Đề HSG Tôi muốn có độ cao của mình, Người nghệ sĩ đích thực

Đề thi khối 10

ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI

 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO         KỲ THI OLYMPIC 27 THÁNG 4 LỚP 10,11

                                                    NĂM HỌC 2022 – 2023

 

  ĐỀ THI CHÍNH THỨC                                        Môn: NGỮ VĂN – LỚP 10

                                                                                    Thời gian làm bài thi: 180 phút

                                                                                    Ngày thi: 07/03/2023

                                                                                                (Đề thi có 1 trang)

 Câu 1 (8 điểm) – Nghị luận xã hội

Trả lời nhà biên tập khi viết tác phẩm Trà hoa nữ mà không dùng tên thật của mình (vốn trùng với tên người cha là nhà văn Alexandre Dumas nổi tiếng), Alexandre Dumas con nói: “Tôi muốn có độ cao của mình”

Hãy viết bài văn trình bày quan điểm của anh/chị về câu nói trên.

Câu 2 (12 điểm) – Nghị luận văn học

Có ý kiến cho rằng: Người nghệ sĩ đích thực: “là những người duy nhất vừa biết bay, vừa biết đáp xuống bằng một đôi chân không đi đôi giày hạnh phúc, một đôi chân trần rất mỏng, rất mềm, hòa vào đất ấm”

Bằng những hiểu biết về các tác phẩm trong chương trình ngữ văn 11, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO          KỲ THI OLYMPIC 27 THÁNG 4 LỚP 10,11

                                                                      NĂM HỌC 2022 – 2023

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHÍNH THỨC

CÂU NỘI DUNG

 

ĐIỂM
1 Trả lời nhà biên tập khi viết tác phẩm Trà hoa nữ mà không dùng tên thật của mình (vốn trùng với tên người cha là nhà văn Alexandre Dumas nổi tiếng), Alexandre Dumas con nói: “Tôi muốn có độ cao của mình”

Hãy viết bài văn trình bày quan điểm của anh/chị về câu nói trên.

 

8.0
I.                  Yêu cầu về kĩ năng

–         Nắm được phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận… biết cách triển khai nội dung của đề, có luận điểm rõ ràng, hệ thống lập luận chặt chẽ, vận dụng kiến thức xã hội phù hợp, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, viết câu, dùng từ.

 
II.               Yêu cầu về kiến thức

–         Thí sinh có thể làm bài theo nhiều hướng khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và bằng chứng xác đáng, được tự do trình bày ý kiến cá nhân nhưng thái độ phải chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Sau đây là một số gợi ý.

 
1.     Giới thiệu vấn đề nghị luận 0.5
2.     Triển khai nội dung 7.0
a.     Giải thích

– Độ cao: Là khoảng cách thẳng đứng từ một điểm đến 1 bề mặt

– Tôi muốn có độ cao của mình: Khao khát khẳng định giá trị bản thân, cao hơn nữa là vị thế của mình trước mọi người

– Khái quát vấn đề nghị luận: Câu nói đề cập đến một trong những khát vọng chân chính của con người là khẳng định giá trị bản thân, nâng cao vị thế của mình trước những người xung quanh.

1.0
b.     Bàn luận, mở rộng vấn đề

–         Ngoài những nhu cầu thông thường trong cuộc sống, con người còn có nhu cầu được người khác công nhận khả năng, giá trị của mình. Tùy thuộc vào tính cách quan điểm của từng người mà nhu cầu này được thể hiện ở những mức độ khác nhau nhưng nhìn chung đó là một đòi hỏi mang tính bức thiết và chân chính ở mỗi người, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.

–         Có rất nhiều điều tạo nên giá trị của con người: Tài năng, phẩm hạnh…nhưng để đạt đến độ cao thì cần có sự hội tụ của tất cả những yếu tố đó. Để được mọi người công nhận, đánh giá cao, ngưỡng mộ, con người câng có thái độ tự tin sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách, thấu hiểu bản thân để khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, sửa đổi bản thân, không ngừng học hỏi và trau dồi vốn tri thức, tu dưỡng đạo đức…

–         Khi mỗi người đều nuôi dưỡng khát khao chân chính là đưa mình lên một tầm cao, họ sẽ sống nhiệt huyết và làm việc hang say để kiến tạo nên những thành tựu , thúc đẩy xã hội phát triển từ đó góp phần làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn

–         Phê phán những người tự ti, đánh giá thấp bản thân mình, những người không có ý chí cầu tiến, không có ý thức nâng cao giá trị bản thân. Đồng thời cần lên án những kẻ hám lợi, hư danh muốn tạo dựng giá trị bản thân một cách nhanh chóng nên có việc làm hành động thiếu chân chính(dựa dẫm vào người khác, bất chấp thủ đoạn…)

(Lưu ý: Thí sinh cần đưa những dẫn chứng minh họa phù hợp để những lập luận, lí lẽ nói trên được sáng tỏ)

5.0
c.      Bài học nhận thức và hành động

–         Cần nuôi dưỡng khát khao khẳng định bản than và thực hiện nó một cách chân chính.

–         Cần có thái độ sống chủ động, tích cực dung cảm dám làm, dám hành động và không ngừng sáng tạo.

–         Cần tỉnh táo khách quan, nhìn nhận đúng năng lực của mình để tạo dựng giá trị bản thân cho phù hợp

1.0
3.     Khái quát lại vấn đề nghị luận 0,5
2 Có ý kiến cho rằng: Người nghệ sĩ đích thực: “là những người duy nhất vừa biết bay, vừa biết đáp xuống bằng một đôi chân không đi đôi giày hạnh phúc, một đôi chân trần rất mỏng, rất mềm, hòa vào đất ấm”

Bằng những hiểu biết về các tác phẩm trong chương trình ngữ văn 11, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

 

12.0

 

I.                  Yêu cầu về kĩ năng

–         Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, biết vận dụng kiến thức lí luận và đọc hiểu tác phẩm văn học để giải quyết yêu cầu của đề bài. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…Kết cấu chặt chẽ, lập luận mạch lạc thuyết phục, cảm xúc chân thành không mắc lỗi diễn đạt.

 

 

II.               Yêu cầu về kiến thức

–         Thí sinh có kiến thức lí luận văn học, kết hợp hiểu biết sâu sắc về tác giả, tác phẩm văn học

–         Dẫn chứng phù hợp, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, bao quát được hết các biểu hiện đa dạng của vấn đề.

–         Thể hiện được năng lực cảm thụ tác phẩm văn học sâu sắc, sáng tạo, bám sát vấn đề nghị luận.

 

 

 

 

 

 

1.     Giới thiệu vấn đề nghị luận 1.0
2.     Triển khai nội dung 10.0
a.     Giải thích

–         Vừa biết bay: Có khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú có sự bay bổng trong sáng tạo

–         Vừa biết đáp xuống bằng một đôi chân không đi đôi giày hạnh phúc, một đôi chân trần rất mỏng, rất mềm, hòa vào đất ấm: Sống gần thậm chí bám chặt lấy hiện thực đời sống bằng khả năng quan sát và bằng 1 tâm hồn nhạy cảm, tinh tế để có thể cảm nhận mọi biến động tinh vi của cuộc sống.

–         Nhận định đề cập đến bản chất của văn chương là bắt nguồn từ hiện thực đời sống và mang tính sáng tạo, đồng thời cũng đề cao vai trò của người nghệ sĩ, họ chẳng những không phải là người sống xa hiện thực nhất, mà là người sống gần với nó hơn bất cứ ai, vừa phải phản ánh đời sống với diện mạo chân thực nhất lại vừa phải có những sáng tạo bay bổng để thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình.

 

1.5
 

b.     Bình luận, chứng minh

–         Cuộc sống là nơi bắt đầu và cũng là đích đến của văn chương. Hiện thực xã hội bao la rộng lớn chính là mảnh đất màu mỡ để văn chương sinh thành, nhưng tác phẩm văn chương không bao giờ là sự sao chép lạnh lung, khách quan hiện thực mà nó luôn ẩn chứa tư tưởng và tâm hồn người viết. Chất hiện thực làm nên sức sống cho tác phẩm và chính tài năng phẩm chất của người nghệ sĩ đã bất tử hóa sức sống ấy.

–         Văn học nhận thức, phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Một trong những biện pháp quan trọng nhất để nhà văn xây dựng hình tượng chính là tưởng tượng. Do đó tưởng tượng phong phú là tư chất nghệ sĩ nổi bật ở nhà văn. Nhờ có liên tưởng, tưởng tượng nhà văn đã dựng lên 1 thế giới nhân vật sống động, hóa thân, sống cuộc đời nhân vật, tái tạo hiện thực vừa quen vừa lạ để gửi gắm thông điệp đến người đọc, dự báo tương lai…

–         Trí tưởng tượng của nhà văn dù có phong phú đến đâu, cũng không thể phong phú bằng chính bản thân thực tế với biết bao biến cố, biến động và cả những diễn biến tinh vi nhất. Bản chất con người và cuộc sống không phải lúc nào cũng bộc lộ qua hiện tượng dễ thấy. Do đó, nhà văn không thể thiếu khả năng quan sát tinh tế, phải “thọc tay vào tận đáy, vào lòng sâu của cuộc sống con người” (Gớt) để “tóm” được những điều thú vị và để phát hiện được những ý nghĩa sâu xa trong những cái bình thường, nhỏ bé nhất.

–         Cũng không thể không kể đến tư chất nghệ sĩ, đó là con người giàu tình cảm, dễ xúc động và nhạy cảm với những vui, buồn, yêu, ghét…đến độ mãnh liệt. Bất cứ viết về điều gì, người nghệ sĩ cũng phải thâm nhập vào đối tượng với con tim nóng hổi và tấm lòng rộng mở đón nhận những vang động dù là nhỏ nhất của cuộc đời

(Lưu ý: Trong quá trình bàn luận ý kiến, thí sinh cần có dẫn chứng hợp lí lấy trong chương trình ngữ văn 11 và biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ các luận điểm)

7,0
c.      Mở rộng, nâng cao vấn đề

Nhận định trên có ý nghĩa lí luận về bản chất của văn chương và mở ra những bài học cho quá trình tiếp nhận văn học

–         Tác phẩm văn học có sức sống lâu bền trong lòng độc giả phải chân thực nhưng đồng thời cũng phải sáng tạo độc đáo, mới lạ. Qua tác phẩm người đọc biết về cuộc sống, hiểu đời, hiểu người và hiểu chính bản thân mình

–         Nhà văn cần phải biết dung hòa giữa bay và đáp xuống cần sống hết mình với cuộc đời và không ngừng tìm tòi, suy nghĩ trau dồi tài năng để tạo nên những tác phẩm chân chính đầy giá trị

–         Bạn đọc khi đến với văn chương cũng cần mở rộng tấm lòng để có thể thấu cảm với nhà văn qua từng trang sách

1,5
3.     Khái quát lại vấn đề nghị luận 1.0
Lưu ý chung: Khuyến khích những bài làm sáng tạo, trân trọng ý tưởng vượt ra ngoài đáp án, nhưng lí lẽ lập luận phải thuyết phục, thể hiện tư duy mạch lạc, khoa học và khả năng cảm thụ văn học sâu sắc, tinh tế  

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *