Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Môn Văn – Đề 5

Đề thi văn 9
PHÒNG GD&ĐT YÊN SƠN

TRƯỜNG PTDTBT-THCS

 HÙNG LỢI

 

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2018 – 2019

Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

  1. MA TRẬN
Mức độ

 

Tên chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Phần I: Đọc -hiểu

– Lặng lẽ Sa Pa

– Bến quê

 

– Nhận biết tên văn bản, tên tác giả. – Hiểu được nội dung đoạn văn

– Hiểu và nêu tác dụng của biện pháp so sánh và nhân hóa

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của bản thân    
Số câu

Số điểm                    

Tỉ lệ %

 1

0.5

5%

 2

1.5

15%

 1

 2

20%

   4

4

40%

Phần II: Làm văn

Văn nghị luận

 

      Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận (về nhân vật văn học).  
Số câu

Số điểm                      

 Tỉ lệ %

       1

 6

60%

1

 6

60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

 1

0.5

5%

2

 1.5

15%

 2

8

80%

5

10

100%

 

II.ĐỀ BÀI

Phần I: Đọc – hiểu ( 4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :

Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ trực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.”.

(Trích Ngữ văn 9 – Tập 1)

Câu 1: (0,5 điểm)Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?

Câu 2: (0,5 điểm) Nêu giá trị nội dung của tác phẩm có chứa đoạn văn trên?

Câu 3: (1 điểm)

Câu văn “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…” sử dụng những biện pháp tu từ nào? Việc sử dụng những biện pháp tu từ đó có tác dụng gì trong việc diễn đạt nội dung của đoạn văn?

Câu 4: (2 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của bản thân sau khi học xong văn bản có chứa đoạn văn trên?

PHẦN II: Làm văn  (6,0 điểm)

Nhận xét về truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng: “Bến quê” là một truyện ngắn đặc sắc, chứa đựng những chiêm nghiệm, triết lí về đời người được thể hiện bằng tình huống truyện độc đáo và nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.”

Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua truyện ngắn “Bến quê”.

 

 

 

 

 

 

III. HƯỚNG DẪN CHẤM

CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM

 

ĐIỂM
Câu 1.

 

 

– Đoạn văn được trích từ văn bản: Lặng lẽ Sa Pa.

– Tác giả: Nguyễn Thành Long

 

0,25

0,25

Câu 2.

 

 

 

 

 

 Giá trị nội dung:

– Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp ở Sa Pa.

– Chân dung những người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp. Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, tổ quốc.

 

 

0,25

0,25

 

 

Câu 3 .

– Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa:

+ So sánh:như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả.

+ Nhân hóa: chặt, quét.

– Tác dụng: Nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất vả của anh thanh niên. Qua đó làm nổi bật sự hy sinh thầm lặng của nhân vật này.

 

 

0,25

 

0,25

0,5

Câu 4.

 

1.Yêu cầu về kỹ năng: Đảm bảo đúng hình thức một đoạn văn (có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)

2. Yêu cầu về kiến thức:HS trình bày nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

+ Nhận thức đúng đắn về sự cống hiến thầm lặng của một bộ phận thanh niên quên mình cho Tổ quốc.

+ Có những hành động thiết thực để phấn đấu tu dưỡng đạo đức, trau dồi học vấn để góp phần xây dựng tương lai nước nhà.

 

 

PHẦN II: LÀM VĂN

 

 

 

1,0

 

1,0

 

 

6,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Yªu cÇu vÒ kỹ năng

Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện, biết cách trình bày luận điểm khi viết một bài văn.

– Hình thức trình bày sạchđẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ. lập luận rõ ràng, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp…

2. Yªu cÇu vÒ kiến thức :

Trên cơ sở những kiến thức đã học về kiểu văn nghị luận về tác phẩm truyện và những hiểu biết về tác phẩm  Bến quê của Nguyễn Minh Châu học sinh trình bày những cảm nhận của mình vềtình huống truyện, ý nghĩa biểu tượng của một số hình ảnh.

 
 Mở bài:

– Giới thiệu được tác giả, tác phẩm

– Dẫn dắt được vấn đề: Bến quê là một truyện ngắn đặc sắc, chứa đựng những chiêm nghiệm, triết lí, về đời người được thể hiện bằng tình huống truyện độc đáo và nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

 

0,25

0,25

Thân bài:

* Phân tích tình huống truyện:

–  Tình huống thứ nhất:

+ Khi còn trẻ, Nhĩ đã đi rất nhiều nơi, gót chân anh hầu như đặt lên mọi xó xỉnh trên trái đất.

+ Về cuối đời anh mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo nên bị liệt toàn thân. Đây là một tình huống đầy nghịch lí để người ta chiêm nghiệm triết lí về đời người.

 

 

 

0,5

 

0,5

– Tình huống thứ hai:

+ Phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, Nhĩ khao khát được một lần được đặt chân đến đó.

+ Biết mình không thể làm được, Nhĩ nhờ cậu con trai thực hiện giúp, song cậu con trai mải sà vào đám chơi cờ bên đường nên để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày qua sông.

=> Các tình huống nghịch lí này, tác giả đã lưu ý người đọc những nhận thức về cuộc đời, cuộc đời chứa đầy những điều bất thường, vượt qua khỏi dự định toan tính của con người. Cuộc sống người ta khó tránh khỏi cái vòng vèo, chùng chình. Cảm nhận thấm thía vẻ đẹp quê hương giàu đẹp, tình cảm yêu thương của những người xung quanh.

 

0,5

 

0,5

 

 

1

 

* Ý nghĩa biểu tượng của một số hình ảnh:

– Hình ảnh bãi bồi bên kia sông: là hình ảnh quê hương giàu đẹp bình dị, nó đánh thức Nhĩ một niềm khao khát được khám phá.

 

0,25

 

– Hình ảnh bờ sông bên này bị sạt lở: quy luật tự nhiên của dòng sông bên lở bên bồi, quy luật của đời người có sinh có tử. Suy nghĩ của Nhĩ về cái chết kề cận.  

0,25

 

– Hình ảnh con trai sà vào đám cờ thế bên đường: cuộc đời con người khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình.  

0,25

– Hình ảnh con đò: cơ hội mà con người không nắm bắt rất dễ tuột mất hoặc bỏ qua.  

0,25

=> Truyện chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm của cuộc đời. Là phát hiện có tính quy luật, cuộc đời con người không tránh khỏi những sự vòng vèo chùng chình. Thức tỉnh về những giá trị vẻ đẹp đích thực về đời sống ở những cái gần gũi bình thường mà bền vững.  

1

Kết bài:

Bến quê là truyện ngắn thấm đẫm ý vị triết lí về con người và cuộc đời

– Là bài học về tình yêu và lẽ sống được đặt ra một cách cảm động. Phải biết nâng niu, trân trọng vẻ đẹp và giá trị bình dị, thân thuộc của cuộc sống, của quê hương

 

0,25

 

0,25

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *