Đề tài KHXH hành vi Tác động tiêu cực của học sinh cá biệt đến tập thể ở trường THPT Chu Văn An và giải pháp khắc phục

Sáng kiến kinh nghiệm

 CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CẤP TỈNH DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 2022 – 2023

 Tên dự án:

 “TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HỌC SINH CÁ BIỆT ĐỐI VỚI TẬP THỂ LỚP Ở TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

 LĨNH VỰC: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI

 LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu khoa học thuộc đề tài “Tác động tiêu cực của học sinh cá biệt đến tập thể ở trường THPT Chu Văn An và giải pháp khắc phục” chân thành cảm ơn đến Sở giáo dục và đào tạo Kon Tum đã tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật tạo cơ hội cho học sinh chúng em nghiên cứu và sáng tạo. Chúng em chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban lãnh đạo nhà trường cùng các thầy cô giáo trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian chúng em thực hiện đề tài.

Chúng em xin cảm ơn các bậc phụ huynh học sinh và các bạn học sinh trong trường đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ chúng em.

Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn các thầy cô cố vấn thuộc tổ Khoa học xã hội đã hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức và phương pháp. Chúng em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn đã đồng hành cùng chúng em trong suốt thời gian tiến hành thực hiện đề tài.

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu xin gửi lời chia sẻ, lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè luôn động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng em.

Qua việc thực hiện dự án chúng em được học hỏi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm khoa học. Chúng em nhận thấy khoa học thật bao la, ứng dụng khoa học thật rộng lớn và rất quan trọng với cuộc sống con người. Chúng em mới chỉ là học sinh, những ý tưởng của chúng em còn chỉ là bước khởi đầu và non nớt nhưng chúng em hi vọng đó sẽ là những tiền đề để chúng em thành công hơn sau này.

Chúng em nghĩ rằng đây là một ý tưởng rất quan trọng cần thực hiện đến với tất cả các bạn học sinh và em mong rằng ý tưởng của chúng em có thể ứng dụng được vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và nâng cao tầm hiểu biết của các bạn học sinh. Từ đó chúng em có sự phát triển đúng đắn, toàn diện, và có một cuộc sống thật ý nghĩa. Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

 MỤC LỤC

A. Đặt vấn đề……………………………………………………………………………………………………….5

I. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………………………………………..5

II. Giả thiết khoa học, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu………………………….6

1. Khoa học…………………………………………………………………………………………………………..6

2. Mục tiêu…………………………………………………………………………………………………………….6

3. Câu hỏi……………………………………………………………………………………………………………..6

III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………….6

 B. Nội dung…………………………………………………………………………………………………………..7

I. Cơ sở và thực trạng vấn đề…………………………………………………………………………………7

1. Cơ sở lí luận………………………………………………………………………………………………………7

2. Các khái niệm……………………………………………………………………………………………………8

2.1. Học sinh cá biệt………………………………………………………………………………………………8

2.2. Tập thể…………………………………………………………………………………………………………..8

2.3. Môi trường học đường……………………………………………………………… 8

2.4. Tác động tiêu cực của học sinh cá biệt……………………………………………………………..9

2.5. Ngăn ngừa, hỗ trợ………………………………………………………………………………………….10

3. Thực trạng……………………………………………………………………………………………………….10

II. Thiết kế, phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………..11

1. Hoạt động khảo sát…………………………………………………………………………………………..11

2. Xử lí, phân loại thông tin………………………………………………………………………………….11

3. Đưa ra biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ……………………………………………………………11

4. Các rủi ro………………………………………………………………………………………………………..11

5. Biện pháp giảm thiểu……………………………………………………………………………………….11

III. Tiến hành nghiên cứu……………………………………………………………………………………12

1. Thực trạng……………………………………………………………………………………………………….12

2. Nhận định của phụ huynh………………………………………………………………………………..15

3. Đề xuất các biện pháp………………………………………………………………………………………16

3.1. Học sinh………………………………………………………………………………………………………..16

3.2. Phụ huynh…………………………………………………………………………………………………….16

3.3. Giáo viên……………………………………………………………………………………………………….17

3.4. Nhà trường……………………………………………………………………………………………………18

4. Hiệu quả của dự án………………………………………………………………………………………....21

5. Tính mới………………………………………………………………………………………………………….24

IV. Kết luận………………………………………………………………………………25

V. Tài liệu……………………………………………………………………………………………………………27

Phụ lục………………………………………………………………………………………………………………..29

 A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Môi trường học đường là một môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc đình hình và bồi dưỡng nhân cách, tầm nhận thức đúng đắn của con người. Mối quan hệ và cách hành xử giữa giáo viên và học sinh, giữa các em học sinh với nhau đóng vai trò thiết yếu trong sự định hình ấy. “Tiên học lễ, hậu học văn”. Những bài học đều hướng đến mục đích cuối cùng là giáo dục cho học sinh biết cách sống đúng với đạo lí làm người, sống tự tin, có kĩ năng sống tốt.

Tuy vậy, quá trình giáo dục con người là sự nghiệp vất vả, không phải ngày một ngày hai mà có thể định hình và phát triển theo đúng nếp được. Như cái cây phải trải qua bao nhiêu thử thách, bị sâu bệnh tàn phá, phải chịu khắc nghiệt của khí hậu, của môi trường mới kết tinh ra được những mật ngọt để hiến dâng cho đời. Con người cũng phải vượt qua biết bao bão giông, sóng gió dập vùi, biết bao thử thách, bao mồ hôi nước mắt mới có được thành quả ngọt ngào. Mọi thứ đều không thể gặt hái một cách dễ dàng.

Xã hội 4.0 đã mở ra bao nhiêu kênh thông tin, mà giới trẻ còn nông nổi, hay bị cuốn theo vẻ bề ngoài hay những việc làm giật gân, gây sốc. Cho nên việc các em thần tượng những giang hồ mạng như Khá “bảnh”, Phú Lê, hay Huấn “hoa hồng” cũng không phải là điều quá khó hiểu.

Trong dân gian có câu: “Người năm bảy đấng, của vạn loài”, một lớp học thường sẽ có một số học sinh cá biệt. Hiện nay, một trong những vấn đề của học sinh mà nhiều nhà trường đang đau đầu đó là đó là bất ổn tâm lý. Điều này dẫn đến học sinh có những biểu hiện hoàn toàn không phù hợp với quy định của nhà trường như vô kỉ luật, không tuân thủ những yêu cầu của thầy cô giáo, không tích cực trong học tập, thiếu trung thực, trốn học, đánh nhau, hút thuốc,…Đó là những những học sinh hư, những em này có những ảnh hưởng khá tiêu cực đến lớp, làm ảnh hưởng nhiều đến việc rèn luyện của lớp, khiến cho thầy cô phải đau đầu, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Điều này tác động tiêu cực đến kết quả học tập và giáo dục chung của toàn trường, gây ra những khó khăn cho người làm công tác giáo dục. Vậy thì câu hỏi được đặt ra là thanh lọc những học sinh đó để cho lớp phát triển theo nếp ổn định, trong lành hay khắc phục để uốn nắn đào tạo dần dần, dù vất vả.

Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ thiết yếu của nhà trường. Điều này hạn chế được những đối trượng học sinh yếu về mặt đạo đức và kém về năng lực, góp phần phát triển chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, của ngành giáo dục.

Xuất phát từ những lí do trên chúng em đã quyết định nghiên cứu về đề tài TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HỌC SINH CÁ BIỆT ĐỐI VỚI TẬP THỂ LỚP Ở TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC”. Từ đó, chúng em muốn giúp các bạn thấy được những hậu quả của những hành vi thiếu ý thức của học sinh cá biệt, hiểu được tâm lí cần quan tâm và có biện pháp nhằm khắc phục, sửa chữa những hành vi tiêu cực. Để từ những việc làm này sẽ giúp cho tập thể lớp trở nên đoàn kết, vững mạnh và yêu thương nhau hơn.

II. GIẢ THIẾT KHOA HỌC, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.

1. Giả thuyết khoa học

– Hiện trạng học sinh cá biệt trong lớp học đang có những biểu hiện gia tăng.

– Người lớn, trong đó có các bậc phụ huynh, thầy cô giáo chưa thấy hết được hậu quả của sự tác động tiêu cực từ những học sinh cá biệt.

– Có thể đưa ra các biện pháp tác động tích cực đến ý thức, nhận thức và hành vi của học sinh, hạn chế tác động xấu của học sinh cá biệt đến tập thể trong môi trường giáo dục.

2. Mục tiêu nghiên cứu

– Giúp cho các bạn học sinh nhận biết hành vi lệch lạc của học sinh cá biệt, từ đó hình thành được kĩ năng tự bảo vệ mình khi cần thiết trong mọi trường hợp.

– Đề xuất các giải pháp nhằm giúp các bạn học sinh trang bị kiến thức về tâm lí, ứng xử hiệu quả và tích cực hơn.

– Đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ để giảm thiểu hậu quả đáng tiếc xảy ra khi thiếu hiểu biết về tâm lí độ tuổi ở các bạn học sinh.

3. Câu hỏi nghiên cứu

– Tại sao hiện nay vấn đề hiểu biết về tâm lí và tác động của học sinh cá biệt cần được quan tâm?

– Tình trạng học sinh cá biệt gia tăng có ảnh hưởng như thế nào đến tập thể lớp, tập thể nhà trường và xã hội?

– Cách nhận biết các dấu hiệu của học sinh cá biệt và cách khắc phục những tác động tiêu cực đó  trong các nhà trường nói riêng?

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  1. Đối tượng nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Học sinh cá biệt

– Khách thể nghiên cứu: Trường THPT Chu Văn An–tỉnh Kon Tum.

– Đối tượng khảo sát: Nghiên cứu tập trung tìm hiểu ở các nhóm đối tượng :

+ Học sinh trong trường là đối tượng khảo sát chính của dự án. Phát hiện, thống kê được thực trạng học sinh cá biệt trong trường, làm căn cứ để xác định các giải pháp. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu.

+ Giáo viên (Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm) cũng là đối tượng khảo sát của dự án. Tìm hiểu suy nghĩ và kinh nghiệm của một số giáo viên chủ nhiệm về vấn đề học sinh các biệt, các dấu hiệu nhận biết và biện pháp khắc phục.

  • Phạm vi nghiên cứu:

+ 309 Học sinh đang học tập Trường THPT Chu Văn An–tỉnh Kon Tum từ lớp 10 đến lớp 12, năm học 2022 – 2023.

+ 68 giáo viên THCS-THPT, năm học 2022 – 2023.

+ Nói chuyện, trao đổi với một số phụ huynh của trường

  1. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Thu thập, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề…

2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát

Nhóm tác giả tiến hành quan sát, lắng nghe tâm sự của các học sinh cá biệt trong nhà trường để hiểu nhu cầu, mong muốn của các bạn một cách đầy đủ hơn.

Phương pháp trưng cầu ý kiến

Để thu thập được các dấu hiệu tác động của học sinh cá biệt đến tập thể, các biện pháp phòng ngừa và khắc phục, nhóm tiến hành: thiết kế mẫu điều tra, điều tra.

2.3. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu

– Để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra, nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu bằng việc điều tra qua phiếu, phỏng vấn sâu để lấy số liệu cụ thể.

– Với các số liệu phỏng vấn, thu thập từ phiếu điều tra, nhóm xem xét kĩ lưỡng để thống kê, phân loại để đưa ra đánh giá và đề xuất các biện pháp cụ thể.

2.4. Kế hoạch nghiên cứu

– Thời gian thực hiện dự án: từ tháng 10/2022 – 12/2022.

+ Tháng 10: Tìm kiếm ý tưởng, xác định phạm vi đề tài; tìm kiếm tài liệu trên các trang mạng, thiết kế phiếu điều tra và tiến hành điều tra.

+ Tháng 11, 12: Đọc tài liệu kết hợp với việc xử lí số liệu, thông tin liên quan giới tính vị thành niên đã thu thập được qua phiếu điều tra trước đó.

+ Tháng 11,12: Những tác động của học sinh cá biệt  đến tập thể ở Trường THPT Chu Văn An , đề xuất giải pháp ngăn ngừa và khắc phục.

B. NỘI DUNG

I. CƠ SỞ VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lý luận

Hiểu biết về tâm lí lứa tuổi, đặc biệt là tâm lí học sinh cá biệt là nhu câu tất yếu cần được quan tâm trong các trường học hiện nay. Vấn đề này đã trở thành chủ đề của nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vấn đề học sinh cá biệt và tác động tiêu cực của những học sinh này vẫn đang là vấn đề nan giải của xã hội. Cùng với sự phát triển và tiến bộ xã hội của nhân loại, những cải cách tích cực và hiện đại trong các trường học, là những suy thoái, băng hoại về đạo đức và hành vi của học sinh. Vì vậy, viết về vấn đề này đã có nhiều công trình nghiên cứu trên một số tạp chí, trang mạng Interrnet. Có thể điểm qua một số bài viết đáng chú ý như sau:

­          https://luatduonggia.vn/hoc-sinh-ca-biet-la-gi-phuong-phap-giao-duc-hoc-sinh-ca-biet/

https://thnhanchinh.pgdthanhxuan.edu.vn/tim-kiem/dac-diem-tam-li-cua-hoc-sinh-ca-biet-hoc-sinh-yeu-kem-c21628-23496.aspx

https://luathoangphi.vn/hoc-sinh-ca-biet-la-gi/

Trong quá trình tìm hiểu đề tài, các bài viết, bài phỏng vấn đã giúp cho chúng em có cái nhìn tổng quan về học sinh cá biệt để định hướng tốt cho việc giải quyết những vấn đề trong khi nghiên cứu vấn đề tác động tiêu cực của học sinh cá biệt đến tập thể ở trường THPT Chu Văn An – tỉnh Kon Tum.

2. Các khái niệm cơ bản

2.1. Học sinh cá biệt:

Học sinh cá biệt là một thuật ngữ thường được sử dụng đối với những em học sinh nghịch ngợm, quậy phá, có những biểu hiện tiêu cực như: Lười học, hay gây gổ với bạn bè, làm mất trật tự trong giờ học, các học sinh này thường trốn tiết, bỏ học, hoặc có những hành vi vi phạm nội quy của trường, lớp như: Hút thuốc, vô lễ, vi phạm luật giao thông, ngủ trong lớp…..

Những học sinh này thường không tuân theo các nội quy của lớp, của trường và đa phần thường làm theo ý của bản thân mà những việc làm đó thường sai trái. Do vậy nếu gia đình, nhà trường không kịp thời đưa ra phương hướng giải quyết, biện pháp khắc phục thì những học sinh này sẽ dễ dàng bị người xấu lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.

Phân loại:

* Những học sinh cá biệt về học lực gồm 3 loại:

Thứ nhất là những em có trí tuệ bình thường, có khi là rất thông minh nhưng lười học, chểnh mảng dẫn đến hổng kiến thức, học hành thất thường, sút kém.

Thứ hai là những em thiểu năng về trí tuệ, khả năng tiếp thu rất chậm

Thứ ba là những em thuộc diện khuyết tật dẫn đến việc học tập không bình thường như bạn khác.

* Những học sinh cá biệt về hạnh kiểm: Chán học, đi học thiếu sách vở, có khi ghi chung các môn trong một quyển, hoặc không ghi, cúp học hoặc có lên lớp thì lơ là, ngủ gật, không làm bài tập, quay cóp trong thi cử, lén sử dụng điện thoại trong giờ học, lừa dối cha mẹ, thầy cô, đánh nhau, ăn chơi phá phách, thậm chí ăn cắp, ăn trộm, vô lễ, vi phạm luật giao thông….

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh trở nên cá biệt

Về nguyên nhân khách quan: Xã hội phát triển, xuất hiện nhiều trào lưu với những biểu hiện rất phức tạp. Từ đó, những yếu tố tiêu cực này tác động xấu đến học sinh. Sự thiếu quan tâm của gia đình, sự buông lỏng quản lí của thầy cô, đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm chính là cơ hội để cho những thói hư tật xấu của các em phát triển…

Về nguyên nhân chủ quan: Các em có những tính cách xấu, được mặc định bởi những thói quen lệch lạc, khó thay đổi. Tự bản thân các em không có ý thức tốt trong việc tu dưỡng, rèn luyện bản thân. Từ đó các em trở nên hư hỏng, thiếu ý thức trách nhiệm và buông lỏng bản thân, không biết hối lỗi, không có lòng tự trọng và vô cảm với nỗi khổ mà những người xung quanh phải hứng chịu từ những hành vi sai trái của mình.

2.2. Tập thể:

Tập thể được hiểu là nhóm chính thức có tổ chức cao, thống nhất, thực hiện mục đích chung, phù hợp với lợi ích xã hội. Tập thể luôn phù hợp lợi ích cá nhân và lợi ích chung( lợi ích tập thể và lợi ích xã hội).tập thể?

Thông thường ở mỗi tập thể có những đặc điểm cơ bản sau: Tập thể luôn có sự thống nhất mục đích hoạt động. Tập thể có sự thống nhất về tư tưởng. Bên cạnh đó, tập thể sẽ có sự lãnh đạo tập trung thống nhất và có tính kỉ luật.

2.3. Môi trường học đường:

Từ “môi trường học đường” bao hàm cả lớp học và việc tổ chức lớp học. Nó như một liên kết có phạm vi rộng hơn gia đình và không trừu tượng như xã hội. Đó là nơi thói quen của cuộc sống trong lớp học, sự gắn bó trong lớp học và thậm chí với trường học sẽ được hình thành. Thông qua việc tận dụng khả năng đồng cảm tự nhiên của trẻ xuất phát từ nhu cầu gắn sự tồn tại của mình với sự tồn tại của những người khác, ta có thể dễ dàng dạy trẻ em “ham thích cuộc sống tập thể và có được ý thức tập thể”. Theo Durkheim, đây là thời điểm phù hợp duy nhất để sử dụng ảnh hưởng đối với trẻ.

“Toàn bộ vấn đề bao gồm việc tận dụng mối quan hệ mà những trẻ trong cùng một lớp học buộc phải có, để cho chúng có cảm giác yêu thích sống trong một tập thể lớn hơn và khách quan hơn tập thể mà chúng từng quen thuộc. Có một hình thức tâm lý đặc biệt rất quan trọng đối với giáo viên, đó là tâm lý tập thể. Một lớp học không đơn thuần chỉ là một khối kết dính các cá nhân độc lập với nhau mà nó còn là một xã hội thu nhỏ. ( Durkheim)

2.4. Tác động tiêu cực của học sinh cá biệt đến tập thể:

“..Trong lớp học, học sinh suy nghĩ, hành động và cảm nhận khác với khi chúng tách rời nhau. Trong lớp học có thể có những tình trạng như bệnh lây lan, sự nản chí, tinh thần hào hứng và phấn khởi chung… Cần phải biết rõ được những tình trạng này để ngăn cản, đối mặt hay phát huy chúng khi cần..”( Durkheim).

Một hiện tượng rất dễ nhận thấy trong lớp học, đó là “Hiệu ứng dầu loang”. Cũng như một căn bệnh về thể chất như cảm cúm, hay covit, bệnh cá biệt sẽ có khả năng lây lan từ học sinh này qua học sinh khác nếu “sức đề kháng” của học sinh không tốt, không có khả năng chống chọi lại với sự lây lan và tàn phá của bệnh tật. Đây là một căn bệnh tinh thần có sức lây lan và tàn phá khủng khiếp đối với con người. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tiến bộ và thành công của quá trình giáo dục. Nếu không được phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời, nó không chỉ đơn thuần dẫn đến sự bất ổn trong lớp học mà khủng khiếp hơn, đó là sự hủy hoại tương lai của nhiều thế hệ.

Những học sinh cá biệt thường có xu hướng lôi kéo những bạn khác vào guồng quay nghịch ngợm mà chúng tạo ra. Để vỗ về cho tâm lí tự cao, háo thắng, đối đầu. Mà học sinh chưa đủ suy nghĩ chín chắn, cho nên rất dễ bị lôi kéo vào những trò vô bổ. Dần dà, một học sinh ngoan có thể trở thành đối tượng lêu lổng, ăn chơi đua đòi, thay đổi đến mức thầy cô và cha mẹ còn không nhận ra. Một tập thể chỉ cần có 1 học sinh cá biệt đã phải lao đao vì lo lắng và mệt mỏi khi phải nghĩ ra các phương án ứng phó trước những hành vi này. Nếu giáo viên chủ nhiệm và gia đình chỉ cần lơ là 1 chút là hậu họa khó lường, tình hình học tập và nề nếp của lớp sẽ đi xuống thấy rõ.

Trong lớp, trong trường có nhiều em cá biệt với những biểu hiện như cúp tiết, hay ngủ gật, không ghi bài. Nếu thầy cô, và cha mẹ không xử lí nhanh chóng và triệt để thì sẽ hình thành lên những học sinh lêu lổng và hư hỏng, dần dà các em này sẽ làm lây lan ra cả tập thể. Đến lúc đó thì họa vô đơn chí, hậu quả khôn lường. Bởi một khi đã thành thói quen thì rất khó bỏ, hoặc trong trường hợp bị nhắc nhở thì sẽ hình thành tâm lí đối phó. Ví dụ, một học sinh sau nghỉ nghỉ học tang cường buổi chiềukhông có phép, giáo viên chủ nhiệm gọi điện về cho mẹ em ấy và biết được là em ấy đã nói dối là đi học. Sau đó, mẹ em ấy đã mắng em về hành vi nghỉ học và nói dối. Những lần sau đó, em đó đi học, không nghỉ đi chơi nữa, nhưng canh hết tiết 1 mới đi, để đỡ bị ghi là vắng. Giáo viên nhắc thì lần sau em có đi sớm hơ, chỉ trễ 15 phút của tiết đầu, nói nhiều quá thì em vẫn trễ, tầm 5-10 phút. Mặc dù lên lớp nhưng em không hề ghi bài, bị nhắc thì ghi chiếu lệ, vở không có, nên mỗi buổi học ghi vào một chỗ. Thành thử ra mặc dầu đi học, nhưng em chẳng học được gì. Cha mẹ và thầy cô rất vất vả uốn nắn mà vẫn đâu vào đấy. Có tiến bộ chăng chỉ là hình thức. Vì vậy kết quả học tập vô cùng kém, ý thức học vẫn chẳng tốt hơn. Nguy hiểm hơn, hành vi của bạn học sinh này còn làm cho các học sinh khác bị ảnh hưởng tiêu cực, dần dà, sẽ có nhiều học sinh trong lớp trong trường có những biểu hiện như vậy.

2.5. Phòng ngừa và hỗ trợ:

Môi trường học đường ảnh hưởng lớn đến việc học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh. Việc nhanh chóng phát hiện ra những học sinh cá biệt đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập lại kỉ cương của lớp học.

Đề có môi trường học đường tích cực, chương trình phòng ngừa những hậu quả xảy ra do những tác động tiêu cực của học sinh cá biệt là điều cần thiết. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy phòng ngừa và can thiệp vào những tác hại của học sinh cá biệt ở trường học cần được thực hiện một cách toàn diện và có hệ thống, với sự tham gia của cả nhà trường, học sinh, phụ huynh và các nguồn lực từ phía cộng đồng xã hội.

Mục đích của việc xây dựng môi trường học đường tích cực, an toàn đó là mang đến quyền được giáo dục và thông tin cho tất cả mọi người, không phân biệt đối xử, quyền được giáo dục và thông tin nói chung và được giáo dục toàn diện về đạo đức, hành vi, được cung cấp thông tin cần thiết và hữu ích để thực hiện đầy đủ quyền công dân và bình đẳng trong tập thể.

Cách xây dựng môi trường tích cực, an toàn khi có những học sinh cá biệt:

`        – Nhận thức được định kiến về học sinh cá biệt của bản thân và tập thể có thể gây tổn thương tới cá nhân học sinh cá biệt cũng như gia đình họ.

– Nhận thức được tất cả mọi người đều có thể thay đổi để trở thành một công dân có ích cho xã hội.

– Biết cách hỗ trợ bạn bị kỳ thị trong lớp, trong trường

– Biết tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc hỗ trợ người khác nếu bị bắt nạt hoặc bị lôi kéo bởi những hành động ngông cuống, thiếu sáng suốt của những học sinh cá biệt.

3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Hiện nay, vấn đề ảnh hưởng tiêu cực của học sinh cá biệt đang tác động phổ biến trong học đường ở trường THPT Chu Văn An nói riêng và trong môi trường học đường nói chung. Đáng chú ý là những học sinh cá biệt lại đang ở lứa tuổi xốc nổi, khó giáo dục, ương ngạnh, muốn thế hiện cái tôi của mình. Nhưng các em chưa có đủ kiến thức và suy nghĩ chín chắn để ứng phó khi gặp phải những tình huống khó khăn liên quan đến vấn đề nan giải của mình. Từ đó, các em tác động tiêu cực đến mối quan hệ xã hội, học tập, gây ra sự tổn thương tâm lí, tinh thần, nghiêm trọng hơn là có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng của học sinh (trầm cảm, tự tử…). Tuy nhiên, những tác động tiêu cực có thể được giảm nhẹ đến một mức độ nào đó bằng cách học sinh tự nâng cao nhận thức về cách hành xử, về các giá trị đạo đức và người lớn có trách nhiệm hơn trong việc giáo dục phẩm chất và kĩ năng sống cho các em. Tỉ lệ số học sinh cá biệt luôn có mặt trong tổng số học sinh qua các năm học.

Năm học 2019-2020, có 5 học sinh bị hạnh kiểm trung bình, chiếm tỉ lệ 8,6 % tổng số học sinh toàn trường.

 

Thống kê xếp loại hạnh kiểm năm học 2020-2021 có 12 học sinh có hạnh kiểm trung bình, chiếm tổng số  5% học sinh toàn trường.

Thống kê xếp loại hạnh kiểm năm học 2021-2022 có 5 học sinh có hạnh kiểm trung bình, chiếm tổng số 1,8 %  tổng số học sinh toàn trường, 1 học sinh có hạnh kiểm yếu, chiếm 0,36 % tổng số học sinh toàn trường.

Như vây, qua 3 năm học gần đây nhất, học sinh cá biệt luôn là vấn đề nan giải trong trường học.

II. THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Hoạt động khảo sát

– Tiến hành thiết kế mẫu điều tra để lấy ý kiến về vấn đề “Tác động tiêu cực của học sinh cá biệt đến tập thể lớp ở trường THPT Chu Văn An và giải pháp khắc phục” của 309 bạn học sinh của trường THPT Chu Văn An, được lựa chọn theo các đối tượng khác nhau: HS cá biệt, HS có hạnh kiểm tốt. Đồng thời cũng thiết kế mẫu bình chọn trên nhóm zalo để lấy ý kiến của người lớn (thầy cô, phụ huynh,…) về vấn đề này.

– Đồng thời với việc điều tra qua mẫu, chúng em  cũng thực hiện khảo sát bằng cách phỏng vấn từng bạn, phụ huynh học sinh, thầy cô để có thông tin cụ thể hơn về vấn đề .

Tất cả số liệu sau khi đã thu thập được trên 309 học sinh trường THPT Chu Văn An  và 66 giáo viên( Trường THPT Chu Văn An, trường cấp 2), sử dụng một số phân tích thống kê mô tả, so sánh…

2. Xử lí, phân loại thông tin

– Trên cơ sở phiếu điều tra, tiến hành tổng hợp thống kê các ý kiến để thấy được vấn đề “tác động tiêu cực của học sinh cá biệt đến môi trường học đường và cách khắc phục”.

– Tổng hợp, phân loại các dấu hiệu của bắt nạt và những hành vi tác động tiêu cực của học sinh cá biệt, đưa ra các các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ khi các bạn có nhu cầu hỗ trợ về những khúc mắc với bạn bè và những bất ổn tâm lí của bản thân.

3. Đưa ra biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ

– Trên cơ sở thông tin điều tra, tiến hành phân tích thực trạng “Tác động tiêu cực của học sinh cá biệt đến tập thể lớp” của các bạn học sinh ở trường THPT Chu Văn An; đánh giá tác hại của thiếu thông tin và sự quan tâm đến các học sinh cá biệt.

– Đưa ra các biện pháp cụ thể để hiểu hiểu và hỗ trợ học sinh tốt nhất, phòng ngừa bị bắt nạt trong tập thể và đề xuất giải pháp hỗ trợ.

4. Các rủi ro có thể xảy ra

Có thể một số đối tượng tham gia khảo sát một cách qua loa, đối phó, chiếu lệ, thiếu tính hợp tác.

Các đối tượng nghiên cứu có thể thấy không thoải mái khi tham gia khảo sát (học sinh lo sợ bị bạn bè kỳ thị, hoặc ghét bỏ) hoặc cảm  thấy căng thẳng trong quá trình khảo sát.

Có thể nhận được sự từ chối tham gia khảo sát vì những lí do riêng tư.

5. Biện pháp giảm thiểu rủi ro

Cam kết đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc bảo mật đối với từng cá nhân tham gia khảo sát một cách nghiêm ngặt.

Giải thích rõ ràng lợi ích, mục đích của vấn đề được chọn để nghiên cứu. Đối tượng tham gia nghiên cứu không cần kê khai danh tính.

Các thông tin có thể được tham khảo trên mạng Internet, có đảm bảo về độ an toàn  và tính bảo mật.

Tạo cho người tham gia khảo sát tâm thế vui vẻ, tự nguyện, tự giác, hợp tác nhiệt  tình trong suốt quá trình tham gia khảo sát.

Không được có thái độ yêu cầu hay bắt buộc tham gia khảo sát, không có sự gợi ý hay bày tỏ quan điểm cá nhân của người nghiên cứu trong quá trình tiếp xúc với đối tượng tham gia khảo sát.

Nếu thấy đối tượng tham gia khảo sát không có ý hợp tác, có những hành vi hay phản ứng khó chịu, căng thẳng, bực bội trong cảm xúc lập tức ngừng ngay khảo sát để tránh những hậu quả không tốt khi thực hiện dự án.

Không được quan trọng hóa vấn đề nghiên cứu, khiến cho đối tượng nghiên cứu rơi vào tình trạng hoang mang, lo sợ nhất là đối với đối tượng là học sinh cá biệt hoặc là nạn nhân của những tác động tiêu cực của học sinh cá biệt, vì như vậy sẽ gây ra tình trạng trốn tránh tham gia khảo sát, làm mất đi tính khách quan của vấn đề đang nghiên cứu.

III.TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU

1. Thực trạng học sinh cá biệt và tác động tiêu cực của những thành viên này trong tập thể:

Đầu tiên chúng em thực hiện thống kê mô tả để tìm ra số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) của vấn đề, từ thực tiễn vấn đề trong lớp, trong trường.

Bảng thống số liệu học sinh chịu tác động tiêu cực của HS cá biệt của các khối lớp

Khối lớp Sĩ số Chịu tác động tiêu cực của học sinh cá biệt
Không
Khối 12 85 10 75
Khối 11 98 80 18
Khối 10 126 100 26
Tổng 309 190 119

 

 

Biểu đồ 1. Mức độ ảnh hưởng tiêu cực của học sinh cá biệt

Từ điều kiện trên, chúng em xác định được có đến 61,4% ý kiến đánh giá học sinh cá biệt tác động tiêu cực đến những người xung quanh trong tập thể, 36,6 % cho rằng HS cá biệt không ảnh hưởng đến mình.

 

Khối lớp Sĩ số Có khả năng thay đổi Không thay đổi được Tùy từng bạn
Khối 12 85 40 15 30
Khối 11 98 45 20 33
Khối 10 126 35 22 69
Tổng 309 120 57 132

Kết quả phân tích số liệu cũng cho thấy 38,8 % HS được khảo sát cho rằng các bạn cá biệt có khả năng trở thành HS ngoan, 18,4 % cho rằng không thay đổi được, 42,7 % cho rằng thay đổi hay không thì còn tùy từng bạn.

 

2. Nhận định của phụ huynh về vấn đề tác động của học sinh cá biệt đến tập thể lớp:

Qua phỏng vấn trực tiếp, chúng em nhận thấy: 100% phụ huynh tham gia phỏng vấn cho biết họ rất coi trọng vấn đề ảnh hưởng tiêu cực của học sinh cá biệt trong tập thể lớp. Họ cho rằng đây là việc rất quan trọng và cần phải được quan tâm trọng yếu và càng quan trọng hơn trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, đặc biệt khi mà việc sử dụng Internet phổ biến nên sẽ có những tác động nhận thức không tốt đến hành vi của thế hệ trẻ .Có 70 % phụ huynh được khảo sát cho biết mình tự tin hiểu biết về tâm lí, hành vi và tính cách của con em mình, đồng hành sát sao cùng con ở ở phạm trù này.  Còn lại phụ huynh cảm thấy chưa đủ quan tâm đến con cái và đôi lúc còn buông lỏng quản lí con em mình.

3. Đề xuất các biện pháp để hạn chế hiện tượng học sinh cá biệt và ảnh hưởng tiêu cực của bộ phận học sinh này

3.1. Học sinh

Sự thay đổi phải đến từ bên trong mỗi người. Nếu bên ngoài tác động mạnh mà bên trong như bức tường bất di bất dịch thì cũng chẳng mảy may suy suyển. Nếu chúng ta dùng sức công phá như bom mìn để phá vỡ thành trì thì sẽ phá hủy tất cả mọi thứ. Như vậy, tác động không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn phản khoa học. Thầy cô và gia đình tác động càng mạnh mà học sinh không hiểu ra thì học sinh sẽ cảm thấy áp lực nặng nề. Từ đó học sinh sẽ hình thành các hành vi chống đối ngấm ngầm hoặc một số hành động tiêu cực khó lường. Vì vậy biện pháp hữu hiệu nhất là thay đổi nhận thức và hành vi của học sinh. Các bạn phải ý thức được các bạn sai trái, việc các bạn làm ảnh hưởng rất xấu đến cuộc sống của bản thân và những người xung quanh. Từ đó các bạn sẽ có ý thức sửa đổi những điều còn khiếm khuyết ở mình, trở nên tốt đẹp hơn.

Các bạn học sinh hãy tự trang bị cho mình những kiến thức về kĩ năng sống, biết bảo vệ mình trước những nghịch cảnh và áp lực. Không để hoặc hạn chế thấp nhất có thể những tác động tiêu cực mà hoàn cảnh sống hướng vào mình. Chúng ta không bao giờ có thể sống trong một bầu không khí hoàn toàn vô trùng và không có ảnh hưởng bởi bệnh tật. Vì vậy mỗi chúng ta hãy tự bồi dưỡng và rèn luyện, sống khoa học để cho cơ thể của chúng ta có đủ sức đề kháng chống chội lại bệnh tật ở xung quanh mình.

Mỗi học sinh cần tự ý thức về các hành vi của mình để không vô tình hoặc cố ý trở thành những kẻ kỳ thị và định kiến người khác. Hãy là người biết tôn trọng mình, tôn trọng bạn. Đôi khi chúng ta không ý thức được rằng, sự định kiến hay các hành động dè bỉu, chê bai của mình đã trở thành một đòn đả kích đối với các bạn khác. Biến những bạn vốn dĩ tốt trở thành cá biệt. Ví dụ về một học sinh có năng lực tiếp thu kiến thức bình thường. Tuy vậy, bạn quá hiền nên đã trở thành đối tượng bị bạn bè bắt nạt. Từ đó, bạn chểnh mảng học hành, thường xuyên nghỉ học, đi trễ, không chép bài. Bới vì toàn bộ tâm trí của bạn đang để ở chỗ những kẻ bắt nạt kia, bạn lo lắng, sợ hãi khi phải gặp chúng ở trường học, bạn mệt mỏi khi phải nhìn thấy sự hằm hè và những cái nhìn phán xét từ bạn bè. Bạn thấy mình trở nên ngốc nghếch, ngớ ngẩn, mình thật yếm thế. Bạn bị mắc tâm bệnh, luôn cho rằng mình đang trở thành đối tượng bị soi mói và theo dõi. Dần dà, bạn trốn mình trong ốc đảo cô đơn và sợ hãi, không dám làm gì, nghĩ gì nữa. “Phòng bênh hơn chữa bệnh”, bởi một khi đã mắc bệnh thì việc chữa trị sẽ khó khăn và kéo dài, còn có nguy cơ tái bệnh.

Hãy luôn chủ động chia sẻ khó khăn, vướng mắc đến cha mẹ, thầy cô.

Hãy suy nghĩ kĩ trước khi chia sẻ suy nghĩ, hình ảnh, các video clip về hành vi bạo lực học đường hoặc sự châm chọc, khiêu khích của học sinh cá biệt lên mạng xã hội.

Cần cẩn trọng khi kết giao với bạn bè, đặc biệt là kết giao trên mạng xã hội.

Học cách bảo vệ bản thân khi cảm thấy mình bị học sinh cá biệt bắt nạt, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, bố mẹ, những người chúng ta tin tưởng.

Trong trường hợp bạn bị HS cá biệt bắt nạt: Hãy tin rằng bạn không phải là người có lỗi và là nguyên nhân của hành vi đó. Bạn có quyền được bảo vệ và chăm sóc.

           Trong trường hợp bị xâm hại cơ thể (Bị đánh đập, hành hạ…): Cần giữ nguyên bằng chứng và trình báo ngay với cơ quan chức năng (công an…) càng sớm càng tốt.

3.2. Đối với phụ huynh

“Gia đình là tế bào của xã hội”. Cha mẹ quan tâm con cái và luôn đồng hành cùng con, tôn trọng, yêu thương con là một vấn đề quan trọng cốt yếu trong hành trình giáo dục nhân cách và trí tuệ của con.

Cha mẹ cần luôn cập nhật các ứng dụng mới nhất, mạng xã hội để trước hết trang bị cho mình kiến thức về kĩ năng sống nhằm giáo dục con hiểu biết đầy đủ, toàn diện .

Sẵn sàng giúp đỡ con về mọi mặt nếu con cần hỗ trợ. Cha mẹ vừa là người lớn, vừa là người bạn đồng hành cùng con, phải đủ quan tâm và tinh tế để nhận ra những vứng mắc trong tâm- sinh lí của con mình. Đừng để  đến tình trạng mình biết câu chuyện xảy ra với con sau tất cả mọi người.

Nếu nhận thấy các dấu hiệu lệch lạc về hành vi, cách suy nghĩ, cha mẹ cần trò chuyện, cùng tìm giải pháp, luôn đồng hành – quan tâm và để ý đến con nhiều hơn một cách phù hợp, không khắc nghiệt với con cái. Cha mẹ không nên áp những mơ mộng, trông chờ một cách ảo tưởng lên các con của mình. Bởi lẽ, con cái không phải là công cụ để cha mẹ thực hiện những mộng ước không tưởng của bản thân mình.

3.3. Giáo viên

Thầy cô cần tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm những kiến thức về kĩ năng sống và năng lực thực hành trong đời sống thực tiễn hoặc trong các tình huống được mô phỏng gần với tình huống thực tiễn; được tự tìm tòi, khai thác, xử lí thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan đến chủ đề bài học, đặc biệt là các tư liệu sống động về những người thực, việc thực trong thực tiễn địa phương để minh chứng, lí giải hoặc cùng nhau phân tích.

Mỗi thầy cô hãy cho HS được tìm tòi, phát hiện và phân tích, đánh giá các vấn đề, tình huống thực tiễn có liên quan đến các quy tắc, chuẩn mực xã hội; được đề xuất, lựa chọn cách giải quyết, ứng xử các vấn đề, tình huống đó và lí giải sự lựa chọn của mình;

Tạo cơ hội cho HS được hợp tác với bạn bè và mọi người để xây dựng và thực hiện các hoạt động, nhằm giải quyết những vấn đề về giới tính có liên quan đến bài học.

Tạo cơ hội cho HS được giao tiếp, tương tác tích cực với thầy cô, với bạn bè và mọi người xung quanh để chia sẻ suy nghĩ, quan điểm, ý kiến, kinh nghiệm để học hỏi lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc, lựa chọn, thực hiện và điều chỉnh cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực văn hóa, đạo đức và pháp luật liên quan.

– Tạo cơ hội cho HS được nhận xét, phê phán, đánh giá/tự nhận xét, tự phê phán, tự đánh giá các thái độ, hành vi, việc làm của bản thân, của người khác liên quan theo các chuẩn mực văn hóa, đạo đức và pháp luật đã học.

Giáo viên nên cho học sinh tham gia các dự án, có cơ hội để giao lưu, học hỏi với các bạn, để học sinh phát huy sức sang tạo của bản thân. Từ đó các em có động lực phấn đấu, làm gương tốt cho các bạn trong tập thể.

 

Sản phẩm sự thi Khoa học kĩ thuật năm 2021 của nhóm học sinh trường THPT Chu Văn An

 

Theo kết quả khảo sát 66 thầy cô, trong số đó 62 (93,9%) thầy cô cho rằng cần phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền để giáo dục học sinh bằng cách khuyên nhủ và xử lí kịp thời khi học sinh vi phạm. 4 (6,1%) thầy cô cho rằng chỉ nên nhắc nhở và phạt nếu lỗi nặng, kéo dài, không giáo viên nào cho rằng nên đuổi học nếu lỗi quá nặng. Rõ rang các giáo viên đều ý thức được rõ trọng trách của giáo dục trong việc giúp con người trở nên tốt hơn, sống có ích hơn.

3.4. Nhà trường:

Ở trường, ngoài những bài học được thường xuyên lồng ghép nội dung về đạo đức, kĩ năng sống, cần có những buổi học ngoại khóa hướng dẫn học sinh ứng xử với tình huống

cụ thể. Cần phối hợp với chính quyền để tổ chức những buổi ngoại khóa tuyên truyền về an toàn giao thông, tránh xa bạo lực học đường…

Nhà trường quan tâm và thường xuyên tổ chức cho các em sân chơi thú vị về văn hóa, về văn nghệ, thể thao để các em cảm thấy mình được tự tin học hỏi, giao lưu với bạn bè, hòa đồng trong tập thể. Từ đó các em nhìn thấy được giá trị của con người mình, biết sống tốt hơn, có ích hơn.

Mở các buổi ngoại khóa về giáo dục hướng tới trang bị cho trẻ em và thanh, thiếu niên các kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị cần thiết để giúp các em: nhận thức được sức khoẻ, lợi ích và giá trị con người của bản thân mình; hình thành các mối quan hệ xã hội trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau; nhận thức được lựa chọn của mình ảnh hưởng tới bản thân và người khác như thế nào; nhận thức cũng như đảm bảo việc nắm giữ các quyền của mình.

Sự giáo dục cần hướng đến sự bình đẳng và không phân biệt đối xử, nâng cao nhận thức của học sinh về các quyền của bản thân mình, công nhận và tôn trọng quyền của người khác, để đưa ra các lựa chọn liên quan những giá trị sống cũng như quyền tiếp cận thông tin mà các em cần biết để có thể tự chăm sóc bản thân một cách hiệu quả.

* Nhà trường cũng cần tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, tạo nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp học sinh nhận thức chủ động, tích cực về rèn luyện, học tập, chú trọng hơn nữa việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề, những kỹ năng cơ bản khi bị bắt nạt trong tập thể.

 

4. Hiệu quả của dự án

Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng em nhận thấy những kết quả khả quan

4.1. Đối với các bạn học sinh và tập thể lớp:

  • Các bạn trong trường đã chủ động, tích cực trang bị kiến thức về kĩ năng sống để tự tin hơn về bản thân.
  • Học sinh cá biệt cảm thấy được quan tâm chứ không phải là kì thị, các em có động lực và niềm tin vào cuộc sống và những điều tốt đẹp xung quanh mình.
  • Các bạn đã hình thành mối quan hệ lành mạnh, giao tiếp văn minh, tôn trọng nhau
  • Nhiều bạn học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức một

cách tự tin, không còn sự rụt rè, e ngại.

Nhóm nghiên cứu đã thống kê một lớp điển hình về học sinh cá biệt( Có số lượng học sinh cá biệt nhiều, phạm lỗi nặng và thường xuyên “đội sổ”), và thu nhận được kết quả như sau:

Đối tượng thống kê: Lớp 10D, trường THPT Chu Văn An.

 

         ThángHọ tên 9 10 11 12 Nhận xét chung
N.T.K.L 5 LẦN PHẠM LỖI (2 LỖI NẶNG)- Buôn pod trên trang cá nhân facebook.- Nghỉ học 3 buổi.- Quay video hình ảnh phản cảm  đăng trên facebook(1 lần) 10 LỖI- Vắng học 4 buổi (2 P).- Trốn thể dục 1 lần.- Nhuộm tóc(1 lần).- Đi học muộn 3 lần- Không dép quai hậu 2 lần- Không logo, bảng tên 1 lần 3 LỖI- Vắng 2 buổi học(1p)- 2 lần không tác phong đúng. 2 LỖI- Vắng 3 buổi học( 2p)- Không học bài 1 lần-Được 1 điểm tốt – Số lỗi nặng giảm đáng kể.- Việc học có tốt hơn, nhưng sự phấn đấu còn chậm
N.H.D Vắng học 3 buổi.- Nói chuyện nhiều, không ghi bài Vắng học 2 buổi.- Nói chuyện nhiều, có ghi bài nhưng chưa chỉn chu. Đi học đầy đủ.- Ghi bài đầy đủ, nhưng học còn trầm Vắng học 1 buổi(P).- Có ghi bài, ít xung phong phát biểu Bạn có tiến bộ, song còn chưa thật sự nỗ lực trong học tập.
A.N.H 2 lần đi học muộn Trốn học 1 lần Đi học đầy đủ Đi học đầy đủ- Có chép bài Bạn có tiến bộ.
N.Đ.T – 1 lần không học bài.- Thường xuyên nói chuyện trong lớp – Đi muộn 1 lần- Thường xuyên nói chuyện trong lớp – 1 lần không mang vở, không ghi bài.- Vắng 1 không phép- Chú ý học bài hơn – Không logo bảng tên 1 lần- Đi muộn 1 lần.- Có cố gắng nhưng học còn trầm, chưa mạnh dạn. Bạn có khắc phục được một số lỗi, nhưng cần thời gian để rèn luyện thêm.

4.2. Đối với các bậc phụ huynh:

  • Qua tìm hiểu phiếu điều tra các bậc phụ huynh phần nào hiểu được sự cần thiết phải trang bị cho con cái những kiến thức về kĩ năng sống, như kĩ năng giữ bản thân trước cám dỗ của cuộc sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng phó khi trở thành nạn nhân của những học sinh cá biệt trong môi trường học đường.
  • Qua trao đổi, các bác phụ huynh đã nhận thức rõ hơn là cần phải phối hợp với nhà trường, thầy cô giáo trong việc giáo dục các con.

4.3. Đối với giáo viên

  • Giáo viên có nhận thức đầy đủ hơn về mục đích của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
  • Giáo viên đưa vấn đề về giáo dục học sinh( đặc biệt là HS cá biệt) để thảo luận trong tiết sinh hoạt nhằm giúp học sinh hiểu rõ sự cần thiết phải hiểu biết về vấn đề đúng đắn và toàn diện.

Bảng điểm thi đua của lớp 10 D qua 4 tháng của học kì 1 năm học 2022:

Khi mới nhận lớp, lớp 10D là lớp tập hợp rất nhiều học sinh “có vấn đề”:

+ Học lực yếu.

+ ý thức học tập kém

+  Có nhiều học sinh cá biệt( 10 HS cá biệt về hạnh kiểm)

Vì thế kết quả những tuần đầu vô cùng kém, học sinh thường xuyên phạm lỗi, không sửa đổi, sau khi áp dụng các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của những học sinh này, tình hình lớp có khả quan hơn. Tuy chưa tăng đột biến nhưng đã có nhiều triển vọng:

  • Học sinh đã ý thức được lỗi của mình. Có ý thức sửa đổi hơn. Tập thể lớp đã có những động viên đối với những HS có tiến bộ và nhắc nhở HS vi phạm.
         ThángLớp 9 10 11 12 Nhận xét chung
10D 97 96,25 97,9 98 Tình hình nề nếp của lớp có tiến bộ lên(Tháng 12 so với tháng 10 đã tăng được 1 điểm thi đua)

4.4. Đối với nhà trường

  • Nhà trường đã tổ chức các cuộc hội thảo, tuyên truyền về vấn đề rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống tới toàn thể học sinh, giáo viên.
  1. Tính mới của dự án

Vấn đề học sinh cá biệt là vấn đề nan giải muôn thuở của nhà trường. Nhưng những công trình nghiên cứu về tác động của HS cá biệt lại chưa được quan tâm nhiều.

Đề tài tập trung nghiên cứu tác động tiêu cực của học sinh cá biệt trong trường học và đưa ra các biện pháp hỗ trợ để ngăn ngừa và giảm thiểu hậu quả gây ra, hướng đến mục đích xây dựng trường học an toàn ở trường THPT Chu Văn An.

 

Khi gõ cụm từ “Tác động tiêu cực của học sinh cá biệt đối với tập thể lớp” để tìm kiếm trên google ra 52.100.000 kết quả. Tuy vậy đa số các trang, bài đều nói về học sinh cá biệt và cách giáo dục đối tượng này, chứ chưa chú trọng vào vấn đề ảnh hưởng tiêu cực của học sinh cá biệt đối với trường, lớp.

IV. KẾT LUẬN

Mặc dù được nhận định là một vấn đề cần thiết  nhưng từ kết quả nghiên cứu về tác động tiêu cực của HS cá biệt đến tập thể lớp ở trường THPT Chu Văn An có thể  thấy vấn đề này còn nan giải. Do đó vẫn còn có thái độ kỳ thị với HS cá biệt, hành vi bắt nạt của học sinh cá biệt vẫn tồn tại phổ biến trong học sinh. Thực tế trong giao tiếp, một số học sinh còn thiếu tôn trọng bản thân và bạn khác vì chưa có hiểu biết đúng đắn.

Dự án của chúng em đã giải quyết những vấn đề cơ bản mà đề tài nghiên cứu đã đặt ra. Tuy nhiên, việc nghiên cứu cũng còn nhiều thiếu sót, chúng em cũng mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu để công trình được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. https://luathoangphi.vn/tap-the-la-gi/
  2. https://tuoitre.vn/moi-truong-hoc-duong-175485.htm
  3. https://thuthuat.hourofcode.vn/phuong-phap-giao-duc-hoc-sinh-ca-biet-hieu-qua/
  4. Dale Carnegie, Quẳng gánh lo đi mà vui sống, nhà xuất bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh
  5. Nguyễn Phương Hòa, Những sai lầm của cha mẹ và hậu quả cho con cái, nhà xuất bản công an nhân dân, 2011
  6. Robyn Conley Downs, Tâm lí học hành vi, nhà xuất bản Thanh Ni
  7. VI. PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT 1

“TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HỌC SINH CÁ BIỆT ĐẾN TẬP THỂ LỚP Ở TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC”

Chào các bạn! Chúng tôi đang thực hiện đề tài về “Tác động tiêu cực của học sinh cá biệt đến tập thể lớp ở trường THPT Chu Văn An và giải pháp khắc phục”. Những thông tin mà bạn cung cấp sẽ là đóng góp quý báu để chúng tôi thực hiện đề tài này. Những thông tin này sẽ được đảm bảo bí mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn!

  1. Xin bạn hãy cho biết một vài thông tin cá nhân:
  2. Giới tính: ð Nam     ð Nữ
  3. Trường: THPT Chu Văn An- Kon Tum.
  4. Học lực:

£ Giỏi                  £ Khá                  £Trung bình       £Yếu        £Kém

 

  1. Hạnh kiểm:

£Tốt          £Khá          £Trung bình                  £Yếu

 

  1. Câu hỏi nghiên cứu:

Lưu ý: Bạn hãy trả lời những câu tự luận, đối với những câu trắc nghiệm, bạn hãy khoanh vào đáp án( Hoặc nhiều đáp án) mà bạn cho là đúng.

Câu 1:   Theo bạn, học sinh cá biệt sẽ có những biểu hiện như thế nào:

  1. Lười học B. Ít nói C. Hay vi phạm nội quy
  2. Ý kiến khác (Nếu có):………………………………………………………………….

Câu 2:  Bạn có nghĩ rằng mình đã nhận phải  ảnh hưởng tiêu cực từ các bạn học sinh cá biệt trong lớp không?

  1. A. Có Không            C. Mình chưa nhận ra

Câu 3: Bạn thường có thái độ như thế nào đối với các học sinh cá biệt trong lớp?

  1. Ngưỡng mộ                                Ghét bỏ
  2. Khinh thường D. Không quan tâm

Câu 4:  Những học sinh cá biệt trong lớp ( hoặc trong trường) bạn thường có hành vi lôi kéo bạn bè không?

  1. Có lôi kéo tập thể B. Chỉ lôi kéo vài bạn       C. Không lôi kéo     D. Bạn không biết

Câu 5: Lớp bạn có học sinh cá biệt không?

  1. Có B. Không
  2. Mình chưa biết D. Mình không quan tâm

Câu 6: Theo bạn, nguyên nhân nào dẫn đến các học sinh trở nên cá biệt?

  1. Kết bạn xấu  B. Gia đình thiếu quan tâm
  2. Bị bạn bè cô lập  D. Tâm lí lứa tuổi ở giai đoạn nổi loạn
  3. Ý kiến khác: ……………………………………………………………………

Câu 7: Bạn có nghĩ rằng bản thân cũng có khả năng trở thành học sinh cá biệt không? Vì sao?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 8:  Bạn chơi thân với bao nhiêu người bạn cá biệt trong trường?

  1. Dưới 3 B. Từ 3-5                    C. Trên 5        D. Không có

Câu  9:  Những học sinh cá biệt có làm ảnh hưởng tiêu cực đến lớp bạn không?

  1. Rất ảnh hưởng B. Không ảnh hưởng   C. Ảnh hưởng ít   D. Đáp án khác:…….

Câu 10: Những học sinh cá biệt trong lớp, trong trường làm ảnh hưởng đến bạn về những vấn đề nào?

  1. Học tập B. Đạo đức          C. Lối sống tiêu cực D. Không ảnh hưởng gì

Câu 11: Bạn có thấy vui vẻ, thoải mái khi ở trong tập thể có học sinh cá biệt không?

  1. A. Có Không     C. Không để ý

Câu 12:  Bạn có muốn học trong 1 lớp có nhiều học sinh các biệt không?

  1. A. Có Không              C. Sao cũng được

Câu 13: Bạn có thường xuyên tâm sự với bố mẹ, anh chị em, và thầy cô về những phiền toái khi bị học sinh cá biệt quấy phá không?

  1. Thường xuyên B. Không bao giờ C. Thỉnh thoảng

Câu 14: Bạn có nghĩ là học sinh cá biệt có thể giáo dục để trở thành người tốt được không?

  1. Không B. Có thể C. Tùy từng người      D. Không biết

Câu 15:  Nếu có 1 mong muốn về tập thể lớp, bạn muồn điều gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn! 

PHIẾU KHẢO SÁT

 PHIẾU KHẢO SÁT 2( DÀNH CHO GIÁO VIÊN)

TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HỌC SINH CÁ BIỆT ĐẾN TẬP THỂ LỚP Ở TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC”

 Em kính chào quý thầy cô! Chúng em đang thực hiện đề tài về “Tác động tiêu cực của học sinh cá biệt đến tập thể lớp ở trường THPT Chu Văn An và giải pháp khắc phục”. Những thông tin mà thầy cô cung cấp sẽ là đóng góp quý báu để chúng em thực hiện đề tài này. Những thông tin này sẽ được đảm bảo bí mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu. Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô!

CÂU HỎI KHẢO SÁT

Thầy cô sẽ xử lí như thế nào trước vi phạm của học sinh cá biệt?

  1. Phối hợp giữa NT, gia đình và chính quyền để giáo dục học sinh bằng cách khuyên nhủ và xử lí kịp thời khi học sinh vi phạm.
  2. Nhắc nhở và sẽ phạt nếu lỗi nặng, kéo dài
  3. Đuổi học nếu vi phạm nặng

 Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô!

 

MẪU ĐƠN XIN Ý KIẾN PHẢN HỒI TỪ PHỤ HUYNH

 

Kính gửi các bậc phụ huynh

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật là một cuộc thi có ý nghĩa và thiết thực mà tỉnh Kon Tum đã tổ chức cho HS khối THPT. Đây là sân chơi để chúng con được thể hiện và phát huy khả năng sáng tạo, khám phá thế giới quanh mình. Từ đó chúng con trưởng thành hơn về nhận thức, ý thức. Trở thành những học sinh ngoan, giỏi giang và có ý thức cầu tiến.

Chúng con kính mong được các bậc phụ huynh quan tâm và đồng hành cùng các con để chúng con có điều kiện tốt nhất để thực hiện sản phẩm nghiên cứu, được sống trong môi trường học tập, tìm hiểu tri thức lành mạnh, văn minh.

Chúng con chân thành cảm ơn phụ huynh và rất mong nhận được những phản hồi tích cực từ các bậc phụ huynh.

Chúng con xin chân thành cảm ơn.

Kon Tum, Ngày 16 tháng 12 năm 2022

Ý kiến phản hồi của phụ huynh                                            Nhóm nghiên cứu

Lê Thị Hằng

Y Mai Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *