Đề thi thử chọn đội tuyển học sinh giỏi ngữ văn lớp 12

Đề thi khối 12
ĐỀ THI THỬ CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN  

NĂM HỌC 2015 – 2016

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

 

 Câu 1. (8,0 điểm)

Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi cho rằng:

“Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”

Bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

Câu 2. (12,0 điểm)

“Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự giải tỏa những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn người làm thơ”.

Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ cách hiểu của mình qua một vài đoạn thơ, bài thơ tiêu biểu.

————————————— ¾ HẾT ¾——————————————

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!

Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh…………………..

 

 

SỞ GD – ĐT TIỀN GIANG

TRƯỜNG THPT CÁI BÈ

¾¾¾¾¾

 

       

ĐÁP ÁN ĐỀ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI

DỰ THI QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN 

NĂM HỌC 2015 – 2016

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

 

 CÂU 1: Nghị luận xã hội (8,0 điểm)

Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi cho rằng: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.

Bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

  1. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG:
  • Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, xác định được các luận điểm đúng đắn, luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) xác thực và biết lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp.
  • Bố cục bài văn hợp lí, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp.
  1. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được những nội dung chủ yếu dưới đây:

Nội dung Điểm
A. Nêu chính xác vấn đề cần nghị luận:

Câu nói đề cập đến thái độ sống của con người: sống chủ động, tích cực.

1,0
B. Giải thích vấn đề:

– Quà tặng bất ngờ của cuộc sống: những giá trị vật chất, tinh thần mà người khác trao cho mình; những cơ hội, may mắn bất ngờ do khách quan đem lại.

– Câu nói khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, không nên trông chờ vào người khác. Cuộc sống của mỗi người do chính mỗi chúng ta tạo nên.

C. Vận dụng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: Chẳng hạn:

– Trong cuộc đời của mỗi người, đôi khi sẽ nhận được quà tặng bất ngờ từ cuộc sống. Khi đó ta sẽ có may mắn được hưởng niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời.

– Không thể phủ nhận ý nghĩa và giá trị của quà tặng bất ngờ mà cuộc sống đem lại cho con người, vấn đề là biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như thế nào để nhanh chóng tiến đến thành công.

– Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng, cuộc sống là một trường tranh đấu, cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, phức tạp. Muốn cuộc sống của chính mình tốt đẹp thì hãy tự mình làm nên cuộc sống.

1,0

 

 

 

 

 

 

3,0

D. Vận dụng lí lẽ và dẫn chứng để bàn bạc, mở rộng vấn đề:

Chẳng hạn:

– Bên cạnh việc sẵn sàng đón nhận những cơ hội tư cuộc sống, cũng phải luôn có ý chí phấn đấu, vượt khó.

– Phê phán nhiều người có tâm lý chờ đợi, ỷ lại, thậm chí phung phí những quà tặng bất ngờ ấy; thiếu ý chí vươn lên, không tự mình làm nên cuộc sống.

2,0

 

E. Nêu phương hướng phấn đấu của bản thân:

Chẳng hạn:

– Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng, có ước mơ để làm nên những điều kỳ diệu cho cuộc sống của chính mình.

– Phải thấy rằng, “cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta”.

1,0

 

Lưu ý:

·        Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năngkiến thức.

·        Thí sinh có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo cách khác, miễn là chính xác, hợp lí.

Khuyến khích những bài làm có tính riêng, sáng tạo.

 

CÂU 2: Nghị luận văn học (12,0 điểm):                   

“Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự giải tỏa những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn người làm thơ”.

  1. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG:

1.1. Vận dụng tốt kiến thức Lí luận văn học để giải quyết vấn đề.

1.2. Phân tích dẫn chứng tinh tế, sâu sắc. Lập luận nêu bật vấn đề.

1.3. Diễn đạt chính xác, giàu hình ảnh, gợi cảm.

  1. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được những nội dung chủ yếu dưới đây:

Nội dung Điểm
A. Giải thích vấn đề: (2,0)
– Câu nói là sự khẳng định đặc trưng và quy luật sáng tạo thơ ca: tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ tràn đầy trong tâm hồn thi sĩ đã khai sinh thơ – tuyệt tác của muôn đời. 1,0
– “sáng tạo trong thơ ca” : hành trình đào sâu cảm xúc để phát hiện, làm mới cách nghĩ, cách nhìn, cách cảm và cách thể hiện tác phẩm.

– “sự giải tỏa những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn người làm thơ”: Quy luật sáng tạo của thơ: Cảm xúc phải “tràn đầy” – mãnh liệt, nồng nàn, đấy là cảm xúc thẩm mỹ. Cảm xúc cần được “giải tỏa” – cảm xúc được kết tinh, lắng đọng đến mức cần phải bật ra thành những câu, những chữ.

1,0
B. Bàn luận vấn đề:

Vì sao thơ cần phải có “cảm xúc”?

– Yếu tố tình cảm hay tính trữ tình trở thành tiêu chuẩn phân biệt thơ và các thể loại văn học khác.

Cảm xúc đó phải chân thành, tự nhiên. Cảm xúc hời hợt hoặc giả tạo chỉ tạo ra những tác phẩm “mờ nhạt” và sẽ chết yểu, chết trong im lặng.

Cảm xúc đó phải “tràn đầy”. Thơ ca, từ đối tượng, đề tài đến hình thức thể hiện đều phát khởi từ tình cảm. Mỗi tác phẩm thơ chân chính đều bắt mạch từ suối nguồn tình cảm thẩm mỹ mãnh liệt, tràn đầy.

Cảm xúc phải được “giải tỏa”. Cảm xúc thơ bao trùm lên nội dung và chi phối hình thức. Những dòng thơ tự do phóng khoáng làm cảm xúc tuôn trào tự nhiên, không gò ép trong khuôn khổ cũ, đã nói được những điều sâu thẳm tâm can mà chỉ có thơ mới chạm đến.

(4,0)
C. Đánh giá – mở rộng:

– Tuy nhiên, thơ cần tư tưởng. Bài thơ hay bao giờ cũng đốt lửa con tim và chinh phục lí trí.

– Bài học cho người nghệ sĩ: Nhà thơ phải trân quý cái nghiệp của mình để sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật đích thực, bằng cái Tình, cái Tâm nhiệt thành với từng sự sống, bằng cái Tài để tìm được tiếng nói riêng.

– Bài học cho người tiếp nhận: Thơ đong đầy xúc cảm; vì vậy, người đọc hãy đón nhận nó bằng tất cả trải nghiệm và suy ngẫm; hãy nghe, cảm nhận và đồng sáng tạo cùng nhà thơ.

(2,0)

1,0

 

0,5

 

 

0,5

D. Chng minh bằng thực tế cảm nhận tác phẩm: (4,0)
Chứng minh qua các tác phẩm thơ qua từng giai đoạn:

– Văn học dân gian

– Văn học trung đại

– Văn học cách mạng

– Văn học sau năm 1975

 

1,0

1,0

1,0

1,0

Lưu ý:

·        Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năngkiến thức.

·        Thí sinh có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo cách khác, miễn là chính xác, hợp lí.

·        Khuyến khích những bài làm có tính riêng, sáng tạo.

 

———————————————–HẾT———————————————–

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *