một cấu tứ độc đáo và hình ảnh đặc sắc. Tứ thơ được khắc họa qua nỗi niềm của nhà thơ khi nhớ về quê hương với bao kỉ niệm thân thương, gần gũi. Rất nhiều hình ảnh và âm thanh quen thuộc gợi nhớ làng quê yêu dấu một thời. Những hình ảnh nói về quê hương, gần gũi, gắn bó “mảnh trăng đầu tháng/ mặt đồng bóng chiều/ Lúa mềm như vai thân yêu

Từ ngữ gợi âm thanh giản dị, mộc mạc: Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm/ Có tiếng hát như con gái/ Cao cao như vầng trăng trong”….Cách xây dựng cấu tứ hợp lí, lô gic tạo nên một bức tranh toàn diện về vẻ đẹp quê hương.Với cấu tứ độc đáo, bài thơ gợi ra những kỉ niệm của một thời trai trẻ. Cấu tứ ấy gợi cho người đọc cảm nhận được những cảm xúc, những rung động của nhân vật trữ tình.

Nhà thơ xây dựng được những hình ảnh giàu sức gợi, chan chứa tình cảm, cảm xúc về quê hương.Mở đầu bài thơ là sự xuất hiện của hình ảnh “vầng trăng”, gợi nhớ về bao kỉ niệm thân thương của một thời niên thiếu.Kết thúc bài thơ cũng với hình ảnh “vầng trăng” nhưng nó xuất hiện trong sự so sánh với tiếng hát cất cao của nhười con gái gợi tả ấn tượng về niềm lạc quan, yêu đời cùng sự mê say của con người trước vẻ đẹp nên thơ của quê hương, trước tâm tình kín đáo mà sâu nặng của lòng người.Tất cả hình ảnh trong bài thơ đều thống nhất tập trung làm nổi bật vẻ đẹp quê hương; đồng thời cũng làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ với tình yêu quê hương tha thiết.

         Với cách xây dựng hình ảnh và cấu tứ độc đáo; thể thơ 6 chữ nhẹ nhàng, cách gieo vần độc đáo; ngôn từ giản dị mộc mạc mà trong sáng, cách sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc mang đến những cảm xúc sâu lắng về vẻ đẹp chốn quê. Bài thơ “Miền quê”đã  gợi lại kỉ niêm về quê hương thân thương, gần gũi, êm đềm và nhiều kỉ niệm gắn bó với tuổi trẻ; thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả với quê hương. Từ đó gửi gắm thông điệp: Mỗi người đều có một quê hương để yêu thương, hãy trân trọng những gì mình đang có và góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

          Sê-đrin từng nói: “Văn học nằm ngoài những định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Tác phẩm văn học đã ghi nhận những sáng tạo của người nghệ sĩ và khẳng định nó bằng những giá trị bất tử của mình.  Bài thơ “Miền quê” của Nguyễn Khoa Điềm chính là một minh chứng tiêu biểu cho quan điểm đó, kết tinh tài năng và tấm lòng của nhà văn. Trải qua bao năm tháng, tác phẩm của  Nguyễn Khoa Điềm  vẫn trường tồn cùng thời gian và sống mãi trong lòng bạn đọc bao thế hệ. Đọc những trang văncủa ông, ta thấy gắn bó hơn với con người, quê hương xứ sở cũng như thêm  trân trọng hơn vẻ đẹp tâm hồn của một nhà thơ tài năng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *