Đề đọc hiểu Giáo dục tư duy độc lập

Đề thi khối 10

PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

(1)Dạy cho con người một chuyên ngành thì chưa đủ. Bởi bằng cách đó, anh ta có thể trở thành một cái máy khả dụng nhưng không thể trở thành một con người với đầy đủ phẩm giá. Điều quan trọng là anh ta phải được dạy để có một cảm thức sống động về cái gì là đáng để phấn đấu trong cuộc đời. Anh ta phải được dạy để có một ý thức sống động về cái gì là đẹp và cái gì là thiện. Nếu không, với kiến thức được chuyên môn hóa của mình, anh ta chỉ giống như một con chó được huấn luyện tốt hơn là con người được phát triển hài hòa. Anh ta cần phải học để hiểu những động cơ của con người, hiểu những ảo tưởng và những nỗi thống khổ của họ để tìm ra một thái độ ứng xử đúng đắn với từng con người đồng loại của mình cũng như với cộng đồng.

            (2) Những điều trân quý đó được truyền cho thế hệ trẻ nhờ quan hệ trực tiếp với người thầy, chứ không phải – hoặc không phải chính yếu – qua sách vở. Đó là cái trước tiên làm nên văn hóa và bảo tồn văn hóa. Tôi luôn nghĩ tới điều đó khi tôi khuyến cáo rằng những “humanities”[1] là quan trọng chứ không phải kiến thức chuyên ngành khô khan trong lĩnh vực lịch sử và triết học.

            (3) Quá nhấn mạnh đến hệ thống ganh đua cũng như chuyên ngành hóa quá sớm vì tính hữu dụng trực tiếp sẽ giết chết tinh thần. Trong khi đó, tất cả đời sống văn hóa và rốt cục, cả những tinh hoa của các ngành khoa học chuyên biệt cũng lại phụ thuộc vào tinh thần ấy.

            (4) Ngoài ra, một điều nữa cũng thuộc về bản chất của một nền giáo dục có giá trị là lối tư duy phê phán độc lập phải được phát triển ở những người trẻ tuổi – một sự phát triển đang bị đe dọa trầm trọng bởi sự nhồi nhét (hệ thống điểm số). Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn đến sự nông cạn và vô văn hóa. Cần có cách dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điều họ được học là một quà tặng quý giá chứ không phải là một nhiệm vụ ngán ngầm”[2]

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề ấy được triển khai qua những luận điểm nào?

Câu 2. Ở đoạn văn (1), theo tác giả, vì sao “Dạy cho con người một chuyên ngành thì chưa đủ”?

Câu 3. Trong toàn văn bản, tác giả đã nêu ra những hạn chế, nhược điểm nào của giáo dục? Hậu quả của những vấn đề đó là gì?

Câu 4. Trong đoạn văn (3) tác giả đã nhấn mạnh khía cạnh ý nghĩa nào của tinh thần? Anh/ chị suy nghĩ gì về điều đó?

 PHẦN VIẾT VĂN (15,0 điểm)

Câu 1 (5,0 điểm)

Từ đoạn trích trong phần đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết một bài văn trình nêu suy nghĩ của mình về việc giáo dục tư duy độc lập cho học sinh ở Việt Nam hiện nay.

[1] Tiếng Anh trong nguyên bản: chỉ các môn học “nhân văn” như văn học, nghệ thuật Hy – La…

[2] Albert Einstein, “Giáo dục tư duy độc lập” trong cuốn “Thế giới như tôi thấy”, Đinh Bá Anh dịch, NXB Tri thức, 2012, tr.54-55.

Phần Câu Nội dung Điểm
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

  PHẦN ĐỌC HIỂU 5,0
1 – Vấn đề đoạn trích đề cập: quan niệm giáo dục của A.Einstein là cần giáo dục tư duy độc lập, cảm thức sống và chú ý đến giáo dục tinh thần.

– Các luận điểm chính:

+ Điều quan trọng của giáo dục không phải dạy con người một chuyên ngành mà dạy cho anh ta cảm thức sống.

+ Tất cả những giá trị quý giá của giáo dục được truyền cho thế hệ trẻ nhờ quan hệ trực tiếp với người thầy.

+ Quá nhấn mạnh đến ganh đua, chuyên ngành hóa quá sớm sẽ giết chết tinh thần.

+ Bản chất của một nền giáo dục giá trị là lối tư duy phê phán độc lập được phát triển ở người trẻ.

(Nêu được 3,4 luận điểm cho 0,5 điểm; được 1,2 luận điểm cho 0,25 điểm.)

0,5

 

 

 

 

0,5

2 – Chỉ dạy một chuyên ngành sẽ hạn hẹp, lệch lạc, thiếu đi sự phát triển toàn diện: Bằng cách đó, anh ta trở thành một cái máy khả dụng, không phải con người đầy đủ, hoặc chỉ giống như một con chó được huấn luyện tốt chứ không phải con người phát triển hài hòa.

– Mục đích của giáo dục là hình thành nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn: Điều quan trọng với người học là phải được dạy để có một cảm thức, ý thức sống động về cái gì đáng phấn đấu, về cái gì là đẹp, là thiện.

– Bản thân con người luôn sống trong nhiều mối quan hệ phức tạp, đa dạng. Vì thế cần phải học để hiểu con người và tìm ra cách ứng xử đúng đắn với con người, chỉ dạy một chuyên ngành không thể đủ.

(Nêu đủ 3 lý do cho 1,0 điểm; 2 lý do cho 0,75 điểm; 1 lý do cho 0,5 điểm.)

 

 

1,0

3 – Những hạn chế của giáo dục được chỉ ra:

+ Quá chú trọng đến dạy chuyên ngành và chuyên ngành hóa quá sớm.

+ Quá nhấn mạnh đến hệ thống ganh đua.

+ Sự nhồi nhét (hệ thống điểm số).

– Hậu quả:

+ Con người trở nên khô khan, giết chết tinh thần.

+ Sự nông cạn và vô văn hóa.

 

 

0,5

 

 

0,5

4 – Ý nghĩa của khía cạnh tinh thần được nhấn mạnh: Tất cả đời sống văn hóa, cả tinh hoa của khoa học đều phụ thuộc vào tinh thần.

– Suy nghĩ: học sinh có thể có những suy nghĩ, đánh giá khác nhau nhưng phải rõ ràng quan điểm là ý kiến của A.Einstein đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực, thỏa đáng hay chưa thỏa đáng kèm theo lý giải bằng kiến thức, lí lẽ và dẫn chứng thực tế.

(Nêu được suy nghĩ, quan điểm cụ thể, rõ ràng cho 0,5 điểm; lý giải thuyết phục suy nghĩ, quan điểm cho1,0 điểm.)

0,5

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

  PHẦN VIẾT VĂN 15,0
1 Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về vệc giáo dục tư duy độc lập cho học sinh ở Việt Nam hiện nay 5,0
  1.1. Về cấu trúc bài văn: Đảm bảo hình thức và bố cục một bài văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. 0,25
1.2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Giáo dục tư duy độc lập cho học sinh. 0,5
1.3. Triển khai vấn đề nghị luận:  
a. Giải thích:

– Tư duy độc lập: là khả năng, kỹ năng nhận thức, phân tích, đánh giá, phản biện các vấn đề, tình huống trong cuộc sống theo cách riêng, đúng đắn, không chạy theo đám đông, tư tuy bầy đàn.

– Giáo dục tư duy độc lập: là việc trang bị cho học sinh các phương pháp, cách thức để hình thành tư duy phản biện độc lập cho học sinh trong quá trình học tập.

– Bản chất vấn đề ở đây là cần thay đổi tư duy, phương pháp, nội dung giáo dục, hình thành cho học sinh tư duy độc lập, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập, hình thành những phẩm chất, năng lực toàn diện, nhất là ở khía cạnh tinh thần.

 

 

 

0,5

b. Luận bàn về vấn đề:

– Các mặt biểu hiện của tư duy độc lập:

+ Nhận thức về bản chất của vấn đề, nhất là các vấn đề phức tạp.

+ Khả năng phân tích, đánh giá, suy xét về các vấn đề trong cuộc sống, xã hội, con người.

+ Khả năng phản biện, bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình, vạch rõ những vấn đề sai, tiêu cực, cái nhìn phiến diện.

+ Sự chủ động, tự do trong việc kiếm tìm thông tin, tạo cho mình một cách nhìn, cách tư duy, đánh giá về các vấn đề, tình huống trong cuộc sống, công việc, học tập…

– Ý nghĩa, vai trò của giáo dục tư duy độc lập với mỗi học sinh và toàn xã hội.

+ Tự trang bị, hình thành cho mình một khả năng quan sát, nhận thức, phân tích, đánh giá chính xác bản chất vấn đề trong chỉnh thể toàn vẹn, thấu đáo.

+ Tránh những sai lầm, phiến diện, chạy theo đám đông, theo tư duy bầy đàn có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.

+ Hình thành cho mình quan điểm, lý tưởng sống, tư tưởng khoa học, khách quan, kiên định lập trường của bản thân, biết phản biện, đấu tranh chống lại những cách nhìn thiên lệch, nguỵ tạo, đánh tráo khái niệm, hoặc cực đoan, sai trái.

+ Bản thân chủ động, tích cực trong các hoạt động của cuộc sống, tự tin giải quyết mọi vấn đề của bản thân hợp lý, tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp, biết xử lý những vấn đề phát sinh nhanh nhạy, linh hoạt.

+ Bản thân có những hành động kịp thời, đúng đắn vì những điều tốt đẹp, tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội, tự điều chỉnh và hoàn thiện mình.

– Lý do của việc giáo dục tư duy độc lập cho học sinh:

+ Hiện trạng giáo dục hiện tại thiên về nhồi nhét, nặng điểm số, quá chú ý đến chuyên môn, kiến thức mà ít chú ý đến cảm xúc, tâm hồn, gây nên sự lệch lạc.

+ Tư duy phản biện độc lập không chỉ cần trong học tập mà cần trong cả cuộc sống hàng ngày. Nếu không có tư duy độc lập con người không hiểu được bản chất vấn đề, dễ bị lừa gạt, chạy theo các giá trị ảo, tự đánh mất mình trong tư duy bầy đàn của đám đông hỗn mang.

+ Cuộc sống, con người phong phú, muôn màu, phức tạp nên cần có những đánh giá, suy nghĩ, tư duy độc lập, có sự phản biện để tìm ra sự thật cuối cùng, đánh giá thấu đáo tránh những sai sót và hậu quả trước mắt cũng như lâu dài.

– Mở rộng, nâng cao vấn đề:

+ Phê phán lối học thuộc, học vẹt, sáo rỗng; những hình thức học nhồi nhét, thụ động, giáo điều, hoặc chỉ chú trọng đến một mặt hoặc chỉ chạy theo đám đông như con thiêu thân, không có sự suy xét, phân tích đúng sai, phải trái.

+ Tư duy phản biện độc lập nhưng không phải cực đoan, cá nhân mà cần phù hợp, hướng tới cái đích cuối cùng là sự thật, nhân văn, tinh thần đối thoại, tạo nên cái nhìn toàn vẹn, hành động đúng đắn theo chân lý, đạo lý, những quy luật của tự nhiên, cuộc sống, xã hội.

+ Cá nhân có cái nhìn, tư tưởng, lối tư duy riêng nhưng không có nghĩa là tư duy tập thể hoàn toàn sai. Tư duy độc lập luôn được hình thành trên nền tảng giáo dục khai phóng, xã hội tự do, dân chủ, hướng tới quyền con người, nhất là tự do biểu đạt, biết tôn trọng sự khác biệt.

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

c. Bài học trong nhận thức và hành động:

– Nhận thức: tầm quan trọng của tư duy độc lập, giáo dục toàn diện cả chuyên ngành và tâm hồn; biết tôn trọng tư duy, tư tưởng độc lập khác trên tinh thần phản biện.

– Hành động:

+ Nỗi lực học tập, trang bị kiến thức, chủ động, sáng tạo, tăng cường khả năng tự học.

+ Tìm hiểu về một vấn đề từ nhiều chiều, tập thói quen nhìn vấn đề theo hướng phân tích, tổng hợp, hình thành cách đánh giá riêng từ những điều rất nhỏ, gần gũi trong học tập và cuộc sống.

+ Mạnh dạn thể hiện quan điểm riêng, đặt câu hỏi hoài nghi khoa học cho các vấn đề gặp phải trong học tập và cuộc sống; hình thành cách tư duy đi từ bản chất của vấn đề.

+ Sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực, kết hợp giáo dục trường học và gia đình, khả năng tự học để hình thành tư duy độc lập.

 

 

 

0,5

1.4. Về sự sáng tạo:

Khuyến khích học sinh có tư duy phản biện, những góc nhìn mới, những lý giải sâu sắc, thấu đáo từ thực tế cuộc sống; cách tổ chức hình thức bài viết mới mẻ, diễn đạt, ngôn ngữ độc đáo, hấp dẫn

 

0,5

1.5. Chính tả, hành văn: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy, lưu loát theo yêu cầu sử dụng tiếng Việt. 0,25

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *