Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Môn Văn – Đề 28

Đề thi văn 9

. MA TRẬN

Mức độ

 

Tên chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
1. Đọc hiểu

– Bến quê

– Lặng lẽ Sa Pa

– Nhận biết tên văn bản, tên tác giả. – Hiểu được nội dung đoạn văn

– Hiểu và nêu tác dụng của biện pháp so sánh và nhân hóa

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của bản thân    
Số câu

Số điểm                    

Tỉ lệ %

Số câu 1

Số điểm: 0.5

5%

Số câu 2

Số điểm: 1.5

15%

Số câu 1

Số điểm: 2

20%

  Số câu: 4

Số điểm: 4

40%

2. Tập làm văn

Bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về một tác phẩm văn học.

      Viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh, đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức.  
Số câu

Số điểm                      

 Tỉ lệ %

      Số câu: 1

Số điểm: 6

60%

Số câu: 1

Số điểm: 6

60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu 1

Số điểm: 0.5

5%

Số câu 2

Số điểm: 1.5

15%

Số câu: 2

Số điểm: 8

80%

Số câu: 5

Số điểm: 10

100%

 

 

 

PHÒNG GD& ĐT YÊN SƠN

TRƯỜNG THCS XUÂN VÂN

 

 

 

 

 

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2019 – 2020

 

Môn thi Ngữ văn

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian nhậngiao đề)

ĐỀ BÀI

PHẦN I (4 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

(Trích sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 58)

 

Câu 1. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy. (0,5 điểm).

Câu 2. Chỉ ra và phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ đầu. (1 điểm).

Câu 3. Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, cụm từ “bảy mươi chín mùa xuân” có thể hiểu như thế nào? Theo phương thức chuyển nghĩa nào? (0,5 điểm).

Câu 4: (2 điểm)

Từ văn bản ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về nội dung: phải biết nói lời cảm ơn ?

PHẦN II (6 điểm)

Suy nghĩ của em về hình ảnh “vết thẹo ” chiếc lược trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

…………………………..Hết……………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD & ĐT YÊN SƠN

TRƯỜNG THCS XUÂN VÂN

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn Ngữ văn lớp 9

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM  
 

 

 

 

 

 

 

I

(4 điểm)

Câu 1.

–         Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Viếng lăng Bác

–        Tác giả Viễn Phương.

 

0,25

0,25

 
Câu 2.

– Hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ trên là: mặt trời trong lăng

– Phân tích ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ

Tác giả đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước. Đồng thời thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân đối với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông, đất nước ta.

 

0,25

 

0,75

 

 

 
Câu 3.

– Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của cụm từ ” bảy mươi chín mùa xuân” được hiểu là 79 tuổi, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.

 

 

 

0,5

 
Câu 4.

a. Đảm bảo thể thức của một đoạ văn
b. Xác định được vấn đề nghị luận
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn  văn : vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

– Trong cuộc sống biết nói lời cảm ơn là rất cần thiết vì nó nói lên được những xúc động chân thành và lòng biết ơn của mình đối với những việc làm, tình cảm của người khác dành cho mình.

– Biết nói lời cảm ơn biểu hiện phẩm giá, nhân cách của mỗi con người vì nó bộc lộ được sự tri ân, tránh được sự hơi hợt vô cảm của con người.

– Biết nói lời cảm ơn sẽ đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
e. Chính tả , dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt

 

0,25

0,25

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

0,25

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

(6 điểm)

1. Yªu cÇu vÒ h×nh thøc:

Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện, biết cách trình bày luận điểm khi viết một bài văn.

– Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ. lập luận rõ ràng, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp…

2. Yªu cÇu vÒ néi dung:  

   
2.1. Mở bài:

– Giới thiệu được tác giả, tác phẩm

– Dẫn dắt được vấn đề:  hình ảnh “vết thẹo ” chiếc lược trong truyện ngắn Chiếc lược ngà.

 

0,25

0,25

 
2.2. Thân bài:

– Hình ảnh “vết thẹo” trên mặt ông Sáu:

+ Là vết thương trên thân thể, chứng tích tội ác của kẻ thù.

+ Là chi tiết có ý nghĩa đối sánh, gợi liên tưởng vết thương lòng: khiến con không nhận ra cha, cha không hiểu con, tạo nên tình cảnh trớ trêu.

– Hình ảnh chiếc lược:

+ Là vật dụng làm đẹp mà ông Sáu cố gắng làm cho con để thực hiện lời hứa, để gỡ rối trong lòng.

+ Là biểu tượng chứa đựng tình cảm của người cha.

– Đánh giá chung: hai hình ảnh tạo nên những dấu ấn riêng cho tác phẩm, có ý nghĩa tố cáo chiến tranh, ca ngợi vẻ đẹp và sức sống của con người Việt Nam trong chiến tranh.

 

2,0

 

 

 

 

2,0

 

 

 

1,0

 

 

 
2.3. Kết bài:

– Khẳng định giá trị tác phẩm, ý nghĩa chi tiết viết thẹo và chiếc lược.

 

0,5

 

         

* L­­ưu­­­ ý: Dàn ý chỉ mang tính chất định hướng. HS có thể trình bày theo cách khác nhưng phải đảm bảo các ý trên.

  • Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài viết hoàn chỉnh bố cục, viết đúng thể loại, diễn đạt mạch lạc, có sáng tạo; trình bày, chữ viết đẹp, rõ ràng, sạch sẽ; không mắc lỗi chính tả hoặc mắc lỗi không đáng kể (1-> 3 lỗi nhỏ).
  • Căn cứ bài làm cụ thể của HS để cho điểm phù hợp, công bằng.    

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *