Đề HSG Hình thức nghệ thuật có ý nghĩa rất lớn

Đề thi khối 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2022 – 2023

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

 

Môn: NGỮ VĂN

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi:

Đề thi gồm 1 trang, 02 câu hỏi

 

Câu 1. Nghị luận xã hội (8,0 điểm)

Có một người thầy đã nói: “Tôi mong rằng, các bạn sẽ là những người luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng cái đúng, cái tiến bộ và do đó cần bản lĩnh.”(1)

Suy nghĩ của anh/chị về tư tưởng đạo lí được nêu trong câu nói của thầy Hiệu trưởng.

Câu 2. Nghị luận văn học (12,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Hình thức nghệ thuật có ý nghĩa rất lớn. Nhờ nó nghệ thuật trở thành nghệ thuật. Nghệ thuật không phải chỉ có hình thức. Nhưng không có hình thức sẽ không có nghệ thuật. Ý nghĩa của hình thức không chỉ hạn chế trong quan hệ của nó với nội dung. Bản thân hình thức cũng có giá trị riêng và tác động riêng. (2)

Bằng những hiểu biết của mình về hình thức nghệ thuật, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

——————————

  • Nguyễn Văn Minh, Toàn văn Diễn văn khai mạc Lễ trao bằng thạc sĩ, tiến sĩ, trường ĐHSP Hà Nội, ngày 24.2.2023).
  • Lê Ngọc Trà, Hình thức và ý nghĩa của hình thức trong sáng tạo nghệ thuật, tap chi song huong, ngày 12.1.20
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Trung học phổ thông
Năm học 2022 – 2023

HƯỚNG DẪN CHẤM THI

       Đề thi chính thức

 

Môn: NGỮ VĂN

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi:

Đề thi gồm 1 trang, 02 câu hỏi

 

 

CÂU Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐẠT  
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1 Hình thức, kĩ năng 1,0  
Đáp ứng yêu cầu của một bài văn nghị luận xã hội.  
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn.  
2 Nội dung 7,0  
2.1 Giải thích    
  – Sự thật: cái thật, cái đúng

– Tôn trọng sự thật: quý trọng, đề cao, hướng về sự thật, nói và làm theo sự thật

– Cái tiến bộ: cái mới, có ý nghĩa, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội

– Tôn trọng cái tiến bộ: quý trọng, đề cao, hướng về cái tiến bộ

– Bản lĩnh: sự cứng cỏi, mạnh dạn, dám nghĩ, dám hành động, dám bảo vệ quan điểm của mình

   
Ý khái quát: Câu nói của thầy Hiệu trường thể hiện mong muốn thiết tha ở thế hệ trẻ: tuổi trẻ cần tôn trọng sự thật, cái tiến bộ và cần có bản lĩnh để có thể tôn trọng được những điều ấy.    
2.2

 

 

 

 

 

Bàn luận    
a. Đánh giá: Tư tưởng đạo lí được nêu trong ý kiến hoàn toàn đúng đắn, sâu sắc và có ý nghĩa.

b. Vì sao cần tôn trọng sự thật, tôn trọng cái đúng?

+ Sự thật là chuẩn mực của cuộc sống bởi vì ai cũng công nhận giá trị của sự thật. Trên thế giới này, điều duy nhất không thể thay đổi đó là sự thật.

+ Sự thật luôn mang đến cho con người nhận thức sâu sắc, đúng đắn; nhận thức sai lệch không còn có chỗ trong thế giới tâm hồn, sẽ bị loại bỏ hoặc mất đi ưu thế, sự kiểm soát của nó.

+ Sự thật luôn mang đến những tình cảm chân thành, nhân văn, cao đẹp. Tình cảm ấy có sức mạnh dẫn dắt con người vượt qua những cám dỗ, thất bại, khủng hoảng trong cuộc sống.

+ Sự thật sẽ giúp cho con người có những hướng đi, hành động đúng đắn; ngăn chặn hành động sai lầm

+ Xã hội hiện đại ngày nay phát triển vượt bậc, thuận tiện, đem lại nhiều giá trị cho con người; bên cạnh đó, xã hội rất phức tạp, nhiều giá trị có thể bị đảo lộn, nhầm lẫn, ngụy trang… Vậy nên, con người càng phải tôn trọng sự thật.

   
  c. Vì sao cần tôn trọng cái tiến bộ?

+ Cái tiến bộ là cái mà xã hội nào cũng cần phải có bởi xã hội phát triển được đo bằng những cái tiến bộ. Đó là quy luật của sự phát triển.

+ Cái tiến bộ giúp mỗi người mở mang trí tuệ, tầm nhìn, định hướng những bước mới.

+ Cái tiến bộ giúp mỗi người có thái độ sống tích cực, sẵn sàng đổi mới bản thân để thích ứng với cái mới.

   
d. Vì sao muốn tôn trọng sự thật, cái đúng, cái tiến bộ cần có bản lĩnh?

+ Bản lĩnh là chìa khóa để con người có thể hướng về cái đúng, cái tiến bộ.

+ Bản lĩnh giúp con người dám bảo vệ cái đúng, sự thật và cái mới

+ Bản lĩnh khiến con người dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám dấn thân thoát khỏi vùng an toàn của bản thân để làm theo cái đúng, cái tiến bộ.

   
2.3 Liên hệ mở rộng

+ Tôn trọng sự thật, cái đúng không chỉ ở nhận thức, thái đội, tình cảm mà còn ở hành động. Đồng thời cần khéo léo bảo vệ cái đúng, sự thật.

+ Tôn trọng cái mới không có nghĩa là chê bai cái cũ. Cần nhớ quy luật kế thừa trong cuộc sống.

+ Bản lĩnh luôn đi đôi với trí tuệ, nhân văn, sự mềm dẻo, khéo léo.

+ Bản thân mỗi người trẻ cần thấy đây là những vấn đề rất quan trọng của xã hội hiện đại. Từ đó, có chí hướng phấn đấu.

   
Tổng điểm câu 1 8,0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Hình thức, kĩ năng 1,0  
Đáp ứng yêu cầu của một bài văn nghị luận xã hội.    
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn.    
2 Nội dung 11,0  
2.1 Giải thích    
  – Hình thức: là hình thái tồn tại của sự vật trong không gian, thời gian, là cấu tạo của bản thân sự vật , là hình thức của tư duy, nhận thức và sáng taọ của con người… Hình thức là yếu tố tất yếu của toàn bộ thế giới. Mỗi một loại hình nghệ thuật sẽ có những hình thức riêng. Ở đây, ta nói tới hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học. Hình thức nghệ thuật là sự tổng hợp nhiểu yếu tố: ngôn từ, không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện, người kể chuyện, giọng điệu, hình tượng tác giả,…

– Từ “tổng hợp” ở đây ý nói hình thức không phải là những yếu tố rời rạc mà có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể có ý nghĩa.

– “Nhờ nó nghệ thuật trở thành nghệ thuật”: nghĩa là nhờ có hình thức nghệ thuật mà tác phẩm văn học mới mang tính nghệ thuật, mới trở thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh mang tư tưởng, mang vẻ đẹp thẩm mỹ khác với các loại văn bản phi nghệ thuật.

– “Ý nghĩa của hình thức không chỉ hạn chế trong quan hệ của nó với nội dung. Bản thân hình thức cũng có giá trị riêng và tác động riêng”: nghĩa là hình thức nghệ thuật không chỉ có ý nghĩa thể hiện nội dung mà chính bản thân nó cũng tạo ra những ý nghĩa và sự tác động riêng không liên quan đến nội dung.

   
  Ý khái quát: Lê Ngọc Trà đã bàn về vai trò, ý nghĩa của hình thức, đặc biệt là hình thức nghệ thuật bên trong đối với việc thể hiện nội dung, ý nghĩa thẩm mĩ cho tác phẩm nghệ thuật và những ý nghĩa riêng của nó.    
2.2 Bàn luận    
  a. Đánh giá: Đây là một vấn đề rất quan trọng trong nghiên cứu văn học hiện nay. Ý kiến của giáo sư Lê Ngọc Trà là hoàn toàn chính xác và có ý nghĩa.      
  b. Vì sao “Nhờ nó nghệ thuật trở thành nghệ thuật. Nghệ thuật không phải chỉ có hình thức. Nhưng không có hình thức sẽ không có nghệ thuật”?

– Tác phẩm văn học ra đời là kết quả của sự trải nghiệm, vốn sống, cảm hứng và tài năng sáng tạo của nhà văn. Một tác phẩm luôn có hai mặt tạo thành một chỉnh thể thống nhất không thể tách rời: hình thức và nội dung. Hình thức luôn luôn thể hiện nội dung và nội dung luôn luôn là của hình thức cũng giống như một con người luôn có sự hài hòa giữa thể xác và linh hồn.

Có hình thức bên ngoài và hình thức bên trong.

+ Hình thức bên ngoài là cái vỏ vật chất, chất liệu của khách thể thẩm mỹ bên trong, mang tính cụ thể, cảm tính. Tác phẩm văn học nào cũng có hình thức cụ thể, ví dụ như thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, tám chữ; luật bằng trắc, hiệp vần, ngắt nhịp; các thủ pháp nghệ thuật như điệp, đối, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh… Nó rất quan trọng vì nó là bộ khung, giá đỡ không thể thiếu, là cơ sở khách quan của tác phẩm. Tuy nhiên, hình thức bên ngoài chưa phải là điều quan trọng nhất đối với văn học vì tự nó chưa thể làm nổi bật được những tư tưởng, tình cảm và giá trị của tác phẩm mà phải là hình thức bên trong.

+ Hình thức bên trong là hình thức của cái nhìn nghệ thuật, là hình thức cảm thấy, nghe thấy, là sự hiện diện của con mắt người nghệ sĩ. Đó mới là hình thức nghệ thuật đích thực mang tính đặc trưng của văn học. Hình thức nghệ thuật luôn gắn liền với quan niệm của người nghệ sĩ, bao gồm: quan niệm nghệ thuật về con người, không gian – thời gian nghệ thuật…

– Mặt thứ hai của tác phẩm là nội dung: nội dung khách quan (hiện thực đời sống, con người được nói tới) và nội dung chủ quan ( tư tưởng, quan niệm, suy ngâm, tình cảm của người nghệ sĩ). Hai lớp nội dung này cũng bổ sung cho nhau, không thể tách rời nhau. Song nội dung chủ quan sẽ đóng vai trò mang tính quyết định vì mỗi nhà văn với tư tưởng, quan niệm, suy ngẫm sẽ chi phối nội dung khách quan… Những nội dung ấy luôn luôn được thể hiện qua hình thức nghệ thuật. Như vậy, văn học không chỉ có hình thức nhưng không có hình thức thì không thể có nghệ thuật.

– Hình thức nghệ thuật bên trong còn có những đặc trưng: mang tính quan niệm, mang tính lịch sử, mang tính chỉnh thể, mang tính lịch sử. Do đó, nếu không có hình thức nghệ thuật thì không thể có nghệ thuật. Tính quan niệm nghĩa là: hình thức luôn mang cái “lí” của nó, mang quan niệm, suy nghĩ của nhà văn. Quan niệm như là một nòng cốt của hình thức, chi phối toàn bộ hình thức. Tính chỉnh thể của hình thức nghĩa là: hình thức không phải là tổng cộng của các lớp tạo nên nó mà nó chi phối nhau, tạo nên nhau. Tính lịch sử nghĩa là: hình thức nghệ thuật không đứng yên mà nó biến đổi theo thời gian.

– Hình thức nghệ thuật bên trong mới có ý nghĩa lớn lao: Hình thức tạo nên những rung cảm thẩm mỹ, tạo nên những khoái cảm thẩm mỹ, dẫn con người đi đến thế giới tư tưởng của tác phẩm và giúp cho văn học phát huy được những chức năng của nó. Nếu không có nó, tác phẩm văn học không tồn tại bởi nó không có vỏ vật chất, không có có cái nhìn, không có con mắt của người nghệ sĩ. Ở một phương diện khác, nếu tác phẩm không có hình thức nghệ thuật thì đó chỉ là văn bản phi nghệ thuật, không thể mang tính nghệ thuật, không thể đem lại những rưng cảm thẩm mĩ, không thể khuấy động tâm hồn người đọc.

   
  c. Vì sao: “Ý nghĩa của hình thức không chỉ hạn chế trong quan hệ của nó với nội dung. Bản thân hình thức cũng có giá trị riêng và tác động riêng”?

Hình thức nghệ thuật vừa là cái vỏ cật chất, cụ thể cảm tính vừa là con mắt của người nghệ sĩ. Nó có thể tạo ra ý nghĩa riêng ngoài ý nghĩa thể hiện nội dung của tác phẩm văn học. Nó có thể cuốn hút, làm say đắm lòng người, làm rung động trái tim và tâm hồn của người đọc ngay cả khi người đọc chưa hiểu nội dung.

   
2.3 Liên hệ mở rộng    
  – Đề cao hình thức nghệ thuật bên trong không đồng nghĩa với phủ nhận vai trò cảu hình thức nghệ thuật bên ngoài.

– Tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ rất quan trọng để tạo nên hình thức nghệ thuật.

– Chỉ những nhà văn tài năng mới có thể tạo ra được hình thức nghệ thuật bên trong độc đáo, có giá trị.

– Người đọc khi lắng nghe tác phẩm cần chú ý đến hình thức nghệ thuật bên trong tác phẩm.

   
Tổng điểm câu 2  12,0
Tổng điểm toàn bài (1+2) 20,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *