Làm con người – điều đó có nghĩa là anh phải chịu trách nhiệm về tất cả

Đề thi khối 12

ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI

 Câu 1 (8 điểm) – Nghị luận xã hội

Làm con người – điều đó có nghĩa là anh phải chịu trách nhiệm về tất cả” (Xanh Ekzuypery).

Câu nói trên gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì về con người?

Câu 2 (12 điểm – Nghị luận văn học

Số phận của tác phẩm nghệ thuật như thế nào là tùy thuộc vào nó và người tiếp nhận nó. Chỉ đến khi được người đọc tiếp nhận thì hoạt động sáng tạo nghệ thuật mới hoàn tất. Hoạt động sản xuất tinh thần này cũng giống như hoạt động sản xuất vật chất. Chỉ có sử dụng mới hoàn tất hành động sản xuất, mang lại cho sản xuất một sự trọn vẹn với tư cách là sản phẩm”(C. Mác)

Bằng trải nghiệm văn học, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

 

Hướng dẫn chấm chi tiết 

HƯỚNG DẪN CHẤM  MÔN NGỮ VĂN

KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG – LỚP 12

                                   NĂM HỌC: 2023- 2034                                              

                                                            Yêu cầu chung

Do đặc trưng môn Ngữ văn và tính chất của kì thi chọn đội tuyển học sinh giỏi, giám khảo cần nắm vững yêu cầu hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh; chủ động linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và chuẩn cho điểm, không đếm ý cho điểm một cách đơn thuần.

Những bài viết có sự sáng tạo cả về nội dung lẫn hình thức, có cảm xúc và giàu chất văn cần được khuyến khích; những kiến giải mới hợp lí, có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận. Hướng dẫn chấm chỉ là những gợi ý và yêu cầu cơ bản, bài làm của thí sinh cần thể hiện được năng lực nhận thức và kĩ năng làm văn nghị luận ở mức cao. Giám khảo chỉ cho điểm tối đa ở các ý khi đảm bảo đúng ý và đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng; không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.

Trên cơ sở của biểu điểm này, tùy vào mức độ đạt được của bài viết, giám khảo cho các mức điểm còn lại, chi tiết đến 0,25 điểm.

 

  1. Đáp án và thang điểm
Câu Nội dung Điểm
 

1

1. Yêu cầu về kĩ năng

– Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

– Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

8,0
2. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có nhiều cách để trình bày suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, bài viết cần phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau đây:

a.Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận 1,0
b. Giải thích ý kiến

-“con người”: Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội.

– “Trách nhiệm” là tính tự giác của cá nhân. Trách nhiệm là công việc hay nghĩa vụ của mỗi người phải thực hiện hoặc hoàn thành. “chịu trách nhiệm”: là khả năng tự nhận thức, chủ động và nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao, xứng đáng với mức lương bạn nhận, với chức danh công việc bạn đảm nhiệm.

-> Con người với những gì tạo hóa ban tặng sẽ có cuộc sống hoàn thiện hơn so với các loài khác. Làm con người nghĩa là phải làm tròn nghĩa vụ với công việc, lời nói của mình và sự tin tưởng dành cho mình. Khi xảy ra sự cố hoặc điều sai trái, phải thành thật gánh chịu hậu quả, không đùn đẩy cho người khác. Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm trước các việc làm và lời nói để cuộc đời mình thêm giá trị, để sống tốt và hữu ích.

c. Bàn luận, mở rộng vấn đề

– Những người sống có trách nhiệm trong xã hội luôn được mọi người coi trọng, cũng như có một lộ trình thăng tiến trong công việc nhanh nhất và gặt hái được nhiều thành công với bản thân mình. Người sống có trách nhiệm sẽ có động lực quan trọng để hạn hoàn thiện và phát triển bản thân tốt hơn nữa trong công việc và cuộc sống.

-Trách nhiệm của cá nhân không chỉ là với bản thân mình mà với công việc, với gia đình, người thân và với xã hội nơi bạn sinh sống. Tính trách nhiệm của mỗi cá nhân là cần thiết đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia và cả xã hội hiện nay.

-Biểu hiện của trách nhiệm: Muốn trở thành một người có trách nghiệm, chúng ta cần: Luôn biết coi trọng thời gian trong mọi công việc. Biết nhận trách nhiệm về mỗi lần mình làm sai. Biết cách có trách nhiệm với tất cả những công việc và hoạt động mình đã thực hiện và sẽ làm. Không than thở và viện cớ. Học cách thực hành có kỷ luật. Luôn tập trung trong mọi công việc.

-Vai trò và ý nghĩa của trách nhiệm:

+ Thúc đẩy để thực hiện được mục tiêu: Tinh thần trách nhiệm luôn là thứ đòn bẩy mạnh. Người có trách nhiệm sẽ luôn lên kế hoạch chi tiết, đưa ra những thứ tự ưu tiên và bám theo mục tiêu. Sống có trách nhiệm sẽ giúp bản thân đạt được mục tiêu.

+ Tạo được sự tin cậy: Người có trách nhiệm luôn mong muốn các nhiệm vụ đều được thực hiện tốt, cho dù là nhiệm vụ đơn giản nhất. Trở thành người có trách nhiệm cũng sẽ là một cách để tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp và bền vững.

+ Mỗi cá nhân làm việc có trách nhiệm thì hiệu quả và chất lượng làm việc chung được nâng cao. Lan tỏa tinh thần trách nhiệm với mọi người xung quanh. Đừng bao giờ cho rằng bạn chỉ cần tập trung vào mục tiêu của bản thân và có trách nhiệm trong những công việc cộng đồng là không đủ.

+Khi bạn sống có trách nhiệm với bản thân là đã góp một phần vào việc xây dựng nên xã hội tươi đẹp và ý nghĩa hơn.

-Cách để thành người sống trách nhiệm:

+ Trách nhiệm với bản thân là phải tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, nếp sống văn hoá, ứng xử đúng mực, có trách nhiệm cá nhân và ý thức chấp hành tốt pháp luật, kỷ luật. Tích cực học tập, nâng cao trình độ, tri thức và kỹ năng nhằm có được những điều mà bản thân mình muốn.

+Học cách giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn: Trách nhiệm đối với bản thân, gia đình. Nếu bạn muốn trở thành người có trách nhiệm thì bạn cần phải có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc và có khả năng kiểm soát những việc xung quanh mình. Trách nhiệm với xã hội là bản thân chúng ta phải cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể giúp đỡ, phục vụ xã hội và cho đất nước. Chỉ cần chúng ta cố gắng phấn đấu học tập thật tốt để có thể tích luỹ tri thức không ngừng giúp ích cho bản thân. Không làm những việc xấu xa đi ngược xã hội: lừa đảo, trộm cắp, nghiện hút và các tệ nạn xã hội.

+Nhận phản hồi, phê bình tích cực: Người có trách nhiệm là người rất nhạy cảm với những lời chỉ trích, và sự phê bình tích cực từ nhiều người giúp cho bạn tốt hơn nữa. Đừng bao giờ bác bỏ các lời phê bình muốn tốt cho bạn, hãy coi nó như một bài học quý giá.

+ Sống có trách nhiệm với bản thân mình là điều mà ai cũng phải làm. Cuộc sống bạn sẽ cần không ngừng nỗ lực để cố gắng làm được những điều mình muốn và có nhiều kỹ năng để phục vụ cho hiện tại, tương lai. Việc sống có trách nhiệm với bản thân cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho bạn thành công và tạo dựng được cuộc sống có ý nghĩa.

2,0

1,0

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

3,5

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

 d. Bài học nhận thức và hành động 

– Việc tự rèn luyện, tự đổi mới để trở thành người sống có trách nhiệm, có ích và hạnh phúc.

– Yếu tố quan trọng, quyết định là ở mỗi người, ở việc trau dồi ý thức làm người. Các yếu tố xã hội, môi trường tự nhiên…đều cần thiết.

1,0
  e. Kết luận vấn đề 0,5
 

2

1. Yêu cầu về kĩ năng

– Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học – giải thích một vấn đề thuộc lí luận văn học, nhìn nhận vấn đề lí luận văn học ở khái cạnh tiếp nhận văn học; chứng minh vấn đề đó bằng các tác phẩm văn học cụ thể.

– Bố cục mạch lạc, văn viết đúng phong cách.

– Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ viết cẩn thận, bài làm sạch sẽ.

 

 

 

 

 

  12,0

2. Yêu cầu về kiến thức

Học sinh cần có kiến thức lí luận văn học về các chức năng của văn học, cách làm bài lí luận văn học kết hợp hiểu biết sâu sắc về các tác phẩm văn học theo hướng  yêu cầu của nhận định.

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau:

 a.  Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

– Tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của nhà văn, nhà văn phải thai nghén, mang nặng, đẻ đau thì hoàn thành văn bản tác phẩm chỉ ứng với lúc đứa con được sinh ra, đứa con chào đời. Còn sự sống, cuộc đời, số phận của nó như thế nào là chưa nói đến. Số phận đứa con sẽ được định đoạt như thế nào là tùy thuộc vào nó và xã hội chung quanh. Số phận của tác phẩm nghệ thuật như thế nào là tùy thuộc vào nó và người tiếp nhận nó.

– Chỉ đến khi được người đọc tiếp nhận thì hoạt động sáng tạo nghệ thuật mới hoàn tất. Một tác phẩm nghệ thuật được viết xong nhưng nằm im trong ngăn kéo của nhà văn hoặc không được ai đoái hoài tới thì chưa phải là tác phẩm nghệ thuật thực sự. Sơ đồ của quá trình sáng tác – giao tiếp của văn chương như sau: Nhà văn – Tác phẩm – Bạn đọc.

 

1,0

b. Nghị luận vấn đề

* Giải thích các nhận định

-“Tác phẩm nghệ thuật”: là một vật phẩm có tính thẩm mỹ hoặc một sáng tạo có tính nghệ thuật. bao gồm các tác phẩm từ văn học và âm nhạc, các thuật ngữ này chủ yếu áp dụng cho các hình thức nghệ thuật thị giác hữu hình.

– “Tiếp nhận”: không chỉ là đọc tác phẩm mà còn là một hoạt động tinh thần đòi hỏi người đọc đọc, cảm nhận, thưởng thức bằng toàn bộ trí não, toàn bộ trái tim mình; “người tiếp nhận”-bạn đọc.

người đọc tiếp nhận” là người đọc sống với tác phẩm, có sự hòa nhập vào tác phẩm, cảm nhận, hiểu bằng tất cả vốn tri thức, sự từng trải hiểu bằng cả trái tim mình. Đó cũng là sự hoàn tất của “sáng tạo nghệ thuật”, tác phẩm nghệ thuật mới tồn tại với tư cách là sản phẩm.

->Nhà văn khi sáng tạo ra tác phẩm thì người quyết định số phận tác phẩm chính là bạn đọc. Quá trình tiếp nhận là quá trình thẩm mĩ, tiếng lòng, tình cảm, tư tưởng của nhà văn được gửi tới người đọc qua các hình tượng nghệ thuật. Không phải ai cũng đón nhận thông điệp thẩm mĩ đó nếu không mở lòng. Con đường đi tìm sự tri ân qua trang sách giữa nhà văn và bạn đọc, cách tiếp nhận với cái hay, cái đẹp của văn học một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất.

10,0

 

1,0

 

* Bàn luận

– Số phận của tác phẩm nghệ thuật như thế nào là tùy thuộc vào nó và người tiếp nhận nó. Chỉ đến khi được người đọc tiếp nhận thì hoạt động sáng tạo nghệ thuật mới hoàn tất. Văn học là quy luật của tình cảm. Nó được viết bằng tâm hồn và trái tim người nghệ sĩ. Nó đến với người đọc bằng sợi dây tình cảm. Người đọc tiếp nhận nó bằng sự rung động của trái tim mình. Vì vậy, có những bài thơ hay, đọc xong quên hết câu chữ, chỉ còn tình người ở đó.(Dẫn chứng)

– Tác phẩm luôn chứa đựng tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Nếu đọc tác phẩm bằng thái độ của người ngoài cuộc thì sẽ không thể hiểu được tư tưởng, tình cảm đó. Cần nhập thân với tác phẩm để khoảng cách giữa nhà văn và người đọc không còn xa. Thậm chí người đọc trở thành kẻ đồng sáng tạo với nhà văn. Qua sự tiếp nhận, giá trị tác phẩm như được nâng lên. Hơn nữa, trong quá trình sáng tạo nhà văn luôn để những khoảng trống và khoảng trắng để bạn đọc tự do sáng tạo trong sự tiếp nhận. Như vậy, việc tiếp nhận giúp làm giàu thêm giá trị của văn học.(Dẫn chứng)

– “Chỉ có sử dụng mới hoàn tất hành động sản xuất, mang lại cho sản xuất một sự trọn vẹn với tư cách là sản phẩm”. Tác phẩm văn học là sự phản ánh đời sống nội tâm của con người, đời sống nội tâm ấy lại vô cùng phong phú và sâu sắc. Chúng ta không cảm nhận được nếu đọc thờ ơ cho hết con chữ.(Dẫn chứng)

3,0
 *  Chứng minh bằng tác phẩm tiêu biểu

  Học sinh phải chọn, phân tích ít nhất hai tác phẩm tiêu biểu.

– Chọn đúng tác phẩm.

– Làm rõ các mặt:

+ Số phận của tác phẩm nghệ thuật như thế nào là tùy thuộc vào nó và người tiếp nhận nó.

+ Người đọc tiếp nhận thì hoạt động sáng tạo nghệ thuật mới hoàn tất, tác phẩm mới là sự trọn vẹn với tư cách là sản phẩm.

4,0

 

*  Đánh giá, nâng cao vấn đề

– Tính quyết định của người đọc đối với quá trình sáng tác văn chương là ở chỗ nếu không có người đọc thì không có bản thân quá trình sáng tác. Tác phẩm nghệ thuật – và mọi sản phẩm khác cũng thế, – đều tạo một thứ công chúng sính nghệ thuật và có khả năng thưởng thức cái đẹp, như vậy là sản xuất không những chỉ sản sinh ra một đối tưọng cho chủ thể, mà còn sản sinh ra một chủ thể cho đối tượng. (C. Mác)

– Người đọc không đồng sáng tạo với nhà văn, nhưng lại là một yếu tố bên trong của sáng tác. người đọc đối với sáng tạo nghệ thuật cũng giống như một người tiêu dùng trong lao động sản xuất. Chính nhu cầu của người tiếp nhận, người sử dụng văn chương là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với quá trình văn chương. Người đọc hiện lên trước nhà văn dưới một hệ thống câu hỏi: Viết cho ai?, Viết để làm gì?, Viết như thế nào?. Người đọc yêu cầu, đòi hỏi, chờ đợi và phê bình nhà văn. Nhà văn sáng tác để đáp ứng đòi hỏi bạn đọc. Người đọc tạo nên mối quan hệ trực tiếp với tác phẩm của sáng tác – tiếp nhận.

– Tác phẩm văn học xây dựng những hình tượng nghệ thuật. Vì vậy, muốn cảm nhận được đúng thông điệp thẩm mĩ của nhà văn, người đọc phải hòa nhập vào thế giới hình tượng trong tác phẩm. Người đọc như bước ra từ thế giới vừa gần gũi, vừa mới mẻ mà tác phẩm văn học tạo ra.(Dẫn chứng)

2,5

0,5

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

c. Kết luận vấn đề 0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *