Cái Tôi và sự hiểu biết tỉ lệ nghịch với nhau, Phong cách nghệ thuật của nhà văn chịu ảnh hưởng của phong cách thời đại

Đề thi khối 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO…

Gồm: 07 trang

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC

MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12

 Câu 1: Anh chị hãy trình bày suy nghĩ về câu nói:

“Cái Tôi và sự hiểu biết tỉ lệ nghịch với nhau” (Anh xtanh)

Câu 2: Có ý kiến cho rằng:

Phong cách nghệ thuật của nhà văn chịu ảnh hưởng của phong cách thời đại”

Bằng trải nghiệm văn học, anh chị hãy bình luận ý kiến trên.

 HƯỚNG DẪN CHẤM

 YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn và tính chất của kỳ thi là để chọn học sinh giỏi nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có những ý tưởng mới mẻ, cách trình bày sáng tạo.

– Việc chi tiết hoá hướng dẫn chấm (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý, được thống nhất trong tổ chấm thi và được trưởng ban chấm thi duyệt.

– Điểm toàn bài lẻ đến 0,25.

YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu Nội dung Điểm
1 Viết bài văn nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ về thông điệp của Anh -xtanh 8,0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Cái Tôi và sự hiểu biết tỉ lệ nghịch với nhau” 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 6.0
c.1. Giải thích 1,0
– Cái tôi: Y thức về bản ngã và sự thể hiện bản ngã của mỗi người trong cuộc đời.

Sự hiểu biết: Kiến thức, tầm nhìn, trình độ của con người

è Ý cả câu: Ý thức về cái tôi của mỗi người phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của họ. Hiểu biết càng cao, cái tôi càng nhỏ; hiểu biết càng ít, cái tôi càng lớn.

 

 
c.2. Bàn luận và chứng minh về thông điệp: 4,0
*/ Hiểu biết càng nhiều, cái tôi càng nhỏ:

-Vì sao?

+Hiểu biết càng nhiều, càng biết được thế giới rộng lớn, còn bản thân lại nhỏ bé. Những gì mình biết chỉ là những thứ rất ít ỏi, còn những cái mìnhko biết là bao la, vô tận. Từ đó, con người sẽ không còn kiêu căng, ngạo mạn, luôn cho mình là đúng, luôn đặt mình lên trên tất cả

( Ếch ngồi đáy giếng, câu chuyện về Niu Tơn, về cây lúa mẩy cúi đầu)

+Hiểu biết nhiều, con người sẽ biết thế giới là phong phú, đa dạng, không a giống ai; từ đây biết chấp nhận sự khác biệt, không còn có thái độ duy ngã độc tôn; biết bao dung mở lòng; biết tôn trọng người khác hơn.

(Trong tranh luận hàng ngày, bình tĩnh chấp nhận quan điểm của người khác, ko còn rơi vào cực đoan)

+Hiểu biết nhiều, con người sẽ hiểu được thế giới luôn có mối liên hệ với nhau, cái Tôi không thể tồn tại tách biệt mà có mối quan hệ với thế giới xung quanh, từ đó có cách ứng xử phù hợp, tôn trọng và có trách nhiệm với cộng đồng

(Càng có hiểu biết -> khả năng hợp tác càng cao)

Đại dịch Covid: Con ng có hiểu biết sẽ giữ gìn cho bản thân, cho cộng động)

*/ Hiểu biết cành ít, cái tôi càng lớn

-Hiểu biết ít, con người không ý thức được giới hạn của bản thân, nên luôn cho mình là đúng, luôn huyênh hoang, kiêu căng, ngạo mạn. Từ đó, không còn có khả năng học hỏi.

(Ếch ngồi đáy giếng, câu chuyện về chén nước đầy không thể rót thêm)

-Hiểu biết ít, con người lấy mình làm chuẩn mực, cho mình là đúng nhất, không chấp nhận sự khác biệt, khó hoà nhập với xung quanh, dần trở nên cô lập, không chỉ thế còn phá hoại sự đoàn kết của tập thể, thành quả của tập thể.

(Trong làm việc nhóm, người không biết tôn trọng người khác sẽ bị đào thải)

*Chứng minh:

– Học sinh lấy dẫn chứng chứng minh cho phần bàn luận thông điệp. Khi lấy dẫn chứng, cần lưu ý:

+ Dẫn chứng phải xác thực, sinh động, sát với vấn đề cần nghị luận, không lan man, xa đề.

+ Cần phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.

+ Cách đưa dẫn chứng vào bài viết có thể linh hoạt: đưa vào từng luận điểm hoặc sau khi kết thúc phần bàn luận.

– Khuyến khích những bài viết có dẫn chứng phong phú, chứng tỏ vốn hiểu biết xã hội của học sinh.

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11.0

c.3. Đánh giá và mở rộng vấn đề: 0.5
­– Thông điệp của mà Anh – xtanh truyền tải là một thông điệp có ý nghĩa sâu sắc. Nó giúp nhiều người có thể thức tỉnh, nhận ra được cái tôi của bản thân, có cách ứng xử phù hợp.

– Tuy nhiên, cần có cách hiểu đúng đắn về thông điệp để không rơi vào những suy nghĩ và hành động cực đoan:

+ Không đề cao cái tôi không phải là bỏ đi cá tính, sống tẻ nhạt, ba phải.

+ Vẫn phải sống có bản sắc, song biết cách dung hòa, chấp nhận cái tôi của mọi người, học hỏi để tiến bộ

 
c.4. Bài học nhận thức và hành động

HS rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp.

   0,5

 

  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

   0.5
  e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; bút lực dồi dào, văn phong tinh tế, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.

   0.5
2 Có ý kiến cho rằng:

Phong cách nghệ thuật của nhà văn chịu ảnh hưởng của phong cách thời đại”

Bằng trải nghiệm văn học, anh chị hãy bình luận ý kiến trên.

12,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.

0.5
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Phong cách nghệ thuật của nhà văn chịu ảnh hưởng của phong cách thời đại”

0.5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận:

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo những yêu cầu sau:

   9.5
c.1. Giải thích ý kiến.   1,5
-Phong cách nghệ thuật của nhà văn:  Phong cách văn học là những nét độc đáo, riêng biệt trong cách cảm nhận và tái hiện đời sống của một tác giả, được thể hiện qua các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật cụa từng tác phẩm cụ thể. Yếu tố cốt lõi của phong cách là cái nhìn mang tính phát hiện, in đậm dấu ấn riêng của người nghệ sĩ: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần ne;ười nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập” (M. Pru-xtơ).

-Phong cách thời đại: Là những nét đặc trưng về cách nhìn, khuynh hướng, cảm hứng, quan niệm thẩm mĩ, bút pháp… của một thời đại văn học.

=> Ý kiến trên cho thấy sự ảnh hưởng của phong cách thời đại đến phong cách nghệ thuật của tác giả.

 
c.2. Bàn luận và chứng minh ý kiến. 7,0
c.2.1/ Vì sao:

-Xuất phát từ mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Văn học xuất phát từ hiện thực, chịu ảnh hưởng từ hiện thực. Mà mỗi thời đại văn học đều có những nét hiện thực chung thống nhất, ảnh hưởng đến tất cả các nhà văn trong giai đoạn văn học đó. Hiện thực đó chi phối cách lựa chọn chất liệu, xử lý hiện thực, cách nhìn đời sống và con người của các nhà văn. Mỗi nhà văn dù có nét riêng, độc đáo nhưng vẫn bị cái bóng của thời đại ngả trên trang viết.

-Xuất phát từ mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể. Văn học là sáng tạo mang tính cá thể, in đậm dấu ấn riêng về cá tính, nghề nghiệp, hoàn cảnh, lối sống…của chủ thể nhà văn trong cuộc đời. Nhưng chủ thể ấy không tách rời khách thể, nhà văn nào cũng phải sống trong một thời đại nhất định và chịu ảnh hưởng bơie những nhân tố bao quanh mình như các trào lưu văn học đương thời, những sụ kiện lịch sử, khuynh hướng thẩm mĩ của thời đại. VÌ vậy, có thể nói: Phong cách nhà văn mang dấu ấn của dân tộc và thời đại. Trong phong cách riêng của mỗi tác giả, người ta có thể nhận ra diện mạo tâm hồn, tính cách của một dân tộc và “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời” (Tô Hoài).

c.2.2/ Chứng minh:

c.2.2.1/ Các nhà văn cùng thời đại dù có phong câchs khác nhau nhưng vẫn ảnh hưởng của phong cách thời đại

*Các nhà thơ trung đại như Hò Xuân Hương, Nguyễn Du mỗi người đều có nét phong cách riêng, nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi phong cách thời đại.

-Nguyễn Du: Đi sâu vào khám phá chữ Tình (Khác với thơ nói chí, tỏ lòng), với một ngôn ngữ vừa bác học, vừa bình dân

-Hồ Xuân Hương: Tiếng nói nhân bản, chân thực về người phụ nữ với phong cách dân gian –trữ tình đặc sắc

=> Họ đều gặp nhau ở cái nhìn nổi loạn:

+Cái nhìn yêu thương, quý trọng đối với người phụ nữ

+ Tiếng nói đòi quyền sống chính đáng cho con người; đề cao những khát vọng nhân văn, khát vọng tình yêu và hạnh phúc cho con người.

(Điều này là do họ cùng sống ở thế kỉ XVIII – THời đại thay đổi sơn hà với phong trào khởi nghã nông dân bùng nổ khắp nơi; thời đại con người khát khao giải phóng, mong muốn lật độ chế độ PK thối nát. Không chỉ NDU, HXH mà nhiều nhà văn ý thức về quyền sống giai đoạn này như Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều)

+ Tuy nhiên, cũng do hạn chế chung của thời đại Phong kiến, họ không thể vượt ra khỏi những luật lệ đè nặng, vì thế, họ bế tắc khi giải quyết vấn đề về số phận con người: “Đau đời nhưng cứu được đời đâu”

NDU: Ngẫm hay muon sự tại Trời

Hồ Xuân Hương: Ví đây đổi phận làm trai được.

*Các nhà thơ mới: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn mặc Tử là những phong cách nghệ thuật riêng biệt, nhưng họ vẫn chịu ảnh hưởng của phong cách thời đại.

-Xuân Diệu: Tiếng thơ yêu đời ham sống mãnh liệt với bút pháp nghệ thuật tân kì:

+ Cái nhìn mới mẻ về hiện thực: Đôi mắt xanh non, biếc rờn; nhìn thế gian như thiên đường. -> Khát khao giao cảm

+Ngôn từ táo bạo, bút pháp mang đậm tính tượng trưng, siêu thực(Nghệ thuật tương giao các giác quan)

-Huy Cận: Tiếng thơ buồn ảo não với bút pháp đậm chất Đường thi và hồn thơ giàu suy tưởng

+Tiếng thơ buồn ảo nảo: Nỗi buồn vũ trụ, nhân thế, thế hệ bao trùm

+Bút pháp cổ điển hiện đại

-Hàn Mặc Tử: Hồn thơ đau thương với tình yêu đời thiết tha, tuyệt vọng; bút pháp tinh tế, nhuốm màu siêu thực

+Hồn thơ đau thương: Nhìn thế giới chia 2 : Ngoài kia – trong này -> chới với, tuyệt vọng

+Ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh hư ảo, cấu tứ phi lô gic (Lối thơ điên)

ð Mỗi nhà thơ có những nét riêng, nhưng họ gặp nhau ở phong cách thời đại. Đó là phong cách chung của Thơ mới lãng mạn với những đặc trưng như:

-Đề cao cái Tôi cá nhân (Do sự tiếp thu tư tưởng dân chủ từ phương Tây)

– Mang nỗi buồn, sự cô đơn, bế tắc (Do điệu hồn lãng mạn thoát li hiện thực, do hoàn cảnh mất nước)

-Bút pháp nghệ thuật sáng tạo, đề cao tự do, cá tính, lấy chất liệ từ hiện thực đời sống, từ bỏ thi pháp ước lệ, sùng cổ, phi ngã.

*Các nhà văn hiện thực giai đoạn 1930-1945: Nam Cao, Ngô Tất Tố, với phong cach riêng nhưng đều ảnh hưởng bởi phong cách thời đại:

-Ngô Tất Tố:

+Cái nhìn: Khai thác xung đột bên ngoài: xung đột giai cấp quyết liệt giữa nông dân và địa chỉ

+Khắc hoạ nhân vật chủ yếu ở chân dung ngoại hiện….

-Nam Cao:

+Cái nhìn: quan tâm đến con người bên trong con người, khai thác xung đột bên trong tâm hồn con người, đi sâu miêu tả tâm lí, dùng tâm lý để lí giải hiện thực và số phận con người. (Sống là cảm giác và tư tưởng)

+Bút pháp: kết cấu tâm lí, ngôn ngữ nửa trực tiếp, giọng văn lạnh lùng buồn thương, miêu tả tâm lí sắc sảo…

ð Họ gặp nhau ở:

-Cái nhìn bế tắc trước hiện thực -> Kết thúc tăm tối (Họ sống trong xã hội thực dân –pk, chưa thấy ánh sáng soi đường.)

– Tiếng nói căm phẫn với chế độ tàn ác, nõi xót thương cho người dân nghèo, miêu tả sức mạnh quật khởi của họ ( Họ sống trong thời kỳ mặt trận bình dân)

c.2.2.2/ Sự ảnh hưởng phong cách thời đại biểu hiện rõ nét nhất là ở sự thay đổi phong cách nghệ thuật của nhà văn

-Huy Cận:

+TCM: buồn ảo nảo -> Nét buồn chung của thời đại

+SCM: Tiếng thơ hoà nhập cuộc đời, đầy phấn khởi, tươi vui – > Cảm hứng lãng mạn của thời đại cách mạng.

-Nguyễn Tuân: Tài hoa, uyên bác, độc đáo nhưng có sự thay đổi:

+TCM: Đi tìm cái Đẹp đặc tuyển, phi thường – > Ảnh hưởng thái độ bất mãn chung của các nhà thư TCM: bất mãn với thực tai, thoát lý hiên thực

+SCM: Tìm cái Đẹp ở cuộc sống của nhân dân lao động -> Ảnh hưởng quan niệm thẩm mĩ của thời đại CM: coi trọng vẻ đẹp giản dị.

 

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

  C3. Đánh giá

-Ý kiến trên hoàn toàn đúng

-Bài học nhà văn và người tiếp nhận.

1,0
  d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.5
  e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; bút lực dồi dào, văn phong tinh tế, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc

1.0
  Tổng: 1+2 20,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *