Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Môn Văn – Đề 4

Đề thi văn 9
TRƯỜNG THCS ĐỘI BÌNH ĐỀ THI VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NĂM HỌC: 2019-2020

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

* Thiết lập ma trận.

Mức độ

 

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Cấp độ thấp Cấp độ cao  
Đọc – hiểu Nội dung của đoạn thơ; từ láy có trong đoạn. Chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa   Vận dụng kiến thức  xã hội để viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.  
Số câu 2 1   1 4
Số điểm 1 1   2 4
Tỉ lệ % 10% 10%   20% 40%
Làm văn (Nghị luận văn học)       Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.  
Số câu       1 1
Số điểm       6 6
Tỉ lệ %       60% 60%
Tổng số câu 2 1   1 5
Tổng số điểm 1 1   6 10
Tỉ lệ % 10% 10%   60% 100%
  1. ĐỀ BÀI

Phần I: Đọc hiểu (4 điểm): Kết thúc bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy viết:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”

Câu 1: Nêu nội dung khái quát của đoạn thơ trên bằng một câu văn hoàn chỉnh (0,5 điểm).

Câu 2: Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong những câu thơ trên? (0,5 điểm).

Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng của phép nhân hóa trong khổ thơ? (1 điểm).

Câu 4: Bằng  hiểu biết về thực tế xã hội, hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch có độ dài khoảng 12 câu, trình bày suy nghĩ của em về những lần giật mình trong cuộc sống (2 điểm).

Phần II: Làm văn (6,0 điểm): Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng – Kim Lân. Qua đó, em rút ra bài học gì để phát huy lòng yêu nước trong thời đại ngày nay.

  1. II. Hướng dẫn chấm và biểu điểm

Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm)

Câu Nội dung Điểm
1 Câu 1

– Nội dung khái quát: Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi gặp lại vầng trăng xưa.

– Diễn đạt nội dung trên thành câu văn hoàn chỉnh.

 

 0,5
2 Các từ láy: vành vạnh, phăng phắc 0,5
3 – Phép nhân hóa: Trăng (cứ tròn vành vạnh, kể chi, im phăng phắc)

– Tác dụng: Trăng trở thành một con người (có khuôn mặt: tròn vành vạnh; có thái độ: kể chi; có tâm trạng: im phăng phắc). Hơn nữa, trăng trở thành một người bạn, một nhân chứng bao dung độ lượng nhưng cũng rất nghiêm khắc, nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung, ân tình cùng quá khứ.

 

0,25

0,75

4 Học sinh trình bày những suy nghĩ của cá nhân nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:

– Giải thích:  “giật mình”: là sự thức tỉnh của lương tâm con người

– Trình bày hiểu biết về sự giật mình của Nguyễn Duy trong bài thơ  Ánh trăng: Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thế hệ này từng trải qua bao thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hi sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng sống gắn bó cùng thiên nhiên, núi rừng tình nghĩa. Nhưng khi đã ra khỏi thời đạn bom, nước nhà thống nhất, khi được sống trong hòa bình giữa những tiện nghi hiện đại, không phải ai cũng nhớ những gian nan, những kỉ niệm nghĩa tình thời đã qua. Bài thơ Ánh trăng là một lần “giật mình”của Nguyễn Duy trước cái điều vô tình, dễ có ấy.

– Liên hệ thực tế cuộc sống: Trong nhịp sống hối hả, bận rộn với biết bao công việc, biết bao mối quan hệ và biết bao mối quan tâm …, nhiều khi ta trở thành kẻ vô tình với quá khứ, với những người thân yêu … Để một lúc nào đó ta phải giật mình thức tỉnh mà cảm thấy ân hận, xót xa. (Có dẫn chứng cần thiết)

– Hãy sống sao cho hợp với đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân tình cùng quá khứ … để không bao giờ phải ân hận về sự vô tình của bản thân.

(Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhưng vẫn cần đảm bảo được các ý trên)

 

 

0,25

0,75

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

0,5

Phần II: Làm văn (6 điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Biết cách làm một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) – Kiểu bài nghị luận về nhân vật. Biết cách trình bày một luận điểm khi viết một bài văn.

– Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ. Lập luận rõ ràng, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp.

  1. Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các nội dung sau:
Nội dung cần đạt Điểm
1. Giới thiệu chung

* Tác giả:

–  Là cây bút chuyên viết truyện ngắn, thành danh từ trước Cách mạng tháng Tám, ông để lại số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn được xếp vào hàng những cây bút xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

– Đề tài nông thôn

+ Khai thác chất thơ bình dị của cuộc sống thôn quê với những thú vui đồng ruộng

+ Khám phá vẻ đẹp thuần phác, đôn hậu tiềm ẩn trong tâm hồn người nông dân.

+ Có lối viết tự nhiên, giản gị, cách miêu tả chân thực. Đặc biệt ông có biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật.

* Tác phẩm:

– Được viết thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu tiên trên Tạp chí Văn nghệ 1948.

– Là một trong những truyện ngắn thành công nhất của Kim Lân.

* Nhân vật: ông Hai

 2. Phân tích

2.1. Ông Hai là người nông dân có tình cảm gắn bó sâu nặng với làng quê.

– Ông tha thiết yêu làng Chợ Dầu và tự hào về làng mình.

Ở nơi tản cư

– Luôn nhớ về làng và muốn về lại làng Chợ Dầu

Thói quen: sang bác Thứ để kể chuyện làng => kể để nguôi đi nỗi nhớ làng.

– Tự hào vì làng Chợ Dầu tham gia kháng chiến, ủng hộ cách mạng.

2.2. Diến biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc

* Lúc mới nghe tin, ông ngạc nhiên đến bàng hoàng, sững sờ.

– Đúng lúc ông Hai đang phấn khởi trước những tin tức thời sự thì nghe những người tản cư bàn tán về làng Chợ Dầu, ông quay phắt lại hỏi “ta giết được mấy thằng” => câu hỏi cho thấy niềm tin vững chắc vào tinh thần cách mạng của làng mình.

– Vì thế, tin lạng Chợ Dầu theo giặc khiến ông chết lặng đi vì đau đớn, tủi thẹn.

+ Cổ nghẹn ắng

+ Da mặt tê rân rân

+ Giọng lạc hẳn đi

+ Lặng đi như không thở được

=> Đau đớn đén mức như không điều khiển được thân thể của chính mình.

* Từ giây phút đó ông chìm vào tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi.

– Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ.

– Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm:

+ Cho số phận của những đửa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian.

+ Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư.

+ Cho tương lai cả gia đình.

– Ông sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh

+ Không giám bước chan ra khỏi nhà

+ Mỗi một tiếng động bên ngoài cũng khiến ông hoang mang

+ Lúc nào cũng nín thở, nghe ngóng và chột dạ, nơm nớp.

* Cái tin ấy còn khiến ông day dứt, giằng xé dữ dội

– Vì: ông vừa yêu làng, vừa yêu nước, ông buộc phải lựa chọn giữa hai tình cảm ấy.

– Cuộc đấu tranh trong tâm hồn ông được biểu hiện qua việc nói chuyện của ông với đứa con nhỏ:

+ Ông khẳng định: “Nhà ta ở làng Chợ Dầu” => ông muốn con ghi nhớ:

Chợ Dầu là quê hương, là gốc gác, không được phép quên; là tình cảm gắn bó máu thịt của ông Hai, của hàng triệu người dân Việt Nam.

+ Ông lựa chọn “làng theo Tây rồi thì phải thù” => tình yêu nước và lòng nhiệt tình ủng hộ kháng chiến của ông Hai. Lựa chọn ấy khiến ông vững vàng hơn và tin rằng đồng bào, đồng chí sẽ hiếu cho ông, cụ Hồ sẽ soi xét cho ông.

=> Miêu tả diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, Kim Lân đã phản ánh những nét đẹp mới trong tâm hồn người nông dân sau cách mạng. Cùng với tình yêu làng tha thiết họ còn tràn đầy tình yêu đất nước và lòng nhiệt tình cách mạng.

2.3. Diến biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng cải chính

 – Tin cải chính đến cùng tin làng bị đốt, nhà ông Hai cũng bị đốt sạch => đây là mất mát lớn đối với người nông dân.

– Vậy mà, ông vô cùng sung sướng, hạnh phúc.

+ Chạy khắp nơi để khoe chuyện Tây đốt làng, đốt nhà mình, khoe cái tin làng theo giặc là sai.

+ Phấn khởi mua quà về chia cho các con.

+ Định nuôi lợn để ăn mừng

+ Ông như được hồi sinh: lại nhanh nhẹn, sôi nổi, thích nói chuyện với mọi người xung quanh.

=> Cội nguồn của sự thay đổi tâm trạng của ông vẫn là tình yêu làng, yêu nước. Tin cải chính đã trả lại cho ông niềm tự hào về làng Chợ Dầu và niềm tin vào bản thân mình. Hai tình cảm lớn lại hòa làm một trong tâm hồn người nông dân chất phác và trọng danh dự này.

3. Liên hệ bản thân

– Là một HS để phát huy lòng yêu nước cần học tập tốt và có tinh thần học tập đúng đắn.

– Rèn luyện đạo đức, nhân cách để trở thành một công dân tốt.

– Cảnh giác trước những thế lực thù địch.

– …

4. Tổng kết

* Nội dung

– Kim Lân đã miêu tả chân thực, sắc sảo diễn biến tâm trạng ông Hai. Qua đó, nhà văn đã khám phá những nét đẹp nổi bật trong tâm hồn người nông dân Việt Nam.

+ Chất phác, nồng hậu, yêu thiết tha quê hương, đất nước.

+ Lòng nhiệt tình ủng hộ cách mạng, ửng hộ kháng chiến.

* Nghệ thuật

– Lối kể huyện giản dị, tự nhiên, ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ.

– Ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo

– Kết hợp hài hòa ngôn ngữ đối thoại, độc thoại

– Hình ảnh, chi tiết giàu sức gợi.

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *