Dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài vào lao động chữ

Đề thi khối 10
KÌ THI  HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LỚP 10 

 

 

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

 

Câu 1 (8,0 điểm)

Suy nghĩ của anh(chị) về câu nói “Con người phải tạo ra đồng thời chế ngự đam mê”.

Câu 2 (12,0 điểm)

Bàn về ngôn ngữ thơ, Lê Đạt khẳng định: Dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng

phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài vào lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.

(Dẫn theo sách Ngữ văn 10, tập 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục, 2022, tr. 84).

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một bài thơ ngoài chương

trình sách giáo khoa mà anh/chị yêu thích.

 

               KÌ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LỚP 10                                        

 HƯỚNG DẪN CHẤM   

MÔN: NGỮ VĂN

(Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

  1. YÊU CẦU CHUNG
  2. Ngoài việc đánh giá, kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của một học sinh giỏi môn Ngữ văn: kiến thức tiếng Việt, tác phẩm văn học và lí luận văn học vững chắc, sâu rộng; kiến thức xã hội phong phú; kĩ năng làm bài tốt, kết cấu bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc các lỗi diễn đạt…
  3. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản ở phần Đọc – hiểu, những định hướng giải quyết ở phần làm văn và các thang điểm chủ yếu. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, cẩn trọng và tinh tế khi đánh giá bài làm học sinh. Đánh giá bài làm của học sinh trong tính chỉnh thể, phát hiện, trân trọng những bài làm có ý kiến và giọng điệu riêng, chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
  4. Tổng điểm toàn bài là 20, chiết đến 0,5. Hướng dẫn chấm cho điểm từng câu, trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra những thang điểm cụ thể.
  5. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 (8,0 điểm)

  1. Giải thích ý kiến: Mỗi con người phải biết tạo ra sự hứng thú và yêu thích của mình với đối tượng nào đó trong cuộc sống, nhưng đồng thời cũng phải có khả năng điều tiết, làm chủ niềm yêu thích, hứng thú của mình trước một đối tường nào đó ytrong cuộc sống.
  2. Bàn luận về vấn đề:

– Phân tích, lí giải:

+ Vì sao lại phải tạo ra đam mê: đam mê sẽ tạo nên hứng thú giúp con người cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống, để cuộc sống được hạnh phúc hơn. (đưa ra dẫn chứng)

+ Vì sao con người cần phải chế ngự đam mê: Niềm đam mê khi đẩy lên đến cao độ khiến con người không kiểm soát được hành vi của mình, có thể có những hành động cực đoan sai trái, bất chấp tất cả gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và xã hội, nếu không biết điều chỉnh đam mê con người sẽ có nguy cơ méo mó, thiên lệch, thậm chí lập dị…(đưa ra dẫn chứng)

– Bàn luận, mở rộng vấn đề:

+ Đây là một lời khuyên đúng đắn, đưa ra một thái độ sống tích cực: con người phải biết cân bằng giữa đam mê và hiện thực để làm chủ bản thân trong cuộc sống.

+  Khẳng định, ngợi ca những con người, những tấm gương bằng niềm đam mê trong học tập, nghiên cứu, công tác đã mang lại niềm hạnh phúc không chỉ cho bản thân và gia đình mà còn có những đóng góp , cống hiến lớn lao cho xã hội.

+  Phê phán những kẻ không biết kiềm chế đam mê dẫn đến làm mất đi những giá trị cao quý, thiêng liêng trong cuộc sống con người.

– Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.

Biểu điểm:

– Điểm 6 – 8: Đáp ứng được các yêu cầu trên, lập luận logic, hành văn trong sáng, không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả.

– Điểm 4 – 5: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả.

– Điểm 3 – 4.5: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả.

– Điểm 1 – 2,5: Bài viết thiếu nhiều ý, lập luận chưa chặt chẽ, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.

– Điểm dưới 1,0: Hoàn toàn lạc đề, diễn đạt lủng củng.

Câu 2(12,0 điểm)

  1. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được

vấn đề.(0.5)

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giải thích và làm sáng tỏ ý kiến bàn về

ngôn ngữ thơ của Lê Đạt (Dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc

cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài vào lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng

thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc

trung thành của ngôn ngữ).(0.5)

  1. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập

luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Sau đây là một hướng gợi ý:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: yêu cầu của việc sáng tạo ngôn ngữ trong thơ ca;

trích dẫn ý kiến.

Hướng dẫn chấm:

– Giới thiệu được vấn đề nghị luận: 1,0 điểm.

– Giới thiệu không rõ hoặc không giới thiệu vấn đề nghị luận: 0,0 – 0,5 điểm.(1,0)

* Giải thích vấn đề

– Chữ và lao động chữ:

+ Chữ là ngôn từ nghệ thuật, là sự vận dụng, sáng tạo từ ngôn ngữ chung để tạo

ra ngôn từ trong tác phẩm văn chương, thể hiện sự dụng công, mài dũa, trau

chuốt của người nghệ sĩ, in đậm dấu ấn sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Chữ trong

thơ là loại ngôn ngữ đặc thù, khác với ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ văn

xuôi.

+ Lao động chữ là hoạt động sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ ca. Chữ là

kết quả tựu thành của sáng tạo thơ và là thước đo giá trị sáng tạo của thơ.

– Nhận định của nhà thơ Lê Đạt nhấn mạnh yêu cầu của việc sáng tạo ngôn ngữ

trong thơ ca:

+ Làm thơ là phải làm mới chữ, tạo ra những từ ngữ, cấu trúc, lối viết độc đáo,

khác biệt, độc nhất. Từ những câu từ, con chữ quen thuộc hàng ngày, bằng tài

năng và sức sáng tạo của mình, người nghệ sĩ đã tái sinh cho chúng cuộc đời

mới.

+ Để tạo ra ngôn ngữ nghệ thuật in đậm dấu ấn cá nhân (ngôn ngữ đặc sản độc

nhất), mỗi nhà thơ cần dày công tìm kiếm, lựa chọn, tinh lọc ngôn ngữ chung

(ngôn ngữ công cộng), tận tụy đem hết tâm trí dùi mài vào lao động chữ, từ đó

góp phần làm phong phú tiếng nói của dân tộc.

Hướng dẫn chấm:

– Nêu được 2 ý như đáp án: 2,0 điểm.

– Nêu được 1 ý: 1,0 – 1,5 điểm.

– Giải thích sơ sài: 0,5 – 0,75 điểm.

– Không giải thích hoặc giải thích sai: 0,0 điểm.

* Lý giải, bàn luận ý kiến (2,0)

Ý kiến của Lê Đạt là xác đáng, vì:

– Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học. Ngôn ngữ văn học, đặc biệt là ngôn

ngữ thơ luôn thay đổi, liên tục được làm mới qua bàn tay sáng tạo của các nhà

thơ.

– Ngôn ngữ thơ ca có thể xem là tiêu biểu cho ngôn ngữ văn học bởi các đặc

điểm như tính chính xác, tính hàm súc, tính hình tượng, tính cá thể hóa được thể

hiện một cách tập trung với yêu cầu cao nhất. Vì thế, đòi hỏi mỗi nhà thơ khi

viết phải dốc hết tâm trí để lựa chọn, tinh lọc, sáng tạo ngôn ngữ thơ. Các nhà

thơ phải là phu chữ, lão bộc trung thành của ngôn ngữ, phải dồi dào về ý tứ, ưu

việt trong chọn lời.

– Sáng tạo là yếu tố then chốt quyết định sự sống còn của nhà văn trong quy luật

phát triển chung của văn học. Ngôn từ trong thơ ca phải được lạ hóa, mang dấu

ấn sáng tạo của cá nhân người nghệ sĩ. Chính sự mới lạ, độc đáo đó sẽ tạo nên

sự hấp dẫn lâu bền của thơ ca.

Hướng dẫn chấm:

– Bàn luận được 2-3 ý: 1,75 – 2,0 điểm.

– Bàn luận được 1 ý: 1,0 điểm – 1,5 điểm.

– Bàn luận chung chung, không rõ: 0,5 điểm – 0,75 điểm.

* Làm sáng tỏ ý kiến qua một bài thơ yêu thích

– Thí sinh lựa chọn một tác phẩm thơ ngoài chương trình sách giáo khoa Ngữ

văn giáo dục phổ thông.

– Khi phân tích, thí sinh cần:

+ Làm nổi bật những sáng tạo về ngôn ngữ thơ của tác giả biểu hiện trong bài

thơ được chọn.

+ Nhấn mạnh những yếu tố sáng tạo đó góp phần làm nên giá trị độc đáo của tác

phẩm và phong cách nghệ thuật nhà thơ.

Hướng dẫn chấm:

– Phân tích, chứng minh có sức thuyết phục: 3,75 – 4,0 điểm.

– Phân tích, chứng minh tương đối thuyết phục: 2,5 – 3,5 điểm.

– Phân tích, chứng minh chưa đầy đủ hoặc thiếu thấu đáo: 1,0 – 2,25 điểm.

– Phân tích chung chung, không rõ: 0,5 – 0,75 điểm.

* Đánh giá (4.0)

– Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến.

– Ý kiến đã định hướng cách thức tiếp cận cho người tiếp nhận tác phẩm thơ, đặt

ra những yêu cầu, đòi hỏi đối với người sáng tác thơ..

Hướng dẫn chấm:

– Trình bày được 2 ý: 1,0 điểm.

– Trình bày được 1 ý: 0,5 – 0,75 điểm.

– Không đánh giá: 0,0 điểm. (1,0)

  1. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

  1. Sáng tạo: (1.0)Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới

mẻ; văn viết có cảm xúc.

1 + 2 Tổng điểm 20,0

—–H

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *