Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Môn Văn – Đề 11

Đề thi văn 9

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút

(Không kể thời gian giao đề)

  1. Mục tiêu kiểm tra:
  2. Kiến thức: Qua bài viết nhằm đánh giá học sinh ở những phương diện:

– Biết cách vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào bài viết, đủ ba mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

– Có cảm nhận, suy nghĩ  riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh… trong quá trình làm bài.

  1. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện, viết đoạn văn, phân tích . (Bố cục, diễn đạt, lập luận, chính tả…)
  2. Thái độ: Giáo dục ý thức kỉ luật, tự giác khi làm bài.
  3. Thiết lập ma trận:
        Mức độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu           Vận dụng  

Tổng

   VD thấp     VD cao
Phần I:

Đọc -hiểu

( Cố hương)

Nhận biết và giới thiệu được một đoạn trích trong một tác phẩm.    Nhận biết và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ    Viết được đoạn văn nêu suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương.    
Số câu 1 1 1   3
Số điểm 1 1 2   4
Tỉ lệ % 10% 10% 20%   40%
 

Phần II:

Làm văn

(Lặng lẽ Sa Pa)

      Vận dụng kĩ năng nghị luận về tác phẩm truyện để phân tích vẻ đẹp của nhân vật trong tác phẩm văn học.  
Số câu       1 1
Số điểm       6 6
Tỉ lệ %       60% 60%
Tổng số câu 1 1 1 1 4
Tổng số điểm 1 1 1 6 10
Tỉ lệ % 10% 10% 10% 60% 100%

III. Đề bài

Phần I: Đọc – Hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:

Có một tác phẩm được kết thúc như sau: “… Tôi đang mơ màng, thì trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển; trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm. Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”

  1. Em hãy giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm đó? (1điểm)
  2. Tìm và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong đoạn văn trên? (1điểm)
  3. Từ những hiểu biết về nhân vật xưng “tôi” trong tác phẩm có đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về tình cảm của mỗi con người với quê hương. (2 điểm)

Phần II: Làm văn (6,0 điểm)

Về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long có ý kiến cho rằng “Truyện đã khắc hoạ thành công hình ảnh những con người lao động bình thường mà cao đẹp”.

Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa” (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr180) để làm sáng tỏ ý kiến trên.

………………. Hết …………….

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT YÊN SƠN

TRƯỜNG THCS NHỮ HÁN

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI VÀO LỚP 10
NĂM: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút

(không kể thời gian giao đề)

 

Câu Đáp án Điểm
Phần I: Đọc – Hiểu 4
1 – Đoạn văn trên trích trong truyện ngắn ” Cố Hương”.
– “Cố hương” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Trung Quốc kiệt xuất, Lỗ Tấn (1881-1936).

– Tác phẩm xuất bản lần đầu năm 1921, sau được in trong tập Gào thét (1923).

– Thông qua một chuyến về quê sau hai mươi năm xa cách và những hồi ức về cảnh sắc và con người của cố hương, nhân vật “tôi” đã bộc lộ những nỗi xót xa về đất nước Trung Hoa dưới chế độ phong kiến tàn bạo, lỗi thời. Từ đó, trong tâm tưởng của “tôi” trào dâng niềm hy vọng về một tương lai: thế hệ trẻ phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống.

0,25

0,25

 

 

 

0,5

2 Đoạn văn dùng phép tu từ so sánh: Hình ảnh con đường được so sánh với hy vọng.
– Hy vọng ban đầu có thể chưa có, nhưng bằng nhu cầu trong những hoàn cảnh đặc biệt nào đó, hy vọng sẽ hình thành trong ý thức của con người.

– Hình ảnh con đường mang ý nghĩa tượng trưng, nó là suy nghĩ mới, cách sống mới, như ngọn đuốc của nền văn minh khai sáng văn hóa.

 

 

0,5

 

0,5

 

3

Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu sau:

* Hình thức: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn, đúng số từ quy định, diễn đạt lưu loát, trong sáng, không sai lỗi chính tả.

* Nội dung:

– Ý nghĩa của quê hương trong lòng mỗi người.( Dẫn chứng)

– Tình cảm yêu quê hương của mỗi người. Liên hệ bản thân.

 

 

 

 

1

1

  Phần II: Làm văn 6
  * Yêu cầu về hình thức:

a. Về kỹ năng

– Biết cách viết một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoan trích, lời văn trong sáng, lập luận chặt chẽ, bày tỏ được quan điểm, suy nghĩ của cá nhân.

b. Về nội dung

Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là một số định hướng gợi ý chấm bài:

1. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và khái quát vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên.

– Dẫn dắt trích dẫn ý kiến.

2. Thân bài: Phân tích vẻ đẹp của anh thanh niên

+ Hoàn cảnh xuất hiện anh thanh niên:

Xuất hiện trong cuộc gặp gỡ với 3 người đó là anh lái xe, ông họa sĩ và một cô gái trẻ. Đồng thời anh còn để lại nhiều ấn tượng với ông họa sỹ và các nhân vật khác.

+ Công việc của anh thanh niên:

– Anh sống trên núi cao, thực hiện công việc trên trạm khí tượng. Cuộc sống thiếu thốn, khổ cực.

– Công việc thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn, thử thách với mưa sương gió lạnh.

– Anh có những suy nghĩ đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, công việc mà mình đang thực hiện.

– Công việc là niềm đam mê, công việc của anh dù thầm lặng ít người biết đến nhưng anh vẫn rất yêu công việc.

+ Phong cách sống đẹp

+ Tâm hồn anh thanh niên luôn yêu đời, yêu con người, khiêm tốn với người khác:

– Yêu con người, yêu thiên nhiên, quý trọng tình cảm của con người với con người.

– Trung thực với công việc (tự giác tự nguyện với công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó), đức tính khiêm nhường.

– Chủ động trong công việc thực hiện, lối sống khoa học, nề nếp.

+ Đánh giá anh thanh niên

– Anh thanh niên là tiêu biểu cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, đầy trách nhiệm.

– Những con người khiến tốn, giản dị, trung thực. Lao động âm thầm và luôn hoàn thành xuất sắc công việc được giao.

3. Kết bài

– Đánh giá vẻ đẹp của anh thanh niên là thành công của tác giả về xây dựng hình tượng người lao động mới trong xây dựng Tổ quốc.

– Liên hệ bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

         

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *