Phân tích hai khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Văn mẫu lớp 11

Phân tích hai khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận

“Trên cánh đồng văn chương màu mỡ người nghệ sĩ như những hạt cát bụi bay lượn trong không khí để tìm cho mình những dư vị còn lại”. Với Huy Cận ông tìm về nơi lặng tờ của quê hương, xứ sở đó là dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, nguồn cảm hứng của ông được khơi nguồn từ đó và đọng lại ở “Tràng Giang” điều đó được thể hiện trong hai đoạn thơ đầu của bài thơ.

“Thơ là tiếng nói của tình cảm và cảm xúc. Nếu không có cảm xúc thì người nghệ sĩ không thể sáng tạo nên những vần thơ hay ngôn từ cũng chỉ là xac chữ nằm thẳng đơ trên trang giấy”. Trước hết thi sĩ phải là người có tâm hồn, giàu rung cảm,cảm thông sâu sắc trọn vẹn với khoảnh khắc của cuộc đời thì cảm xúc mãnh liệt mới dạt dào được. Chính những cảm xúc đó đã thôi thúc tác giả sáng tác về quê hương với hình ảnh thiên nhiên quen thuộc. Huy Cận với những rung cảm, ông đã chuyển hóa thành cảm xúc mà viết thành thơ. Và Tràng giang là một trong những tác phẩm sắc của ông, bài thơ được gợi cảm xúc và một buổi chiều năm 1939 tác giả đứng ở bên bờ Nam Bến Tràng, trước cảnh sông Hồng mênh mang sông nước, những cảm xúc thời đại đã dồn về, thi sĩ thấy cái tôi của mình quá nhỏ bé với vũ trụ bao la. Nên ông đã viết bài thơ này, và hai khổ thơ đầu của bài thơ là cảnh sông Hồng mênh mang là những nỗi buồn vạn cổ của thi sĩ trước cảnh vật

“ Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng

lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

đâu tiếng Làng xa vãn chợ chiều

nắng xuống trồi lên sau chót vót

Sông dài trời rộng bên cô liêu”

Mở đầu là cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước, ở khổ thơ đầu tác giả sử dụng một loạt các từ: “thuyền, nước”  là các từ mà nhà thơ xưa hay dùng để miêu tả cảnh thiên nhiên đẹp đẽ. Đây như là một bức tranh thủy mặc, đầy đủ cảnh sông nước lãng mạn, tĩnh lặng êm đềm nhưng lại buồn đến tê tái. Nói về nỗi buồn ấy, Hoài Thanh đã nhận xét: “thiên nhiên trong thơ mới đẹp nhưng lại thấm đượm Nỗi buồn da diết bâng Khuâng”. Nỗi buồn đó lại được Huy Cận lý giải rằng “chúng tôi lúc đó có một nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra nên kéo dài triền miên”. Đó là nỗi buồn của những con người sống trong cảnh nước mất nhà tan, có lẽ thế nên trong dòng Tràng Giang chỉ có một giải buồn bát ngát

“Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song”

từ “điệp điệp” là gợi tả những con sóng gợn lên hết lớp này đến lớp khác, triền miên vô tận. Buồn điệp điệp miêu tả cái buồn thiên nhiên nhưng thực chất nó đang diễn tả một nỗi buồn của thi nhân, đang gợn lên theo từng đợt sóng. Những con sóng vỗ vào bờ.  Thuyền và nước là hai cảnh vật luôn đi cùng nhau gắn bó với nhau không bao giờ xa cách, vậy mà trong mắt Huy Cận nó trở nên bơ vơ lạc lõng. Từ đó mà nỗi sầu của nhà thơ lan tỏa ra vũ trụ “sầu trăm ngả” ở đây không gian vừa được mở ra về chiều rộng,  vừa vươn lên theo chiều dài. Vì vậy hình ảnh này khiến ta liên tưởng đến hai câu thơ trong bài “trăng cao” của Đỗ Phủ

“vô biên niên mộng tiêu tiêu hạ

Bất tận Trường Giang cổ cổ lai”

thuyền là hiện diện của sự sống con người nhưng rồi sự xuất hiện ấy cũng chỉ lướt qua trong chốc lát, sau đó nó lại nép mình vào bến bờ. Trả lại sự bình yên, nhìn luồng sóng “Con thuyền xuôi mái” Đây là một sự liên tưởng đến sự lạc lõng kiếp sống trôi nổi, phải chăng  tác giả cũng từng sống trong hoàn cảnh ấy.

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

ở hai câu thơ này Huy Cận đã sử dụng phép đối hết sức táo bạo. Chỉ đối ý, đối hình mà câu thơ vẫn cân xứng hài hòa con thuyền và cành củi khô đang cùng trôi nổi trên dòng Trường Giang. Trong thơ của Huy Cận đã nói nhiều đến nỗi sầu vạn cổ, buồn thiên thu. Đến bài thơ này ta lại bắt gặp một cái xấu nữa “sầu trăm ngả” không chỉ với ba từ ây thôi ta đã thấy sầu của thi sĩ trải dài khắp cảnh vật nơi đây. Nếu trong thơ Xưa thi sĩ thường dùng các chất liệu tùng cúc trúc mai, làm chất liệu sáng tác thì ở đây Huy Cận lại đưa vào trong thơ một hình ảnh rất đỗi bình thường và quen thuộc “Củi khô” nhận xét về cành Củi khô đó Nguyễn Đăng Mạnh đã viết “lần đầu tiên trong lịch sử thơ ca nhân loại có một cành củi khô trôi dạt giữa dòng trong thơ Huy Cận”. Như nỗi buồn của kiếp người trong xã hội cũ, khổ thơ này được xem là khổ thơ đặc sắc nhất của bài thơ, vì ở đây mang âm điệu buồn tê tái, khám phá được ở đó là cảnh vật thiên nhiên tràn ngập nỗi buồn, da diết… cảnh trời rộng sông dài ở đây diễn tả sự mênh mang, trống rỗng thể hiện nỗi buồn triền miên của Huy Cận và cảnh sông Hồng.

Tiếp với nỗi sầu vạn cổ, buồn thiên thu ấy, nỗi buồn được nhân lên gấp bội. Bức tranh sông nước được vẽ thêm đất, thêm làng nhưng vẫn buồn đến tê tái, nỗi buồn ấy được gợi tả từ những cồn nhỏ, thêm vào đó là sự hiu hắt thổi nhẹ của gió, sự tĩnh lặng vắng vẻ của cảnh vật,

“ lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

Huy Cận nói ông đã được đọc hai chữ đìu hiu ấy từ Chinh Phụ Ngâm

Non kì quạnh quẽ trăng treo

bên  Phi gió thổi đìu hiu mấy gò”

Cảnh sắc trong Chinh Phụ Ngâm đã vắng lặng, hiu hắt nhưng cảnh trong Tràng Giang lại vắng vẻ hiu hắt hơn. Từ láy lơ thơ diễn tả sự thưa thớt, rời rạc của những cồn nhỏ mọc lên giữa lòng trắng xanh thể hiện nỗi buồn man mác theo gió nhẹ thấm lên từng cảnh vật, nhà thơ muốn tìm đến hơi ấm của con người để xua bớt đi cái lạnh lẽo, hiu quạnh ở đây nhưng

“ đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

tiếng chợ  ở đâu không xác định được, từ xưa Nguyễn Trãi đã dùng vẻ âm thanh ấy trong bài Cảnh Ngày Hè

“lao xao chợ cá làng Ngư Phủ

Dắng dỏi Cầm ve lầu tịch dương”

Âm thanh của tiếng chợ vãn đã mất dần và không xác định được. Như vậy nhà Thơ lấy động tả tĩnh để miêu tả nỗi buồn sâu lắng của thi sĩ, hai câu thơ tiếp của khổ thơ bức tranh vô biên của Tràng Giang đã đạt đến sự khôn cùng

“nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bên cô liêu”

Đến đây Huy Cận miêu tả không gian ba chiều giữa cảnh và người, thi sĩ như một vật nhỏ bé chơi vơi giữa bến đò với những vạt nắng trên bầu trời chiếu xuống mặt đất trong xanh, khiến ta liên tưởng đến bầu trời xanh được đẩy lên cao hơn, xa hơn. Ở đây tác giả không dùng chữ “cao chót vót” mà lại dùng “sâu”  để diễn tả độ cao của trời xanh, từ đó cho chúng ta thấy rằng đứng trước cảnh vật ấy con người càng lạc lõng nhỏ bé cô đơn đến tột cùng. Chính sự lạc lõng ấy đã tạo nên cho hai khổ thơ này một nỗi buồn tê tái, mang đậm cảm xúc tình cảm của thi sĩ, và nỗi buồn ấy ẩn chứa nỗi sầu vạn cổ, buồn thiên thu của tác giả.

Thành công của hai khổ thơ chính là sự sáng tạo nghệ thuật, sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Sử dụng nhiều thi liệu trong thơ cổ, từ ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Góp lại những trang thơ của Huy Cận ta không khỏi quên được nỗi buồn tê tái của thi sĩ trước cảnh vật, cảnh nước mất nhà tan. Bài thơ vừa mang đậm phong cách của Huy Cận, vừa là một dấu son chói lọi trong nền thơ ca Việt Nam và trong lòng bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *