Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Môn Văn – Đề 19

Đề thi văn 9

PHÒNG GD&ĐT YÊN SƠN                                    ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10                                        

TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH                                         NĂM HỌC: 2019 – 2020

                                                                                           Môn thi: Ngữ văn

                                                                Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

     ĐỀ SỐ 1

 

 

  1. THIẾT LẬP MA TRẬN
         Mức độ

 

Chủ đề

 Nhận biết Thông hiểu               Vận dụng    Cộng
 Cấp độ thấp Cấp độ cao
 

Phần I:

Đọc – Hiểu văn bản

Nhớ được tên tác giả, tác phẩm Xác định và chỉ ra được các biện pháp tu từ.

– Tìm được đặc điểm giống nhau giữa các hình ảnh trong đoạn thơ.

 Viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về lẽ sống của thanh niên hiện nay.    
Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

Số câu 1

Số điểm 0,5

Tỷ lệ 5%

Số câu 2

Số điểm 1,5

Tỷ lệ 15%

Số câu 1

Số điểm 2

Tỷ lệ20 %

  Số câu: 4

Số điểm: 4

Tỷ lệ 40%

Phần II: Làm văn       Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận (về nhân vật văn học).  

 

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

      Số câu: 1

Số điểm:6

Tỷ lệ 60%           

Số câu: 1

Số điểm: 6

Tỷ lệ 60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỷ lệ %

Số câu 1

Số điểm 0,5

Tỷ lệ 5%

Số câu 2

Số điểm 1,5

Tỷ lệ;15 %

Số câu 1

Số điểm 2

Tỷ lệ20 %

  Số câu: 1

Số điểm:6

Tỷ lệ 60% 

Số câu: 5

Số điểm: 10

Tỷ lệ 100%

 

 

 

 

  1. ĐỀ BÀI

Phần I: Đọc- hiểu (4 điểm)

 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”.

(Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai?

Câu 2 🙁0,5 điểm) Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong đoạn thơ trên .

Câu 3: (1 điểm) Các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” có những đặc điểm gì giống nhau?

Câu 4 (2 điểm): Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về lẽ sống của thanh niên trong thời đại ngày nay.

 

Phần II: Làm văn (6 điểm)

 

        Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

 

                                            ——————–Hết——————–

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM

 

Câu Hướng dẫn chấm Điểm
PHẦN I/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 4
1 – Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ ,

– Tác giả : Thanh Hải

0,25

0,25

2 – Từ láy trong đoạn thơ trên: nho nhỏ, xao xuyến.

– Điệp từ: “ta”, “một”, “dù”.

  0,25

0,25

3 * Các hình ảnh con chim, một cành hoa, một nốt trầm có những đặc điểm giống nhau:

– Là những hình ảnh bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, cuộc sống mang lại niềm vui, vẻ đẹp cho đời một cách tự nhiên.

– Là những hình ảnh mang ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời chung.

 

 

0,5

 

0,5

4 1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức:  Yêu câu viết được đoạn văn khoảng 200 từ diến dạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng.

2. Yêu cầu về nội dung:

Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản

– Dâng cho đời là lẽ sống biết cống hiến một cách tự nguyện, chân thành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung.

– Đó là lẽ sống có ý nghĩa tích cực, mang lại niềm hạnh phúc cho chính mình, cho xã hội, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, từ tình yêu với cuộc đời. Nhiều bạn trẻ ngày nay có lối sống đẹp đẽ ấy. (nêu một vài dẫn chứng)

– Xác định nhận thức, hành động đúng cho mọi người. Sống cho đời nhưng không cần ồn ào, phô trương; không nên làm mất đi bản sắc riêng của mình thì mới thực sự có ý nghĩa.

 

 

 

 

 

 

 

  0,5

 

   1

 

 

   0,5

 

PHẦN I/ LÀM VĂN 6
  1. Yêu cầu về hình thức:

– Học sinh vận dụng các thao tác nghị luận, khả năng cảm thụ văn học để trình bày cảm nhận của mình về nhân vật Phương Định.

– Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, lý lẽ dẫn chứng cụ thể, diễn đạt lưu loát, dùng từ đặt câu đúng, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

2. Yêu cầu về nội dung:

a. Mở bài: ( 0,5 điểm )

    – Giới thiệu nét chính về tác giả Lê Minh Khuê, truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” và các nhân vật trong truyện.

– Cả ba cô, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng ta.

b. Thân bài: ( 5 điểm )

    – Phương Định, con gái Hà Nội hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt cô được các anh lái xe bảo là có cái nhìn sao mà xa xăm. Nhiều pháo thủ và lái xe hay “hỏi thăm” hoặc “viết những bức thư dài gửi đường dây” cho Định. Cô có vẻ kiêu kì, làm “điệu” khi tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, nhưng trong suy nghĩ của cô thì những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.

– Phương Định là một cô gái rất hồn nhiên, yêu đời, giàu cá tính. Thuở nhỏ đã hay hát. Cô có thể ngời lên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé nhà mình hát say sưa ầm ĩ. Bàn học lúc nào cũng bày bừa bãi lên, để đến nỗi mẹ phải mắng. Sống trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên, Định lại càng hay hát. Những bài hành khúc, những điệu dân ca quan họ, bài Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô, bài dân ca ý…Định còn bịa ra lời những bài hát,  Định hát trong những khoảng khắc im lặng, hát để động viên Nho, chị Thao và động viên mình. Hát khi máy bay rít, bom nổ. Đúng là tiếng hát át tiếng bom của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường, những con người khao khát làm nên những sự tích anh hùng.

Trong kháng chiến chống Mĩ, theo tiếng gọi của tiền tuyến, hàng vạn cô gái mang chí khí Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến trong đó có Phương Định. Con đường Trường Sơn huyền thoại được làm nên bằng xương máu, mồ hôi và bao sự tích phi thường của những người con gái Việt Nam anh hùng.

Những ngôi sao xa xôi tái hiện chân thực diễn biến tâm lí Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm. Cô dũng cảm, bình tĩnh tiến đến gần quả bom đàng hoàng mà bước tới. Định dùng lưỡi xẻng đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom, có lúc Định rùng mình vì cảm thấy tại sao mình làm chậm thế! Rồi bom nổ váng óc, đất rơi lộp bộp, mắt cay mãi mới mở được, cát lạo xạo trong miệng. Đó là cuộc sống thường nhật của họ. Phương Định cho biết tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng đó là một cái chết mờ nhạt không cụ thể.. Phương Định cùng Nho, chị Thao đã sáng ngời trong khói bom lửa đạn. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người.

– Phương Định cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình yêu thương đồng đội, trong sáng, mộng mơ, thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc. Họ có mặt trên những trọng điểm của con đường Trường Sơn chiến lược và trái tim rực đỏ của họ của những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi mãi lung linh, toả sáng.

c. Kết luận ( 0,5 điểm )

– Khẳng định tác phẩm: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp về những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Nho, Định, Thao, của hàng vạn cô thanh niên xung phong thời đánh Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng.

–  “Những ngôi sao xa xôi” ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những Phương Định gần xa vẫn toả sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

0,25

 

 

1 đ

 

 

 

 

 

 

 

1 đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 đ

 

 

 

 

1 đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 đ

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

 

                                                                                 

 

* Lưu ý:

Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đúng kiểu bài mà đề bài yêu cầu, chủ động định lượng được bài viết, bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng đầy đủ, thuyết phục, đảm bảo nội dung cơ bản.

– Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đúng thể loại, bố cục không rõ ràng là 2 điểm.

– Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi lập luận là 1 điểm.

– Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                          

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT YÊN SƠN                                    ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10                                         

TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH                                         NĂM HỌC: 2019 – 2020

                                                                                           Môn thi: Ngữ văn

                                                                Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

     ĐỀ SỐ 2

 

  1. THIẾT LẬP MA TRẬN

 

        Mức độ

Chủ đề

 

Nhận biết

 

Thông hiểu

          Vận dụng  

Tổng cộng

   VD thấp     VD cao
Phần I:

Đọc – Hiểu văn bản

 – Nhớ được đoạn trích trong tác phẩm và tên tác giả.

 – Nêu được hệ thống luận cứ của tác phẩm có chứa đoạn văn.

– Tìm được phép lập luận và vai trò của phép lập luận trong đoạn văn.    Viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ sau khi học xong đoạn trích.    
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu 2

Số điểm 1

Tỷ lệ: 10%

Số câu 1

Số điểm 1

Tỷ lệ: 10%

Số câu 1

Số điểm 2

Tỷ lệ: 20%

  Số câu 4

Số điểm 4

Tỷ lệ: 40%

 

Phần II: Làm văn

        Vận dụng kĩ năng nghị luận kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm để trình bày cảm nhận về một bài thơ đã học.  
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

      Số câu: 1

Số điểm:6

Tỷ lệ 60%           

Số câu: 1

Số điểm: 6

Tỷ lệ 60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỷ lệ %

Số câu 2

Số điểm 1

Tỷ lệ: 10%

Số câu 1

Số điểm 1

Tỷ lệ: 10%

Số câu 1

Số điểm 2

Tỷ lệ: 20%

  Số câu: 1

Số điểm:6

Tỷ lệ 60% 

Số câu: 5

Số điểm: 10

Tỷ lệ 100%

 

  1. ĐỀ BÀI

 

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc văn sau và trả lời các câu hỏi 1,2,3,4:

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.

                                                                                             (SGK Ngữ văn 9 tập 2Tr 27)

 

Câu 1: (0,5 điểm)

Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?

Câu 2: (0,5 điểm)

Nêu hệ thống luận cứ của tác phẩm có chứa đoạn văn trên?

Câu 3: (1 điểm)

Đoạn văn trên chủ yếu sử dụng phép lập luận nào? Từ in đậm trong câu: Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu” giữ vai trò gì?

Câu 4: (2 điểm)  

Viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới cho bản thân sau khi học xong văn bản có chứa đoạn văn trên?

PHẦN II:  LÀM VĂN (6 điểm)

 

Cảm nhận của em về bài thơ “Sang thu cña H÷u ThØnh

 

III. HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM

 

Câu Hướng dẫn chấm Điểm
PHẦN I/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 4
1 – Đoạn văn được trích từ văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

– Tác giả: Vũ Khoan.

0,25

0,25

2 * Hệ thống luận cứ:

– Vấn đề quan trọng nhất khi bước vào thế kỉ mới là sự chuẩn bị bản thân con người.

– Bối cảnh chung của thế giới hiện nay đã đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề cho đất nước ta.

– Những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách thói quen của con người Việt Nam cần được nhìn nhận rõ khi bước vào thế kỉ mới.

 

0,5

 

3 Đoạn văn trên chủ yếu sử dụng phép lập luận: so sánh.

Từ in đậm trong câu: Nhưng… giữ vai trò liên kết câu.

0,5

0,5

4 * Về hình thức: Đảm bảo đúng hình thức một đoạn văn

* Về nội dung: HS trình bày nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

– Nhận rõ những yếu kém của người Việt Nam khi hoà nhập với cộng đồng, hòa nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

– Có kế hoạch học tập toàn diện, chu đáo để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới của đất nước.

– Biết khắc phục những yếu kém trong những việc làm hàng ngày cũng như trong học tập.

– Có ý thức bảo vệ bản sắc dân tộc khi hoà nhập với cộng đồng quốc tế.

 

 

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

PHẦN I/ LÀM VĂN 6
  1. Yêu cầu kĩ năng

Biết vận dụng kĩ năng để làm bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm thơ.

– Nêu được những nhận xét, đánh giá, sự cảm thụ riêng của người viết kết hợp với phân tích, bình giá chi tiết hình ảnh thơ đặc sắc.

– Bố cục chặt chẽ. Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc. Sử dụng nhuần nhuyễn các phép lập luận. Bài viết có cảm xúc.

– Diễn đạt rõ ràng, lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ …

2. Yêu cầu về kiến thức

a. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về nhà thơ Hữu Thỉnh và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

– Nêu cảm nhận khái quát về bài thơ.

b. Thân bài:

+ Khổ thơ thứ nhất: Những cảm nhận của nhà thơ về những dấu hiệu ban đầu của sự giao mùa từ hạ sang thu

–        Bằng khứu giác, nhà thơ cảm nhận được mùa thu bất chợt hiện diện với hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se.

+ Chữ “phả” và “se” vừa gợi cái bất chợt trong cảm nhận, vừa gợi ra được nét đặc trưng của sự vật.

–        Thị giác cảm nhận được “Sương chùng chình qua ngõ”

+ Phép tu từ nhân hóa: hạt sương như có tâm hồn có cảm xúc lưu luyến, bâng khuâng, thong thả qua cử ngõ mùa thu.

-> Hạ dùng dằng chưa nỡ đi mà thu đã đến gần.

– Cảm xúc của nhà thơ: bộc lộ trực tiếp qua từ “bỗng” và “hình như”

+ Bỗng: Sự ngạc nhiên, bất ngờ trước tín hiệu mùa thu.

+ Hình như: Tạo ra sự mơ hồ đến tuyệt vời trong cảm nhận bức tranh chớm thu.

+ Khổ thơ thứ hai: Cảm xúc  của nhà thơ tiếp tục được mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn.

– Nhà thơ đã mở rộng tầm quan sát lên chiều cao (chim), chiều rộng (mây), chiều dài (sông)

– Phân tích các dấu hiệu nghệ thuật:

+ Sông dềnh dàng/chim vội vã: Hình ảnh đối lập tạo sự tương phản, báo hiệu sự thay đổi của thiên nhiên rất rõ ràng.

+ Từ láy “dềnh dàng” miêu tả mặt nước phẳng lặng -> Sự êm dịu của thiên nhiên.

+ Nghệ thuật nhân hóa “Chim bắt đầu vội vã và mây “vắt nửa mình sang thu”

-> Nhà thơ đã cụ thể hóa cái vô hình của ranh giới giao mùa thành cái hữu hình của sự vật, dùng không gian để vẽ thời gian. Cả ba hình ảnh trên đều là tín hiệu mới của thu còn vương lại một chút gì cuối hạ.

+ Khổ thơ thứ ba: Tiết thu đã lấn dần tiết hạ

–        Sự cảm nhận khác biệt về cảnh vật, thời tiết:

+ Nắng, mưa, sấm vơi bớt dần: Hiện tượng bất thường của thời tiết mùa hạ tuy vẫn còn nhưng mức độ giảm dần.

+ Hàng cây đứng tuổi.

=> Cảnh vật thời tiết đã thay đổi. Tất cả còn in dấu mùa hạ nhưng đã giảm dần về mức độ. Thu đã đậm nét hơn. Cảm xúc nhà thơ như say mê, như luyến tiếc.

– Từ thay đổi của mùa thu thiên nhiên liên tưởng đến sự thay đổi của mùa thu đời người.

+ Hình ảnh “sấm” và “hàng cây”: Nghĩa tả thực vào thời điểm cuối hạ đầu thu không còn những cơn mưa xối xả thì sấm cũng bớt bất ngờ và dữ dội. Thiên nhiên bớt đi nghiệt ngã nên dịu dàng hơn đáng yêu hơn. Hàm ý, con người đã từng trải có thể bình tâm vững vàng hơn trước những bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời.

=> Nhận xét khái quát: Thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng, lời thơ tinh tế. Hình ảnh bình dị gợi cảm mang nét đặc trưng của sự giao mùa với các phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa gửi gắm nhiều cảm xúc, suy tư của tác giả.

c. Kết bài:

–    Khái quát lại nội dung đã phân tích: Thông qua sự cảm nhận tinh tế trước bước chuyển giao mùa, bài thơ đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên, một tâm hồn nhạy cảm sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

                                                                                 

* Lưu ý:

Hướng dẫn chấm chỉ là những gợi ý, định hướng chung; khi chấm giáo viên cần linh hoạt, tôn trọng những sáng tạo riêng của học sinh, tránh máy móc.

Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đúng kiểu bài mà đề yêu cầu, chủ động định lượng được bài viết, bố cục hợp lí.

   Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đúng thể loại, bố cục không rõ ràng là 2 điểm.

   – Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm.

   – Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *