Nhà văn nào đi tìm đề tài không phải vì yêu thương hay căm giận mà đi tìm theo mùi hương. Giấc mơ của anh hề

Đề thi khối 10

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 2022-2023

ĐỀ BÀI

Câu 1. Nghị luận xã hội (8,0 điểm)

Đời sống là bờ

Những giấc mơ là biển

Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa

(Trích Giấc mơ của anh hề, Lưu Quang Vũ, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Nxb Hội nhà văn, 2022, tr.187)

Anh/ Chị có suy nghĩ gì về thông điệp được gửi gắm trong những câu thơ trên?

Câu 2. Nghị luận văn học (12.0 điểm)

Nhà văn nào đi tìm đề tài không phải vì yêu thương hay căm giận mà đi tìm theo mùi hương, hay đúng hơn là đánh hơi thì không thể trở thành người con của thời đại mình”.

(Dẫn theo Đaghextan của tôi, Raxun Gamzatop, NXB Cầu Vồng, 1984,  tr. 74)

Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về quan điểm trên

HƯỚNG DẪN CHẤM

CÂU Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
1 1 Hình thức, kĩ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu một bài làm văn nghị luận xã hội 0,5
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn 0,5
2 Nội dung 7,0
2.1 Câu thơ trích trong bài Giấc mơ của anh hề của nhà thơ Lưu Quang Vũ 1,0
– Đời sống là cái hạn hẹp, bé nhỏ và đơn điệu.

Những giấc mơ là thế giới bao la, rộng lớn, đầy màu sắc ; không bị giới hạn bởi bất cứ điều gì.

– Cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa nếu con người thôi mơ ước và hi vọng; những ước mơ tạo thành động lực để con người kiến tạo và cải tạo đời sống.

 
2.2 Vấn đề gợi ra từ câu thơ của Lưu Quang Vũ: mối quan hệ giữa hiện thực và ước mơ; ý nghĩa của việc biết ước mơ đối với cuộc sống con người. 4,0
2.2.1 Mối quan hệ giữa hiện thực và ước mơ

– Chúng gắn bó khăng khít và song hành với nhau như bờ và biển.

+ Hiện thực thôi thúc con người xây đắp những giấc mơ

+ Mơ ước tiếp thêm động lực để cải tạo hiện thực.

– Chúng vừa đối lập vừa bổ sung cho nhau.

 
2.2.2 Ý nghĩa của việc biết ước mơ đối với cuộc sống con người.

– Ước mơ giúp con người biết tin tưởng vào cuộc sống và hi vọng vào tương lai.

– Ước mơ giúp con người có đủ bản lĩnh, nghị lực để vượt lên những khó khăn, thử thách.

– Ước mơ giúp con người khám phá ra năng lực và thử thách giới hạn của chính mình.

– Ước mơ giúp con người có ý thức xây dựng và cải tạo cuộc sống, làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

– Ước mơ tạo ra sợi dây vô hình gắn kết con người.

 
2.3 Mở rộng, liên hệ. 2,0
– Không có ước mơ nào là bé nhỏ và tầm thường ; chỉ có con người làm tầm thường hóa ước mơ. Không có ước mơ nào là xa vời và viển vông ; chỉ là con người có dám theo đuổi đến cùng hay không.  
– Biết ước mơ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết nhưng cách thức để thực hiện ước mơ ấy cũng quan trọng không kém. Đừng đem khát vọng cao đẹp ra để ngụy biện hay che đậy cho những hành vi tầm thường, xấu xa.  
Tổng điểm câu 1 8,0
2 1 Hình thức, kĩ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu của một bài làm văn nghị luận văn học.  
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn.  
2 Nội dung 11,0
2.1 Giải thích 1,0
– “Đề tài”: là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài đã bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của nhà văn.

Yêu thương, căm giận: là cảm xúc, tình cảm chân thành của con người, là hứng thú và say mê thực sự đối với một vấn đề, một hiện tượng nào đó xảy ra trong cuộc đời. Nó đến từ những rung động chân thành, từ những trăn trở, suy tư nghiêm túc và nghiêm khắc của chính con người.

– “đi tìm theo mùi hương, hay đúng hơn là đánh hơi” là sự lựa chọn hay quan tâm theo quan điểm của số đông, theo trào lưu nhằm làm hài lòng người khác hay để thỏa mãn lợi ích cá nhân.

 
Ý kiến khẳng định: Nhà văn chân chính phải là người sáng tác bằng tất cả sự rung cảm của trái tim, bằng sự thôi thúc từ bên trong tâm hồn mình trước một vấn đề nào đó đặt ra trong hiện thực.  
2.2 Bàn luận 10,0
2.2.1 Văn học phải bắt nguồn từ đời sống

– Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù vì vậy, vai trò, chức năng cơ bản nhất, trước tiên nhất của văn học là phản ánh tồn tại xã hội hay nói cách khác là bám sát cái hiện thực đời sống đang diễn ra.

– Văn học là nhân học nên văn học phải hướng tới con người, vì con người.

 
2.2.2 Văn học phải xuất phát từ những rung cảm của trái tim.

– Nhu cầu giải thoát và bộc lộ tình cảm chính là nhu cầu thôi thúc đầu tiên của quá trình sáng tạo nghệ thuật.

– Tác phẩm văn học ra đời là kết quả của một hoạt động tâm lí căng thẳng của người nghệ sĩ, trong đó có sự đan xen, hòa lẫn của rất nhiều trạng thái tâm lí, từ ấn tượng tới cảm xúc, từ vô thức tới ý thức, từ linh cảm tới tư duy logic, từ tư tưởng tới suy nghĩ.

– Mọi sáng tác chạy theo trào lưu, cảm xúc hời hợt, suy tư dễ dãi đều không thể tồn tại trước sự đào thải khắc nghiệt của thời gian cũng như độc giả.

 
2.3 Mở rộng

– Mọi cảm xúc trong sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng phải xuất phát từ tình yêu tha thiết dành cho cuộc sống và con người thì mới tạo nên sức hấp dẫn và sức sống cho tác phẩm đó.

– Cảm xúc trong sáng tạo nghệ thuật vừa mang dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ vừa mang hơi thở và xúc cảm của thời đại.

– Cảm xúc chân thành và mãnh liệt cần được biểu hiện thông qua một hình thức nghệ thuật mới mẻ, sáng tạo và mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ.

2,0
  Tổng điểm câu 2 12,0
Tổng điểm toàn bài (1 + 2) 20,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *