Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Môn Văn – Đề 16

Đề thi văn 9
   PHÒNG GD-ĐT YÊN SƠN

TRƯỜNG THCS QUÝ QUÂN

 

ĐỀ THI VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

(Thời gian: 120 phút – Không kể thời gian giao đề)

 

  1. Ma trận đề

 

 

         Mức độ

 

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu               Vận dụng

  

 
 Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng
 

Đọc hiểu văn bản

 

Mùa xuân nho nhỏ

 

Nhớ được tác giả, tác phẩm Xác định và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ  trong đoạn thơ  Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học để viết được đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về đoạn thơ. Liên hệ thực tế về sự phát triển của đất nước ta.    
Số câu

Số điểm

 

Tỷ lệ %

Số câu 1

Số điểm:

0,5

Tỷ lệ: 5%

Số câu 1

Số điểm:

1,5

Tỷ lệ: 15%

Số câu 1

Số điểm:

2

Tỷ lệ: 20 %

  Số câu: 3

Số  điểm: 4

Tỷ lệ 40%

Văn-Tập làm văn:

Văn nghị luận

 

      Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận (về nhân vật văn học).  

 

 

 

Số câu

Số điểm

 

Tỷ lệ %

      Số câu: 1

Số điểm:

6

Tỷ lệ: 60%           

Số câu: 1

Số điểm: 6

T lệ: 60%  

 

Tổng số câu

Tổng số điểm

 

Tỷ lệ %

Số câu: 1

Sốđiểm:

0,5

Tỷ lệ: 5%

Số câu: 1

Số điểm: 1,5

Tỷ lệ: 15%

Số câu: 1

Số điểm:

2

Tỷ lệ : 20%

Số câu: 1

Số điểm:

6

Tỷ lệ: 60%

Số câu:  4

Số điểm:

10

Tlệ:100%       

 

 

 

 

 

 

 

  1. Đề bài

          Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau:

 Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

                                         Đất nước như vì sao

                                        Cứ đi lên phía trước.

  1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? (0,5điểm)
  2. Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp đó? (1,5 điểm)
  3. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Liên hệ thực tế về sự phát triển của đất nước ta. (2 điểm)

Câu 2 (6 điểm). Nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê gợi cho em suy nghĩ gì?

 

III. Hướng dẫn chấm

Câu 1 (4 điểm). Học sinh thực hiện được:

  1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải (0,5 điểm)
  2. Chỉ ra được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp đó

+ Phép nhân hóa: Đất nước “vất vả”,“gian lao”-> Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang dáng vóc tảo tần, cần cù của người mẹ, người chị. (0,5 điểm)

+ Phép so sánh: Đất nước với “…vì sao, cứ đi lên phía trước”-> nhà thơ sáng tạo hình ảnh đất nước khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ: Là một vì sao nhưng ở vị trí lên trước dẫn đầu, đó cũng là hình ảnh của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử.(0,5 điểm)

+ Điệp từ “đất nước”, cùng phép so sánh, nhân hóa góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng sâu sắc về hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả. (0,5 điểm)

  1. HS viết đoạn văn nghị luận đảm baỏ bố cục rõ ràng có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, lời văn mạch lạc…

– Nội dung

* Mở đoạn:  giới thiệu vị trí đoạn thơ, khái quát nội dung khổ thơ (0,25đ)

* Thân đoạn: Phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu trong khổ thơ làm rõ nội dung ca ngợi đất nước Việt Nam anh hùng, gian nan, vất vả nhưng rất đỗi gần gũi, yêu thương và đáng tự hào. “Đất nước như vì sao” khiêm nhường mà tráng lệ “cứ đi lên” sánh vai cùng các cường quốc năm châu (1đ)

*Kết đoạn: Suy nghĩ của bản thân về đất nước (0,25đ)

* Liên hệ: Cho dù còn nhiều khó khăn nhưng đất nước ta vẫn đang ngày càng phát triển đi lên, hội nhập cùng sự phát triển của Quốc tế, đạt nhiều thành tựu tiến bộ trên mọi mặt….(0,5đ)

Câu 2 (6 điểm)

* Yêu cầu chung

  1. Về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một nhân vật văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp chính xác. Chữ viết cẩn thận.
  2. Về kiến thức: Yêu cầu bài viết nêu lên những suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật Phương Định, nhân vật chính trong truyện Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Đây phải là những nhận xét, đánh giá, bình luận của người viết về nhân vật .

* Yêu cầu cụ thể

Bố cục Nội dung §iÓm
Mở bài  

– Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm .

– Khái quát được nét đẹp về nhân vật Phương Định.

 

1

 

Thân bài

Vẻ đẹp của Phương Định

– Tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, hồn nhiên tươi trẻ.

– Tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh, vượt lên mọi nguy hiểm.

– Có tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm.

( Các ý có kết hợp phân tích dẫn chứng trong tác phẩm)

     

2

– Qua nhân vật Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã gợi cho người đọc về tấm  gương thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời chống Mỹ.

 

1
Nghệ thuật

– Truyện kể theo ngôi thứ nhất, thể hiện chân thực tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật;

–  Ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với diễn biến của chiến trường ác liệt.

1
Kết bài – Khẳng định những nét đẹp của nhân vật và giá trị của tác phẩm.

– Liên hệ với thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

1

 

* Lưu ý

Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đúng kiểu bài mà đề bài yêu cầu, chủ động định lượng được bài viết, bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng đầy đủ, thuyết phục, đảm bảo nội dung cơ bản.

Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo kiểu bài, bố cục bài nghị luận văn học là 2 điểm.

Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 1 điểm.

Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *