Tính dân tộc là một trong những phẩm chất vốn có của bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Văn mẫu lớp 12

Đề bài

Tính dân tộc là một trong những phẩm chất vốn có của bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Anh chị hãy làm sáng tỏ luận điểm trên.

Bài làm.

Tố Hữu là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của nền thơ ca hiện đại Việt Nam, cả cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông luôn song hành cùng con đường cách mạng của cả dân tộc, thơ ca của Tố Hữu không chỉ giàu chất trữ tình, chính trị mà còn đậm đà bản sắc dân tộc và Việt Bắc chính là một tác phẩm tiêu biểu cho phẩm chất nghệ thuật đó.

Thật vậy tính dân tộc là một trong những nghệ thuật vốn có của bài thơ Việt Bắc, trước hết ta hiểu tính dân tộc là một thuộc tính của văn học, mà tại đó phản ánh rõ nét đặc thù của đời sống mỗi dân tộc mang lại cho tác phẩm đó một bản chất dân tộc độc đáo không thể trộn lẫn. Tính dân tộc được biểu hiện từ nội dung cho đến hình thức sáng tác của tác phẩm và xuyên suốt bài thơ “Việt Bắc” từ ngôn ngữ nghệ thuật, thể thơ và nhạc điệu luôn được Tố Hữu bộc lộ nên phẩm chất này.

Việt Bắc, là một sáng tác viết về một sự kiện chính trị lớn của dân tộc. Bài thơ được viết khi Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội từ góc độ của kháng chiến thành công, mà nhìn lại căn cứ chiến đấu Việt Bắc. Bởi vậy ngay từ đề tài thôi đã thể hiện lên được phần nào tính dân tộc, không chỉ vài phẩm chất này còn được toát lên qua sự tái hiện vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Việt Bắc. Cảnh sắc nơi đây được hiện lên với những nét vẽ thơ mộng, huyền ảo, lãng mạn gắn liền với đặc điểm thiên nhiên Việt Bắc, qua những địa danh gần gũi, quen thuộc.

“Trăng lên đâu núi, nắng chiếu lung nương,

Nhớ từng bản khói cùng sương,

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về,

Nhớ từng nương nứa bờ tre,

Ngồi thia sông Đáy, suối lê vơi đầy”.

Thiên nhiên trong thơ Tố Hữu không chỉ có những vẻ đẹp tự tại, hé nở cho những tâm hồn nàng lê mà gắn liền với quê hương, đất nước với đời sống lao động và chiến đấu, với sinh hoạt và những vui buồn của mỗi con người Việt Nam. Bức tranh trữ tình, đa dạng, phong phú được coi là điểm nhấn xuất sắc nhất nói lên vẻ đẹp núi rừng nơi Việt bắp đông sang cả rừng Việt Bắc được bao phủ bởi một màu xanh bạt ngàn điểm xuyết trên nền xanh thăm thẳm ấy là màu đỏ rực rỡ của những bông hoa chuối.

“Rừng rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,

Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng”.

Sự kết hợp độc đáo giữa hai gam màu ấm nóng đã gợi lên sự ấm áp và căng tràn sức sống một nét riêng của mùa đông Việt Bắc, cũng như tấm lòng đôn hậu, nồng nàn của con người nơi đây.

Cái trong trẻo, tinh khôi của mùa xuân đã xua tan đi cái giá rét nơi đây, đó là thời điểm những bông hoa mơ đua nhau khoe sắc, trộn trắng cả một vùng trời cảnh sắc ngập tràn sự tinh khiết sảng khoái trong một không gian bao la rộng lớn.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng,

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”.

Âm thanh của tiếng ve kêu gọi hè về làm cho bức tranh bốn mùa của thiên nhiên Việt Bắc trở nên sống động, có tiếng nhạc Màu Vàng của rừng phách mang nét riêng biệt của núi rừng nơi đây đã cho ta thấy được sự chuyển động của thời gian của không gian cảnh vật

“Ve kêu rừng phách đổ vàng,

Nhớ cô em gái hái măng một mình”.

Nếu như ba mùa trên được miêu tả bằng một không gian rộng lớn, thì đến mùa thu tác giả lại dừng ở một điểm nhấn duy nhất Ánh trăng, trăng mùa thu là đẹp nhất, tròn nhất, trong 1 năm, hơn thế trăng ở Việt Bắc còn là một ánh trăng đặc biệt, trăng như chiếu rọi Hòa Bình đến muôn nơi, gợi cuộc sống yên bình, thanh bình ở Việt Bắc, vừa mang theo hi vọng về một tương lai tươi sáng, hòa bình.

“Rừng thu trăng rọi hòa bình,

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.

Tóm lại chỉ bằng 4 câu lục với những nét độc đáo riêng, sắc thái riêng, tác giả đã vẽ lên bức tranh hoàn chỉnh về thiên nhiên bốn mùa nơi rừng núi Việt Bắc. Đồng thời qua vẻ đẹp đó Ông còn ngợi ca tự hào về nét đẹp của quê hương, đất nước mình, niềm vui sướng hãnh diện về cái đẹp của thiên nhiên, đất trời. Chưa đủ để nói lên tấm lòng, tình yêu đất nước, yêu Việt Bắc của tác giả. Tố Hữu không chỉ dừng lại đó mà còn ngợi ca tự hào về cuộc kháng chiến của dân tộc, qua cuộc kháng chiến thắng lợi, vẻ vang, hào hùng đó, tác giả đã khơi gợi vẻ đẹp của con người Việt Nam với những phẩm chất cao quý, đức tính cần cù trong lao động. Đó là hình ảnh người mẹ địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.

“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng,

Địu con lên rẫy bé từng bắp ngô”.

Vất vả, lam lũ, khó nhọc là thế, nhưng người mẹ ấy vẫn tảo tần chịu khó, chắt chiu từng hạt ngô để góp phần nhỏ bé của mình vào phục vụ cuộc kháng chiến. Là bức họa người dân Việt Bắc tảo tần quanh năm, mùa nào việc ấy, đông phát nương làm rẫy, Xuân đan chổi từng sợi giang, hè hái măng.

Người Việt Nam sống thủy chung, tình nghĩa, đây là điều mà từ trước tới nay chúng ta luôn tự hào về đề cao phẩm chất cao quý ấy, con người Việt Bắc chính là một tấm gương soi chiếu. Họ luôn đồng cảm cộng khổ, vì cách mạng.

“Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”.

Tình cảm trước sau như một.

“Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.

Mười lăm năm trước Họ là những người hoàn toàn xa lạ, nhưng cuộc kháng chiến đã đẩy họ về gặp nhau tại chiến khu Việt Bắc này. Mười lăm năm một quãng thời gian không phải là ngắn, biết bao kỷ niệm cay đắng, ngọt bùi, cùng nhau trải qua mà giờ đây đến phút chia ly ai cũng nghẹn ngào. Tố Hữu một lần nữa cho chúng ta thấy được tính cách con người Việt Nam, trọng tình, trọng nghĩa, một dân tộc giàu tình cảm, chính tình cảm ấy đã xoa dịu đi cái cay đắng của cuộc chiến tranh mang lại. Người Việt Nam yêu quý đất nước mình, tự hào về dân tộc mình, trong chiến đấu gian nan sự thủy chung ấy lại càng ngời sáng. Tác giả đã cố bắt lấy những chi tiết, âm thanh của đời sống rất đời thường để thể hiện điều.

“Đó nhớ sao tiếng mõ rừng chiều,

Chạy đêm nên cối đều đều suối xa”.

Vất vả khó nhọc là thế, nhưng con người nơi đây lại luôn lạc quan, yêu đời.

“Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”.

Đó chính là bản chất là nguồn sức mạnh lớn lao giúp con người vượt qua bao khó khăn, chông gai của cuộc đời. Ân tình là vậy, thủy chung là vậy, hiền lành là vậy, nhưng khi vào tận chiến đấu đối mặt với kẻ thù họ lại mạnh mẽ vô cùng.

“Những đường Việt Bắc của ta,

Đêm đêm rầm rập như là đất rung”.

Khí thế chiến đấu thần kỳ của quân dân ta làm rung chuyển đất trời, không một thế lực nào có thể ngăn cản được cả một dân tộc ào ào ra trận, từ nông dân, đến dân công cùng nhau anh dũng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm làng. Như vậy có thể thấy bài thơ Việt Bắc đã khắc họa hình ảnh con người Việt Nam, mang nét đặc trưng tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam, thủy chung, ân tình, son sắc, luôn lạc quan yêu đời, vượt qua mọi khó khăn gian khổ và anh hùng dũng mãnh trong chiến đấu, uống nước nhớ nguồn.

Tình dân tộc không những được thể hiện qua nội dung bài thơ mà còn được lột tả qua cả về mặt hình thức, đầu tiên phải kể đến là thể thơ lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc gắn với ca dao, dễ thuộc, dễ nhớ và đi vào lòng người. Ngoài ra tác giả còn kết hợp thể lục bát với nhịp điệu của thể thơ mang kết cấu đối đáp, giao duyên, như lời của một đôi trai gái lúc xa nhau. Tiếp theo, ngôn ngữ là một yếu tố không thể thiếu trong tính dân tộc của Tố Hữu. Ông đã vận dụng một cách sáng tạo cặp đại từ nhân xưng “mình”, “ta” cặp từ được sử dụng linh hoạt, mang nhiều sắc thái, ngữ nghĩa.

“Ta với mình, mình với ta,

Lòng ta sau trước mặn mà,

Mình đi, mình lại nhớ mình,

Nguồi bao nhiêu nưới nghĩa tình bấy nhiêu”.

“Mình” ở đây có khi là người ở lại, “ta” là người ra đi, “mình” lại là người ra đi, “ta” là người ở lại, “mình” và “ta” tuy hai là một, hòa quyện vào nhau, gắn kết không rời ngôn từ trong tác phẩm gắn với lời ăn tiếng nói hằng ngày của dân tộc. Tố Hữu còn khéo léo sử dụng những hình ảnh cụ thể, thân thuộc, gần gũi để so sánh, ví von.

“nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”.

Nhà thơ đã đem những nhạc điệu vào trong từng câu, từng chữ của tác phẩm, làm cho âm điệu trở nên ngọt ngào, tha thiết uyển chuyển, đằm thắm như lời ru của mẹ qua việc sử dụng một loạt từ láy “Bâng khuâng”, “bồn chồn”, “đậm đà”, “mặn mà”, “mênh mông”… Nghệ thuật tiểu đối được sử dụng với tần số cao trong các câu thơ. Nó không chỉ có khả năng biểu đạt nỗi lòng sâu kín của người đi, kẻ ở mà còn tạo sự tương xứng về cấu trúc, vẻ đẹp nhịp nhàng của ngôn từ, “mưa nguồn, suối lũ/ những mây cùng mù”, “nàng thôn phát động/ giao thông mở đường”, “nguồn bao nhiêu nước/ nghĩa tình bấy nhiêu”…

Tính dân tộc là một trong những phẩm chất vốn có của bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, là một nhận định hoàn toàn đúng đắn đã khẳng định nên giá trị của tác phẩm, với tính dân tộc này đã tạo nên cho thơ Tố Hữu một phong cách độc đáo không thể trộn lẫn giữa các dòng chảy của văn học hiện đại, tạo dấu ấn về một dòng thơ riêng. Bởi thế tác phẩm của ông rất dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người, trở thành thơ của mọi người, mọi nhà./.

Ưu điểm:

  • Ngôn ngữ linh hoạt,
  • Phương pháp chắc chắn,
  • Chuyển ý tốt, bám sát yêu cầu đề bài.

Nhược điểm:

  • Mở bài chưa dẫn dắt Ý kiến,
  • Phần bình luận chưa thuyết phục, chắc chắn,
  • Chú ý viết sắt mác để phân biệt rõ đâu là chỗ xuống dòng,
  • Cố gắng em nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *