Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Môn Văn – Đề 10

Đề thi văn 9
Phòng GDĐT YÊN SƠN

Trường THCS Mỹ Bằng

 

 

                 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018-2019

MÔN: NGỮ VĂN

                                 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

I/ Ma trận đề kiểm tra

 

Mức độ

 

Chủ đề

 Nhận biết Thông hiểu               Vận dụng    Cộng
 Cấp độ thấp Cấp độ cao
Đọc – hiểu văn bản Nhớ được tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời. Xác định được từ láy và điệp ngữ trong đoạn văn  Viết được đoạn văn trình bày cảm nhận    
Số câu            Số điểm          Tỷ lệ % Số câu 1       Số điểm1      Tỷ lệ 10% Số câu 1       Số điểm 0,5  Tỷ lệ 5% Số câu 1    Số điểm 2,5    Tỷ lệ25 %   Số câu: 3     Số điểm: 4   Tỷ lệ 40%
Làm văn

Văn nghị luận

 

      Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận về một bài thơ.  

 

Số câu            Số điểm          Tỷ lệ %       Số câu: 1            Số điểm:6            Tỷ lệ 60%  Số câu: 1     Số điểm: 6   Tỷ lệ 60%
Tổng số câu  Tổng số điểm  Tỷ lệ % Số câu 1       Số điểm1       Tỷ lệ 10% Số câu 1       Số điểm 0,5  Tỷ lệ 5% Số câu 1    Số điểm 2,5    Tỷ lệ25 %   Số câu: 1          Số điểm:6           Tỷ lệ 60%  Số câu: 4     Số điểm: 10 Tỷ lệ 100%
  1. Đề bài            Phần I: Đọc- hiểu (4 điểm):

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

          “… Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá…”

                                                                       ( Ngữ văn 9 – Tập 1)

          Câu 1 (1 điểm): Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Tác giả  là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn ?

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong đoạn văn trên ?                            Câu 3 (2,5 điểm): Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) để nói lên sự  đổi mới của quê hương và tình yêu đối với làng quê của mình.

  Phần 2: Làm văn (6 điểm)                                                                                                                              Cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải

 

Mọc giữa dòng sông xanh 

Một bông hoa tím biếc 

Ơi con chim chiền chiện 

Hót chi mà vang trời 

Từng giọt long lanh rơi 

Tôi đưa tay tôi hứng. 

 

Mùa xuân người cầm súng 

Lộc giắt đầy quanh lưng 

Mùa xuân người ra đồng 

Lộc trải dài nương mạ 

Tất cả như hối hả 

Tất cả như xôn xao… 

 

Ðất nước bốn nghìn năm 

Vất vả và gian lao 

Ðất nước như vì sao 

Cứ đi lên phía trước. 

 

Ta làm con chim hót 

Ta làm một cành hoa 

Ta nhập vào hoà ca 

Một nốt trầm xao xuyến. 

 

Một mùa xuân nho nhỏ 

Lặng lẽ dâng cho đời 

Dù là tuổi hai mươi 

Dù là khi tóc bạc. 

 

Mùa xuân-ta xin hát 

Câu Nam ai, Nam bình 

Nước non ngàn dặm mình 

Nước non ngàn dặm tình 

Nhịp phách tiền đất Huế.

           (Mùa xuân nho nhỏ – Thamh Hải)

III. HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM

 

Phần I: Đọc- hiểu (4 điểm)
Câu 1  (1đ) – Đoạn văn trích trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.                            – Hoàn cảnh ra đời: Truyện ngắn được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đăng lần đầu trên tạp trí Văn nghệ năm 1948 0,5

0,5

Câu 2  (0,5đ) Điệp từ: lại nghĩ, cũng, lại muốn, nhớ                                                  Từ láy: vẩn vơ, mê man 0,25 0,25
 

Câu 3    (2,5đ)

1. Yêu cầu về kĩ năng hình thức: Đoạn văn khoảng 200 từ, diễn đạt lưu loát văn phong trong sáng có cảm xúc không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu đúng.                                                       2. Yêu cầu về nội dung:                                                                          – Từ truyện ngắn “Làng” của Kim Lân kể về ông Hai dù phải đi tản cư ở xa làng nhưng ông luôn nhớ về làng với một tình yêu tha thiết, ông luôn khoe về làng với một niềm tự hào, hãnh diện.  -> Liên hệ đến làng quê của mình……

+Sự đổi mới của quê hương:

– Dưới sự lãnh đạo của đảng , đất nước ta đã đổi mới và phát triển không ngừng từ các làng quê trở đi. Quê hương em cũng vậy ! Từ các đường thôn, ngõ xóm đều được đổ bê tông, Mỗi làng đều có một nhà văn hóa to lớn, rộng rãi, khang trang để dân làng sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Thôn xóm nào cũng có sân  thể thao bóng đá, bóng chuyền, chiều chiều họ tụ tâp về chơi bóng. Nhờ kế hoạch “Đường điện thắp sáng đồng quê”  của nhà nước mà đêm tối đường làng được thắp sáng trưng khiến bọn trộm cắp không dám hoạt động. Những ngôi nhà lá, nhà ngói xưa kia nay đã được thay bằng nhà mái bằng, nhà cao tầng. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân thay đổi, giờ đây không những họ ăn no, mặc ấm mà còn ăn ngon mặc đẹp……

+ Tình yêu đối với làng quê:

– Tự hào bởi sự đổi mới, giàu có của quê hương, càng thêm trân trọng yêu quý quê hương mình hơn…..

– Gìn gữi, bảo vệ những thành tựu, phát huy xây dựng làng quê ngày càng giầu đẹp hơn……

– Học tập thật tốt, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, thầy cô,làm nhiều việc tốt, giúp đỡ mọi người. Xứng đáng là những lớp con cháu của ông Hai yêu làng, yêu nước với một tình yêu sâu sắc, mãnh liệt……

 

 

0,5

 

 

1

 

 

 

 

 

 

1

 

 

Phần 2: Làm văn ( 6 điểm)
1.    Yêu cầu về hình thức:                                                                                                   – Hiểu đúng yêu cầu của đề: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, kiểu bài nghị luận về nhân vật, biết cách trình bày luận điểm khi viết một bài văn  nghị luận.                                   – Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục chặt chẽ, lập luận rõ ràng, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mác lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp…

2.    Yêu cầu về nội dung:

 

Mở bài

– Khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

– Cảm nhận chung về bài thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời.

 

0,5

 

 

 

 

Thân bài

 

–  Mùa xuân của thiên nhiên  rất đẹp, đầy sức sống và tràn ngập niềm vui rạo rực: Qua hình ảnh, âm thanh, màu sắc…

 Mùa xuân của  đất  nước:  Hình ảnh “người cầm súng, người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây lại quê hương sau những đau thương mất mát.

-> Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu.

Suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp.

-> Thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp.

–  Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ và mang một ý nghĩa mới: Niềm mong muốn được sống có ích,cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời.

 

0,5

2

 

 

2

 

 

0,5

 

Kết bài

– Ý nghĩa đem lại từ bài thơ.

– Cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong sáng.

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *