Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Môn Văn – Đề 1

Đề thi văn 9
SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG

PHÒNG GD&ĐT YÊN SƠN

 ĐỀ THI  TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

Năm học 2018 – 2019

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút

 

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức:

– Kiểm tra, đánh giá kiến thức về phần thơ, truyện Việt Nam hiện đại, thành ngữ và ý nghĩa của thành ngữ; nghị luận văn học đã học trong chương trình Ngữ văn 9

  1. Kĩ năng:

– Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm thơ và  truyện Việt Nam hiện đại.

– Xác định thành ngữ và  ý nghĩa của thành ngữ.

  1. Thái độ:

– Yêu thích môn học. Có ý thức tìm hiểu giá trị  của các tác phẩm thơ và truyện Việt nam hiện đại.

  1. Hình thức kiểm tra:

– Tự luận.

III. Ma trận:

Mức độ

 

Tên chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng Vận dụng cao
Văn học – Nhận biết tên văn bản, tên tác giả
Số câu

Số điểm                    

Tỉ lệ %

Số câu 1

Số điểm: 1

10%

      Số câu: 1

Số điểm: 1

10

Tiếng Việt

 

  – Hiểu và nêu được nội dung của thành ngữ      
Số câu

Số điểm                    

Tỉ lệ %

  Số câu 1

Số điểm: 1

10%

    Số câu 1

Số điểm: 1

10%

Tập làm văn

Bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về một bài thơ,đoạn thơ.

  Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của bản thân Viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh, đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức.
Số câu

Số điểm                       

 Tỉ lệ %

    Số câu 1

Số điểm: 2

20%

Số câu: 1

Số điểm: 6

60%

Số câu: 2

Số điểm: 8

80%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu 1

Số điểm: 1

10%

Số câu 1

Số điểm: 1

10%

Số câu: 2

Số điểm: 8

80%

Số câu: 4

Số điểm: 10

100%

 

  1. Đề bài:

Phần I. Đọc- hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3

… “Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”…

(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)

 

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? “Người đồng mình” được nhà thơ nói tới là những ai? (1 điểm)

Câu 2: Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên? Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào? (1 điểm)

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ ) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm của thế hệ trẻ ngày nay với gia đình và quê hương qua đoạn thơ trên.

Phần II: Làm văn (6 điểm)

Cảm nhận của em về ba khổ thơ cuối trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

 

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

 

Trăng cứ tròn vành vạch

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Ngữ văn 9, tập 1)

 

—– Hết —–

 

  1. Phần Đọc – Hiểu 🙁 4 điểm)

Hướng dẫn chấm

Câu Nội dung Điểm
1 – Đoạn thơ trên trích từ bài thơ “Nói với con”

– Tác giả  Y Phương

– “Người đồng mình” là người vùng mình, người miền mình, có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dân tộc.

0, 25

0, 25

 

0,5

2 – Thành ngữ có trong đoạn thơ trên là “Lên thác xuống ghềnh”

– Nhấn mạnh nỗi vất vả, khó nhọc trong cuộc sống làm ăn của “người đồng mình”.

0,5

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Gợi ý:

a. Về hình thức: Đoạn văn cần đảm bảo về cấu trúc  đoạn văn ngắn ( 200 từ)  có bố cục đầy đủ 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả.

b. Về nội dung:

Học sinh làm rõ ý chính đề yêu cầu:

* Mở đoạn:

Giới thiệu khái quát về đoạn thơ

* Thân đoạn:

Đảm bảo các nội dung chính:

– xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi bản thân của  mỗi người cần phải nhận thức được những khó khăn , thử thách để từ đó vươn lên trong cuộc sống.

– Sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương mình. Biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin , để tiến lên phía trước .

* Kết đoạn:

– Khẳng định giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ

– Liên hệ bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

 

0,5

  1. Làm Văn (6điểm)
  2. Yêu cầu về kiến thức:

– Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:

Nội dung cần đạt Điểm
a. Mở bài:

– Giới thiệu những nét cơ bản về nhà thơ Nguyễn Duy và tác phẩm “Ánh trăng”

– Nguyễn Duy viết Ánh trăng như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lẽ sống chung thủy, tình nghĩa đặc biệt là ba khổ thơ cuối bài.

b. Thân bài:

–  Khổ 1 miêu tả sự kiện, nêu lên hoàn cảnh xuất hiện bất ngờ của vầng trăng tròn – hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên trong thời quá khứ khi nhân vật trữ tình còn trong tuổi niên thiếu, khi trưởng thành và gia nhập bộ đội. Và đó là vầng trăng tri kỷ và tình nghĩa.

+ Do hoàn cảnh cuộc sống, từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương, vầng trăng đã rơi vào quên lãng.

+ Trong hoàn cảnh đặc biệt, bất ngờ: đèn điện tắt, phòng buyn- đinh tối om, nhân vật trữ tình đã bất ngờ nhìn thấy “đột ngột vầng trăng tròn”. Lời thơ giản dị, cách ngắt nhịp quen thuộc nhưng gợi được xúc cảm bất ngờ trong lòng nhân vật trữ tình khi nhìn thấy vầng trăng.

– Khổ 2 vầng trăng trở thành một biểu tượng gợi lại quá khứ tình nghĩa giữa con người và trăng, con người và thiên nhiên trong tư thế mặt người nhìn mặt trăng.

+ Trong phút giây mặt đối mặt, lòng nhân vật trữ tình tràn ngập hình ảnh của quá khứ tình nghĩa thuở sống ở ruộng đồng, sông ngòi và rừng bể…

+ Lời thơ vẫn giản dị nhưng có sức biểu cảm lớn gợi những nỗi niềm rưng rưng xúc động về quá khứ. Từ “như”, từ “là” của phép điệp ngữ kết hợp với những từ ngữ thể hiện không gian sống quen thuộc của thời quá khứ (đồng, bể, sông, rừng) làm cho giọng thơ có sắc thái dồn dập, mạnh mẽ như xúc cảm đầy ắp đang trào dâng trong lòng nhân vật trữ tình.

– Khổ 3 quá khứ hồn nhiên, tình nghĩa đã thức tỉnh tâm hồn thi nhân đưa nhân vật trữ tình trở về đối diện với chính mình và nhận ra mình là “người vô tình” đã có một thời vì cuộc sống, vì hoàn cảnh ấm êm mà trở thành kẻ quay lưng với quá khứ.

+ Đối diện với vầng trăng bao dung, một vầng trăng “tròn vành vạnh, im phăng phắc”, không lời buộc tội nhưng đủ để cho nhân vật trữ tình “giật mình” thấm thía với lỗi lầm, đã hờ hững và bội bạc với những kỷ niệm thân thương của mình.

+ Lời thơ vừa gợi hình vừa biểu cảm gợi tả vẻ đẹp của vầng trăng, vẻ đẹp của quá khứ thân thương. Lời thơ giản dị nhưng trữ tình và giàu ý nghĩa triết lí. Nó gợi cho con người đạo lý thủy chung, uống nước nhớ nguồn.

– Đánh giá về nghệ thuật: Ba khổ thơ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình. Giọng điệu thơ tâm tình của thể thơ năm chữ được thể hiện với một nhịp thơ đặc biệt: khi thì trôi chảy tự nhiên nhịp nhàng theo lời kể, khi ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng suy tư. Giọng điệu chân thành, truyền cảm, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

c. Kết bài.

– Ba khổ thơ chỉ là một phần của bài thơ nhưng là một phần có ý nghĩa, với hình ảnh vầng trăng ngời tỏ trên bầu trời nhưng lại gợi được cả một thời quá khứ đầy cảm động, làm cho tâm hồn thi nhân bừng tỉnh, trở về với chính mình trong suy tư sâu lắng, trong ân hận thiết tha, nhắc nhở đến đạo lý sống thủy chung, tình nghĩa vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Bài thơ khép lại nhưng dư âm của cảm xúc và suy nghĩ vẫn còn vương vấn lòng người đọc hôm nay và mai sau.

– Suy nghĩ của bản thân.

 

0,25

 

0,25

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

0,5

 

 

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

0,25

 

— Hết —

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *