Phân tích để thấy được giá trị văn bản thông tin TRANH ĐÔNG HỒ- NÉT TINH HOA CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM

Văn mẫu lớp 10

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

        Đây là những câu ca dao quen thuộc khi nhắc đến một trong những làng nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng tại Bắc Ninh. Nơi lưu giữ không chỉ những giá trị văn hóa tinh thần hồn cốt dân tộc mà còn chứa đựng những nét đẹp tiềm ẩn của con người vùng kinh Bắc. Văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam  được đăng trên trang http:/ /thinhvuongvietnam.com của tác giả Khánh An  đã cung cấp cho người đọc rõ hơn về một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc đó là “Tranh đông hồ” . Với sự trân trọng của mình  Khánh An đã gửi đến người đọc những thông tin, hiểu biết cùng với những thông điệp quý giá về sự phát huy và giữ dìn tinh hoa văn hóa của dân tộc.

  Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam được xếp vào kiểu văn bản thông tin với nội dung gồm 5 phần :

 Phần thứ nhất : người viết giới thiệu đến người đọc về những đề tài dân dã , hình tượng sôi động, nghộ nghĩnh của tranh đông hồ . Phần thứ hai , tác giả lại tập trung giới thiệu đến những chất liệu tự nhiên , màu sắc để tạo nên tranh . Phần thứ ba , ở đây  người viết đưa thông tin về quá trình làm tranh đông hồ , cho người đọc biết các công đoạn để làm nên một bức tranh đông hồ và sự khéo léo , công phu trong quá trình làm tranh. Phần thứ tư  đưa thông tin đến người đọc để người đọc biết được tranh đông hồ được treo trong các dịp lễ tết  , những giao thương với nhau trong những ngày họp chợ . Phần cuối cùng của văn bản , tác giả nhằm tổng kết và kêu gọi mọi người hãy giữ gìn và phát huy những nét văn hóa tinh khôi của người Việt.

   Trước khi vào các phần của văn bản ta thấy những dòng chữ in nghiêng  . Đoạn văn in nghiêng nằm ngay ở phần đầu tiên của văn bản như khái quát lại nội dung của văn bản, giúp người đọc tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng hơn,   cung cấp đầy đủ những ý chính, thông tin cần thiết về bức tranh dân gian Đông Hồ mà mọi người quan tâm. Từ đó, kích thích độc giả đọc toàn bộ văn bản để tìm hiểu sâu hơn về loại hình dân gian này.

Trong phần thứ nhất độc giả có thể thấy rõ những đề tài , ý tưởng được đưa vào trong tranh . Với những đề tài dân dã bằng những hình tượng sinh động ,ngộ nghĩnh, các hình ảnh quen thuộc, bình dị trong đời sống hằng ngày như gà, lợn, trâu, bò, … các nghệ nhân đã tạo nên những bức tranh tràn đầy sức sống như gà đại cát ,lợn đàn , lợn độc, … tuy những bức tranh đơn giản như vậy nhưng nó chứa một ước mơ một khát vọng đó là giàu sang , sung túc , ấm no hạnh phúc của những người nông dân . Không những thế ,những góc khuất của đời sống nông thôn là đề tài quen thuộc, chủ yếu và được sáng tạo trong các bức tranh Đông Hồ như Đám cưới chuột , Tranh chuột vinh quy , Hứng dừa , đánh ghen ,… . Nhờ những bức tranh đông hồ đó mà các nghệ nhân đã tái hiện được phần nào đời sống nhân dân . tranh dân gian Đông Hồ phản ánh sâu sắc đời sống tinh thần, vật chất của con người, xã hội theo quan điểm mỹ học dân gian của người dân nơi đây. Đó là những bức tranh khắc hoạ ước mơ ngàn đời của người lao động về cuộc sống gia đình thuận hoà, ấm no, hạnh phúc, về một xã hội công bằng, tốt đẹp. Có thể thấy ngay tác giả của bài viết sử dụng biện pháp tu từ liệt kê giúp cho người đọc thấy được sự đa dạng và phong phú không kém phần dân dã của tranh đông hồ.

 Tranh Đông Hồ có nội dung và hình thức biểu đạt rất phong phú, chủ yếu đi sâu miêu tả tính chân thực cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất đời thường trong mối quan hệ giữa người với người, và giữa người với thiên nhiên thể hiện tính nhân quả cầu an, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài. Tính triết lý của tranh Đông Hồ rất sâu sắc vừa vui tươi dí dỏm, hóm hỉnh vừa sâu cay nửa hư nửa thực mang tính trừu tượng. “Nói đó cho cạy lòng đây” như tranh đánh ghen, hứng dừa, đám cưới chuột,… Nhiều bức tranh nói lên nỗi niềm khát khao được hạnh phúc, ấm no, ước nguyện, giàu có, yên lành, trồng cây thì cây tốt, chăn nuôi thì sinh sôi nảy nở béo khỏe và sâu xa hơn nữa mong sao tình làng nghĩa xóm hòa thuận, đoàn kết, an khang, thịnh vượng như tranh đàn lợn, đàn gà, tứ quý, hoa lá, chim muông…

   Phần thứ hai của văn bản nối tiếp phần thứ nhất khi đi sâu vào việc  những nguyên liệu màu sắc đơn giản bình dị làm nên tranh đông hồ .Tưởng chừng với những bức tranh đẹp mang những giá trị tinh hoa như thế sẽ được làm từ những vật liệu cầu kì , sang trọng , chất liệu khó kiếm nhưng không  như những gì chúng ta tưởng .Tranh đồng hồ được làm từ những vật liệu gần gũi với đời sống của chúng ta , màu sắc cũng được làm bằng những nguyên liệu tự nhiên do các nghệ nhân tài tình pha trộn  . Khác với nhiều loại tranh trên thị trường hiện nay, tranh làng Đông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà là dùng ván để in . Giấy dùng in tranh là loại giấy dó mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ Con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Để có được một bức tranh đẹp. Các màu in tranh thường được lấy từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó, màu xanh lấy từ vỏ lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe màu đỏ thẫm, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trang là điệp. đến với phần này có lẽ người viết muốn nhắn nhủ thông điệp đến người đọc ; không những đề tài dân dã bình dị ngộ nghĩnh thân quen mà ngay cả nguyên liệu , sắc màu của nó  cũng là những vật liệu tự nhiên gần gũi . Đây chính là nét tinh túy , thuần khiết của một di sản mang bản sắc dân tộc Việt Nam .

  Như những gì chúng ta đọc là thấy được ở phần 3, chất liệu đơn giản , gần gũi là thế nhưng để làm nên một bức tranh thì vô cùng tỉ mỉ và phức tạp Tranh làng Đông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; môi màu dùng một bản, và bản nét in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được  sản xuất với số lượng lớn và không đòi hỏi kĩ năng cầu kì nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván gỗ một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy khỏi ván in; số màu của tranh tương ứng với số lần in. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kĩ thuật cao.

Phần 4 của văn bản giúp cho người đọc hiểu rõ hơn sự ưa chuộng của tranh trong các ngày lễ tết và công tác chuẩn bị tấp nập để cho đủ tranh để bán. Tranh Đông Hồ sản xuất cả năm nhưng gần đến ngày tết thì càng bận rộn. Cứ khoảng tháng 7, tháng 8 hằng năm là dịp để chuẩn bị cho mùa tranh Tết, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. treo trong ngày Tết tượng trưng cho phẩm chất cao quý và sự thịnh vượng. Đó là nét đẹp văn hóa trong tranh dân gian Đông Hồ mà có lẽ người Việt Nam mới có. Chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26 , chợ tranh đông vui sầm uất  được diễn ra trong các đình làng.

Và phần cuối cùng là phần tác giả tâm đắc với mục đích gửi đến người đọc nhiều thông điệp khác nhau .Theo thời gian, làng tranh cùng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Vào khoảng cuối thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX là thời kì hưng thịnh. Xu thế thương mại hóa thời kinh tế thị trường đã làm chúng dần mai một, thất truyền.Chúng ta  Có thể thấy xu hướng hiện đại ngày càng phát triển , thay vào đó là những đồ trang trí đẹp mắt tinh vi theo nhu cầu của thời đại , dần dần thì tranh đông hồ không còn ưa chuộng và chú ý như ngày xưa , dần mất đi bản sắc tinh hoa của nó và có thể bị thất truyền và quên lãng . Nhưng vẫn còn đâu đây những nghệ nhân tâm huyết với nghề , họ đã cố gắng vượt qua nhiều khó khan chật vật của đời sống thường ngày để nuôi dưỡng nghề tranh mà bao thế hệ đã đóng góp xây dựng. Ở Đông Hồ vẫn có những nghệ nhân tâm huyết với nghề, cố gắng để duy trì, nuôi dưỡng nghề tranh Đông Hồ này. Ở phần cuối này người viết đã đưa tin chính xác về các thời kì phát triển hưng thịnh và sự mai một dần của tranh dân gian Đông Hồ. Đồng thời thể hiện rõ lập trường nhân văn của mình để bảo vệ, gìn giữ nét đẹp truyền thống mà tranh Đông Hồ mang lại. Muốn chúng ta bảo vệ và giữ gìn tinh hóa vô giá này của dân tộc.

Văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam đã cho mỗi chúng ta thấy được những tinh hoa quý giá của tranh đồng hồ , cho chúng ta biết được ý nghĩa , chất liệu , công sức , quá trình tạo tranh , in tranh , và cả những năm tưởng chừng như tranh đông hồ đã đi vào dĩ vãng . Văn bản muốn truyền tải cho chúng ta sự vô giá của  di sản văn hoa này , muốn chúng ta hiểu sâu hơn rộng  về nó , mục đích nhân văn là muốn  hơn là muốn mỗi chúng ta phải biết bảo vệ và giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam .                     

Tranh Đông Hồ là một nét tinh hoa vô giá của bản sắc dân tộc , nó đã từng sáng giá trong các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giới với nét vẽ nhuần nhụy, tươi tắn như hồn người đất Việt . Nó Không chỉ lưu giữ những giá trị tâm hồn người Việt mà nó còn thể hiện được sự tài hoa của con người. Ngày nay, làng tranh dân gian Đông Hồ không chỉ là nơi sản xuất những bức tranh đẹp, ý nghĩa mà nó còn là địa điểm du lịch hấp dẫn được rất nhiều du khách ghé thăm. Người ta cố gắng mua một bức tranh Đông Hồ về treo nhà vừa để thể hiện sự sang trọng lại vừa mong muốn an lành cho gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *