Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Môn Văn – Đề 12

Đề thi văn 9
TRƯỜNG THCS NHỮ KHÊ

 

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn: Ngữ văn

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

                          

 

 

  1. Mục đích kiểm tra

–  Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9 sau khi HS học xong chương trình Ngữ văn lớp 9, cụ thể:

  1. Kiến thức

– Phần Văn bản: Nhớ được tên tác giả, tác phẩm; hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật nổi bật của đoạn thơ thuộc nền văn học Việt Nam đã học.

– Phần Tập làm văn: Hiểu kiến thức  nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

  1. Kĩ năng

– Rèn kĩ năng tư duy khái quát, tổng hợp, phân tích và so sánh, lựa chọn; nhận biết, thông hiểu, vận dụng trong việc tìm hiểu và tiếp thu bài học

– Ghi nhớ, diễn đạt, biện luận vấn đề.

  1. Thái độ

– Có ý thức độc lập suy nghĩ, tự giác và nghiêm túc khi kiểm tra

– Thêm yêu thơ văn Việt Nam; giáo dục tình cảm nhân văn

  1. Hình thức kiểm tra

– Hình thức: Tự luận

– HS làm bài trên lớp trong thời gian 120 phút.

III. Ma trận 2 chiều

        Mức độ

 

Chủ đề

  Nhận biết Thông hiểu               Vận dụng    Cộng
 Cấp độ  thấp Cấp độ cao
 

Đọc – hiểu văn bản

Nhớ được tên tác giả, tác phẩm

và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Xác định và chỉ ra được tác dụng của các biện pháp tu từ  trong đoạn thơ  Viết được đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về đoạn thơ    
Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

1

1

10%

1

1

10%

1

2

20 %

  3

4

40%

Làm văn:

Văn nghị luận

 

      Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận (về nhân vật văn học).  

 

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

      1

6

60%

1

6

60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỷ lệ %

1

1

10%

1

1

10 %

1

2

20 %

1

6

 60%

4

10

100%

Phần I: Đọc – hiểu văn bản ( 4 điểm)

                        Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

(Ngữ văn 9, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)

  1. Câu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.
  2. Câu 2(1 điểm): Chỉ và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
  3. Câu 3 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 12 câu) phát biểu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Phần II. Làm văn (6 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM  

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn: Ngữ văn

Phần 1: Đọc – hiểu văn bản ( 4 điểm)

  Câu                                Nội dung cần đạt   Điểm
1 – Đoạn thơ trên trích trong bài thơ ” Viếng lăng Bác”

– Tác giả:  Viễn Phương

–  Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết tháng 4 năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978)

0,25

0,25

 

 

0,5

2 –  Phép tu từ: Ẩn dụ (cây tre)

– Tác dụng:  Biểu tượng sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam.

0,5

0,5

3 * Về hình thức: Yêu câu viết được đoạn văn khoảng 10 đến 12 diễn dạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng. Đảm bảo yêu cầu của đoạn văn.

* Về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt những nội dung sau:

– Câu thơ …..thật giản dị thân quen với cách  xưng hô “con- Bác” -> gần gũi, thân thiết, ấm áp.

– Dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” -> giảm nhẹ được nỗi đau thương, mất mát.

– Hình ảnh hàng tre: (ẩn dụ) -> biểu tượng sức sống bền bỉ….. của dân tộc

– Cảm xúc: tự hào ….

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

 

Phần II. Làm văn (6 điểm)

  1. Yêu cầu về kỹ năng

– Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

– Bố cục rõ ràng, hợp lý, lí lẽ dẫn chứng xác thực, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.

– Nêu rõ những cảm nhận, ấn tượng riêng của bản thân.

– Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ chính xác.

  1. 2. Yêu cầu kiến thức:

– HS có thể sắp xếp, trình bày, diễn đạt theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau đây:

 

    Phần

 

Nội dung cần đạt

 

 

Điểm

 

Mở bài

 

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Cảm nhận chung về nhân vật anh thanh niên

0,25

0,25

 

 

 

 

 

 

 

Thân bài

–  Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện, chỉ xuất hiện trong giây lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh mà tác giả thể hiện.

– Anh thanh niên là một người có lòng yêu đời, yêu nghề khiến người đọc cảm phục, ngưỡng mộ.

+  Hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt: sống một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng làm bạn với cỏ cây và mây mù, gian khổ nhất với anh là phải vượt qua nỗi cô đơn…; công việc đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động địa chất, dự vào công việc báo trước thời tiết hằng ngày, phụ vụ sản xuất, phụ vụ chiến đấu…

+ Anh suy nghĩ đúng đắn và có trách nhiệm trong công việc (dẫn chứng)

+ Là người thành thạo, có kinh nghiệm trong công việc: kể về công việc của mình rất ngắn gọn nhưng tỉ mỉ…(dẫn chứng)

– Là người biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách…

– Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng quí: sự cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm con người, quan tâm đến người khác, khao khát gặp gỡ mọi người (dẫn chứng)

– Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực, quý trọng lao động sáng tạo (dẫn chứng)

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn…

0,5

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

1

 

 

 

1

 

0,5

 

 Kết bài

 

  – Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật

– Suy nghĩ liên hệ bản thân

0,25

0,25

*Lưu ý:

– Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài viết hoàn chỉnh bố cục, viết đúng thể loại văn nghị luận về nhân vật văn học; trình bày, chữ viết đẹp, rõ ràng, sạch sẽ; không mắc lỗi chính tả hoặc mắc lỗi không đáng kể (1-> 3 lỗi nhỏ).

– Trên đây chỉ là những nội dung có tính chất định hướng. Khi chấm cần căn cứ vào bài làm cụ thể của mỗi HS để cho điểm phù hợp, công bằng.                                                        

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *