Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Môn Văn – Đề 17

Đề thi văn 9

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG

PHÒNG GD&ĐT YÊN SƠN

 

TRƯỜNG THCS TÂN LONG

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

Năm học 2019-2020

——————————

 ĐỀ THI MÔN : NGỮ VĂN

  1. Ma trận
          Mức độ

 

Chủ đề

 Nhận biết Thông hiểu               Vận dụng    Cộng
 Cấp độ thấp Cấp độ cao
 

Đọc – hiểu văn bản

Nhớ được tên tác giả, tác phẩm Xác định và chỉ ra được tác dụng của các biện pháp tu từ  trong đoạn thơ  Viết được đoạn văn liên hệ về lẽ sống của thanh niên hiện nay    
Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

Số câu 1

Số điểm 0,5

Tỷ lệ 5%

Số câu 2

Số điểm 1,5

Tỷ lệ 15%

Số câu 1

Số điểm 2

Tỷ lệ 20 %

  Số câu: 4

Số điểm: 4

Tỷ lệ 40%

Làm văn

Văn nghị luận

 

      Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận (về nhân vật văn học).  

 

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

      Số câu: 1

Số điểm:6

Tỷ lệ 60%           

Số câu: 1

Số điểm: 6

Tỷ lệ 60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỷ lệ %

Số câu 1

Số điểm 0,5

Tỷ lệ 5%

Số câu 2

Số điểm 1,5

Tỷ lệ;15 %

Số câu 1

Số điểm 2

Tỷ lệ20 %

  Số câu: 1

Số điểm:6

Tỷ lệ 60% 

Số câu: 5

Số điểm: 10

Tỷ lệ 100%

 

  1. ĐỀ BÀI

Phần I: Đọc- hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”.

(Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai?

Câu 2 🙁0,5 điểm) Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên ?

Câu 3: (1 điểm) Các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” có những đặc điểm gì giống nhau?

Câu 4 (2 điểm): Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn ( khoảng 200 từ) liên hệ về lẽ sống của thanh niên trong thời đại ngày nay.

Phần 2: ( 6 điểm)

Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

                                            ——————–Hết——————–

 

                        

  1. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

                                                                               

Phần 1( 4 điểm)

 

Câu Nội dung cần đạt Điểm
1

(0,5 đ)

– Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ.

– Tác giả : Thanh Hải

 

0,25

0,25

 

2

(0,5 đ)

– Từ láy trong đoạn thơ trên: nho nhỏ, xao xuyến.

– Điệp từ: “ta”, “một”, “dù”.

0,25

0,25

 

3

(1đ)

 

* Các hình ảnh con chim, một cành hoa, một nốt trầm có những đặc điểm giống nhau:

– Là những hình ảnh bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, cuộc sống mang lại niềm vui, vẻ đẹp cho đời một cách tự nhiên.

– Là những hình ảnh mang ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời chung.

 

 

 

0,5

 

0,5

 

 

4

(2đ)

1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức:  Yêu câu viết được đoạn văn khoảng 200 từ diến dạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng.

2. Yêu cầu về nội dung:

Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản

– Dâng cho đời là lẽ sống biết cống hiến một cách tự nguyện, chân thành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung.

– Đó là lẽ sống có ý nghĩa tích cực, mang lại niềm hạnh phúc cho chính mình, cho xã hội, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, từ tình yêu với cuộc đời. Nhiều bạn trẻ ngày nay có lối sống đẹp đẽ ấy. (nêu một vài dẫn chứng)

– Xác định nhận thức, hành động đúng cho mọi người. Sống cho đời nhưng không cần ồn ào, phô trương; không nên làm mất đi bản sắc riêng của mình thì mới thực sự có ý nghĩa.

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

1

 

 

 

0,5

 

 

Phần II – Làm văn ( 6 điểm)

 

Câu Nội dung cần đạt Điểm
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Yêu cầu về kỹ năng:

– Học sinh vận dụng các thao tác nghị luận, khả năng cảm thụ văn học để trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật trong tác phẩm.

– Bài viết có bố cục 3 phần chặt chẽ, lý lẽ dẫn chứng cụ thể, diễn đạt lưu loát, dùng từ đặt câu đúng, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

2. Yêu cầu về kiến thức:

– Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:

a. Mở bài:    

– Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.

– Cảm nhận chung về nhân vật bé Thu trong tác phẩm.

b. Thân bài:

* Khái quát cảnh ngộ của gia đình bé Thu:

– Đất nước có chiến tranh, ba đi tham gia kháng chiến khi Thu chưa đầy một tuổi, lớn lên em chưa một lần gặp ba được ba chăm sóc yêu thương, tình yêu Thu dành cho ba chỉ gửi trong tấm ảnh ba chụp chung cùng má.

* Diễn biến tâm lý của bé Thu trước khi nhận anh Sáu là cha:

–  Yêu thương ba nhưng khi gặp anh Sáu, trước những hành động vội vã thái độ xúc động, nôn nóng của cha…Thu ngạc nhiên, lạ lùng, sợ hãi và bỏ chạy…những hành động chứa đựng sự lảng tránh đó lại hoàn toàn phù hợp với tâm lí trẻ thơ bởi trong suy nghĩ của Thu anh Sáu là người đàn ông lạ lại có vết thẹo trên mặt giần giật dễ sợ.

– Trong hai ngày sau đó Thu hoàn toàn lạnh lùng trước những cử chỉ đầy yêu thương của cha, nó cự tuyệt tiếng ba một cách quyết liệt trong những tình huống mời ba vào ăn cơm, xử lí nồi cơm sôi, và thái độ hất tung cái trứng cá trong bữa cơm…Từ cự tuyệt nó đã phản  ứng mạnh mẽ….nó căm ghét cao độ người đàn ông mặt thẹo kia, nó tức giận, và khi bị đánh nó đã bỏ đi một cách bất cần…. đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ… Hành động tưởng như vô lễ đáng trách của Thu lại hoàn toàn không đáng trách mà còn đáng thương, bởi em còn quá nhỏ chưa hiểu được những tình thế khắc nghiệt éo le của đời sống. Đằng sau những hành động ấy ẩn chứa cả tình yêu thương ba, sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu nguyên vẹn trong sáng mà Thu dành cho ba.

* Diễn biến tâm lý của Thu khi nhận ba:

– Sự thay đổi thái độ đến khó hiểu của Thu, không ương bướng mà buồn rầu nghĩ ngợi sâu xa, ánh mắt, cử chỉ, hành động của bé Thu như thể hiện sự ân hận, sự nuối tiếc, muốn nhận ba nhưng e ngại vì đã làm ba giận.

– Tình yêu thương ba được bộc lộ hối hả, ào ạt, mãnh liệt khi anh Sáu nói “Thôi ba đi nghe con”. Tình yêu ấy kết đọng trong âm vang tiếng ba trong những hành động vội vã: Chạy nhanh như con sóc, nhảy thót lên, hôn ba nó cùng khắp, trong lời ước nguyện mua cây lược, tiếng khóc nức nở…Đó là cuộc hội ngộ chia tay đầy xúc động, thiêng liêng đã tác động sâu sắc đến bác Ba, mọi người …

– Sự lý giải nguyên nhân việc hiểu lầm của bé Thu đựợc tác giả thể hiện thật khéo léo đó là do vết thẹo trên mặt người ba khi hiểu ra sự thực Thu “nằm im lăn lộn thở dài như người lớn”. Vết thẹo không chỉ gây ra nỗi đau về thể xác mà còn hằn nên nỗi đau về tinh thần gây ra sự xa cách hiểu lầm giữa cha con bé Thu. Nhưng chiến tranh dù có tàn khốc bao nhiêu thì tình cảm cha con anh Sáu càng trở lên thiêng liêng sâu lặng.

* Nhận xét về giá trị nghệ thuật :

– Ngòi bút miêu tả tâm lý khắc hoạ tính cách nhân vật tinh tế thể hiện được ở bé Thu một cô bé hồn nhiên ngây thơ, mạnh mẽ cứng cỏi yêu ghét rạch ròi. Trong sự đối lập của hành động thái độ trước và sau khi nhận ba lại là sự nhất quán về tính cách về tình yêu thương ba sâu sắc.

– Những năm tháng sống gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, trái tim nhạy cảm, nhân hậu, am hiểu tâm lý của trẻ thơ đã giúp tác giả xây dựng thành công nhân vật bé Thu.

* Liên hệ: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh, từ đó có thái độ trân trọng tình cảm gia đình trong cuộc sống hôm nay.

c. Kết bài:

– Khẳng định thành công, đồng thời bộc lộ ấn tượng sâu đậm nhất về nhân vật cũng như toàn bộ tác phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

(0,25)

(0,25)

     5

0,5

 

 

 

 

1,5

(0,5)

 

 

 

 

 

(1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *