Đề HSG Điểm tựa của niềm tin, chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Gửi hương cho gió

Đề thi khối 11

Câu 1 (8,0 điểm). Nghị luận xã hội

Đọc câu chuyện sau:

Trong túi ông nội tôi lúc nào cũng có vài đồng tiền xu. Đó vốn là thói quen của ông. Một lần lúc còn bé, tôi theo ông vào đền cầu nguyện. Khi ông quỳ xuống cúi lạy, mấy đồng tiền trong túi áo rơi xuống nhẹ nhàng trên tấm chiếu. Có lẽ vì chúng chẳng gây ra tiếng động nào, hay vì quá tập trung nên ông nội tôi không hề hay biết. Tuy nhiên người đàn ông quỳ gần đấy thì lại khác. Ông này nhanh như chớp đưa tay lấy vội rồi lẩn vào đám đông đằng xa, trước khi tôi kịp phản ứng.

Chờ cho ông cầu nguyện xong, tôi vội kể lại toàn bộ sự việc và hăng hái bảo sẽ chỉ mặt người ấy cho ông. Tuy nhiên, trái với vẻ hùng hổ của tôi, ông chỉ từ tốn: “Nếu người đàn ông ấy phải ăn trộm ở nơi thờ cúng tôn nghiêm này thì chắc hẳn ông ấy phải túng thiếu cùng cực lắm. Ta không nên vội.” Dạo ấy gia đình tôi có một cửa hàng rau quả nên ông tôi nảy ra một ý định. Ông bảo tôi: “Mỗi tháng, chúng ta sẽ gói một ít thức ăn, rau quả và cháu sẽ gửi cho ông ấy nhé? Đó sẽ là món quà bí mật mà chúng ta dành cho ông ấy”.

(Trích Điểm tựa của niềm tin, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2015, tr156)

Từ câu chuyện trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về ý kiến “Chỉ trích một người đã làm cho ta không hài lòng không khó, mà vượt lên trên sự phán xét ấy để cư xử rộng lượng, vị tha mới là điều đáng tự hào” .

Câu 2 (12,0 điểm). Nghị luận văn học

Viết một bài luận (khoảng 600 chữ) đánh giá nội dung, chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Gửi hương cho gió (Xuân Diệu):

Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm Đem gửi hương cho gió phũ phàng! Mất một đời thơm trong kẽ núi, Không người du tử đến nhằm hang!

 

Hoa ngỡ đem hương gửi gió kiều, Là truyền tin thắm gọi tình yêu.

Song le hoa đợi càng thêm tủi:

Gió mặc hồn hương nhạt với chiều.

 

Tản mác phương ngàn lạc gió câm, Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm; Tên rừng hoa đẹp rơi trên đá,

Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm.

Tình yêu muôn thủa vẫn là hương; Biết mấy dòng thơm mở giữa đường, Đã mất tình yêu trong gió rủi,

Không người thấu rõ đến nguồn thương!

 

Thiên hạ vô tình nhận ước mơ, Nhận rồi không hiểu mộng và thơ… Người si muôn kiếp là hoa núi, Uổng nhuỵ lòng tươi tặng khách hờ!

Nguồn: Xuân Diệu, Gửi hương cho gió, NXB Hội nhà văn, 1992

 

ĐÁP ÁN 

CÂU 1.                                                                                                                                              

 

CÂU Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
 

 

 

 

 

1

 

1

Hình thức, kĩ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội. 0,5
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn. 0,5
2 Nội dung 7,0
2.1 Giải thích 1,5
  – Câu chuyện kể về cách ứng xử tốt đẹp của người ông. Mặc dù bị mất những đồng tiền xu trong đền, nhưng khác với sự hùng hổ của người cháu, người ông lại từ tốn, khoan dung và độ lượng. Ông không chỉ trích mà đồng cảm với hoàn cảnh của tên trộm, ngược lại còn đem đến cho anh ta món quà vô giá. Đó không chỉ là món quà vật chất mà còn là món quà của tình yêu thương, sự sẻ chia và lòng nhân ái.

=> Câu chuyện đem đến suy ngẫm về một quan niệm sống đẹp: “Chỉ trích một người đã làm cho ta không hài lòng không khó, mà vượt lên trên sự phán xét ấy để cư xử rộng lượng, vị tha mới là điều đáng tự hào”. Chỉ trích: phê phán, chê trách một cách nặng nề; Rộng lượng, vị tha: bỏ qua, tha thứ cho lỗi lầm của người khác, yêu thương, giúp đỡ để

họ sửa đổi.

 
2.2 Bàn luận 4,0
  –    Trong cuộc sống, ai cũng có lúc mắc sai lầm bởi nhân vô thập toàn. Điều quan trọng là cách hành xử của con người trước những sai lầm ấy.

–   Chỉ trích sai lầm của người khác không khó: Lên án, phê phán sai lầm của người khác là thái độ thường gặp trong cuộc sống. Đây là nét tâm lý chung của con người khi không hài lòng một điều gì đó. Tuy nhiên, cách hành xử này chỉ giúp ta giải tỏa tâm lý tạm thời, không đem lại giá trị thiết thực. Ngược lại, chỉ trích còn khiến ta mệt mỏi, làm cho mối quan hệ ngày càng căng thẳng.

–   Rộng lượng, vị tha mới là điều đáng tự hào: Đây là cách ứng xử nhân văn và cao đẹp

+ Vị tha là phương thuốc tốt nhất để sửa chữa sai lầm. Vị tha cho lỗi lầm của một người chính là tạo cơ hội cho người đó sửa sai.

+ Vị tha đem đến sự thanh thản trong tâm hồn, giúp ta vượt lên trên những nhỏ nhen, ích kỉ tầm thường.

+ Vị tha giúp mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn

+ Trao đi tình yêu thương, sự rộng lượng ta sẽ nhận lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

 
2.3 Liên hệ, mở rộng 1,5
  –   Cần phân biệt giữa vị tha và dung túng. Vị tha là cần thiết nhưng không nên bao che cho những hành vi tội lỗi

–    Cần học cách đối xử với những người xung quanh ta bằng tình yêu

 

 

    thương, tấm lòng rộng mở, bao dung ngay từ những hành động nhỏ nhất

hôm nay.

 
Tổng 8,0

 

II   LÀM VĂN 12,0
       
  a.Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; Thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài; Kết bài khẳng định vấn đề nghị luận.

0,25
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5
c.Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng kết hợp các

thao tác lập luận, phối hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

 
A.Mở bài:

-Lời dẫn: “Bây giờ khó mà nói được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy. Nhưng rồi ta cũng quen dần, vì ta thấy người cùng ta tình đồng hương vẫn nặng”( Thi nhân Việt Nam).

-Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

+Tác giả (2 thông tin): Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới đầu thế kỷ XX. Được đánh giá là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”

+Tác phẩm (2 thông tin):Bài thơ Gửi hương cho gió nằm trong tập thơ cùng tên được xuất bản năm 1945, đây là tập thơ thứ hai của Xuân Diệu. Cùng với Thơ thơ, cho đến nay vẫn là hai thi phẩm nổi bật nhất của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu.

-Giới thiệu nôi dung và nghệ thuật chủ đạo của bài thơ (chỉ viết mỗi phương diện 1 ý), sau đó dẫn lược bài thơ:Bài thơ Gửi hương cho gió của Xuân Diệu viết về chút hương tình gửi cho gió. Qua đó thể hiện sự tinh tế của Xuân Diệu trong việc đặc tả cảm xúc của người đang yêu: “Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm

(….)

Uổng nhuỵ lòng tươi tặng khách hờ!”

 
B.Thân bài:

1.Về phương diện nội dung, chủ đề:

5,0
a. Khổ 1: Hoàn cảnh cô đơn éo le

“Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm

Đem gửi hương cho gió phũ phàng!

 

 

    Mất một đời thơm trong kẽ núi, Không người du tử đến nhằm hang!”

-Ý 1 (2 câu đầu khổ 1):

+ Hình ảnh: Hình ảnh “hoa trong rừng thẳm” còn gợi ra một tình yêu thầm kín đã ấp ủ từ lâu, từ tận sâu đáy lòng, hoa đẹp nên được phô ra cho người ta thấy nhưng ở đây hoa lại ở sâu trong rừng thẳm thì khó mà biết được.

+ Từ ngữ, cách kết hợp từ ngữ: từ láy “phũ phàng” nhấn mạnh sự vô tình, lạnh nhạt và càng khẳng định sự trao hương đầy vô nghĩa của hoa đẹp cũng như một tình cảm đẹp không được đáp trả

+Biện pháp:“hoa đẹp trong rừng thẳm” và “hương” là ẩn dụ cho tình yêu nhưng người yêu lại được ví như “cơn gió vô tình”.

+ Gieo vần, nhịp thơ, tính nhạc, giọng thơ, âm điệu trong thơ: Nhịp thơ chậm, thiết tha tựa như hương bay nhẹ nhàng đi vào tâm hồn bạn đọc

=>Nội dung của 2 dòng thơ đầu: Lúc nào, con người mới bắt đầu yêu ấy cũng triền miên sống trong cảm xúc nhớ mong, thổn thức, mong mỏi cho tình yêu có ngày được trọn vẹn. Đó cũng là sự mong mỏi, đợi chờ về những lần gặp gỡ được chuyện trò, thủ thỉ cho đối phương nghe những cảm xúc đứng ngồi không yên mà bản thân kẻ si tình phải trải qua, liệu rằng người kia đáp lại.

-Ý 2 (2 câu sau khổ 1):

+ Hình ảnh: “người du tử” là người khách

+ Từ ngữ, cách kết hợp từ ngữ: “nhằm” hay chính là thăm. Đó là một số phận trớ trêu cho một bông hoa đẹp nhưng lại nằm sâu trong kẽ, hang, không ai màng ngó tới, không ai biết đến sự tồn tại dẫu nó vẫn mãnh liệt tỏa hương. Đó là nỗi cô đơn không ai thấu, không ai đồng cảm, cũng là nỗi cô đơn không thể giải thoát được.

=>Nội dung của 2 dòng thơ sau:Thật tiếc, “bông hoa ấy” mất một đời gieo yêu thương với gió nhưng gió lại chẳng đáp lời khiến bông hoa phải thui thủi một mình trong kẻ đá cả một đời không ai ghé thăm.

 
b. Khổ 2: Nỗi tủi hờn khi tình cảm không được đáp trả

Hoa ngỡ đem hương gửi gió kiều, Là truyền tin thắm gọi tình yêu.

Song le hoa đợi càng thêm tủi:

Gió mặc hồn hương nhạt với chiều.

-Ý 1(2 câu đầu khổ 2)

+Hình ảnh: “ hoa” và “ hương”; “gió” lại một lần nữa được lặp lại như càng nhấn mạnh tình cảm thủy chung, hết lòng. Một tình yêu vẫn còn ấp ủ niềm hi vọng.

+Biện pháp tu từ: Nhân hóa, “hoa” và “gió”, “gửi”; “truyền tin” như người với người, như gợi ra một câu chuyện tình của hai con người, một người thì hết lòng còn người kia lại phũ phàng, vô tình.

+Từ ngữ, cách kết hợp từ ngữ: từ “ngỡ” là nhận ra một cách phũ phàng,

   

 

    là không thể ngờ tới vì đã hết lòng hết dạ nhưng không nhận lại được gì.

=>Nội dung của 2 dòng thơ đầu: Khi yêu, bông hoa cứ ngỡ trao hết tình yêu, sự chờ mong cho cơn gió thì sẽ nhận lại câu trả lời xứng đáng.

-Ý 2(2 câu sau khổ 2)

+Hình ảnh và biện pháp tu từ: Hình ảnh “hoa”; “hương” và “gió” được lặp lại lần thứ ba tạo nên sự đối xứng tương ứng giữa các câu.

+ Từ ngữ: Nhà thơ sử dụng từ cũ “song le” có nghĩa là nhưng mà, một quan hệ từ thể hiện sự đối lập của hai câu thơ sau với hai câu thơ trước. Nhấn mạnh dù có nặng sâu, ân tình đến đâu thì càng hi vọng càng nhận sự tủi hờn cho chính bản thân. Và từ “mặc” càng khẳng định sự vô tình, sự từ bỏ đến phũ phàng của người nhận, để cho tình càng chờ càng nhạt phai.

+ Nhịp thơ, gieo vần, tính nhạc: nhịp thơ chậm rãi, xen lẫn giọng buồn tủi như chấp nhận cái sự thật thực tại kia. Cách gieo vần có phần độc đáo “kiều-chiều” làm cho đoạn thơ có nhịp điệu và sự kết nối.

=> Nội dung của 2 dòng thơ sau: hoa càng đợi lại càng thấy tủi thân thêm, hoa cứ yêu và gió cứ phũ phàng. Hoa gửi hương vào gió cũng giống như ta yêu đơn phương vậy, trao hết tin yêu nhưng đối phương vẫn cứ vô tình mặc kệ cảm xúc của ta, họ nghĩ rằng tình cảm đó rồi sẽ

nhạt dần theo thời gian, không cần phải bận tâm.

 
c.Khổ 3:Sức sống dồi dào của tình yêu Tản mác phương ngàn lạc gió câm, Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm;

Tên rừng hoa đẹp rơi trên đá, Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm.

+Đảo ngữ: “Lặng lẽ hoàng hôn” nhấn mạnh cái lặng lẽ trong tình yêu, biết rằng không được đáp trả nhưng vẫn cứ lặng lẽ tỏa hương, vẫn sống mãnh liệt, trọn vẹn với tình cảm của mình.

+ Từ “tản mác”-phân phát đi khắp nơi cho thấy sự tỏa hương mãnh liệt đến “phương ngàn”, gió hay chính họ cũng biết đấy nhưng lại không đáp trả: “gió câm”. Đó là một tình cảm đơn phương.

+Hình ảnh “hoa đẹp rơi trên đá” khẳng định cái mạnh mẽ, dù có đau khổ vì một tình yêu mập mờ, dù có tàn thì vẫn kiên cường mạnh mẽ

=> Nội dung chính: tình yêu không hẹp hòi với bất cứ người nào, nên dù là tương tư, dù là phải sống trong cảm giác của một thứ tình cảm mập mờ, không rõ ràng, đơn phương thì tình yêu vẫn có một sức sống dồi dào trong con người và cũng khiến cho con người ấy trở nên mãnh

liệt.

 

 

    c. Khổ 4: Chân lí tình yêu  
Tình yêu muôn thủa vẫn là hương;
Biết mấy dòng thơm mở giữa đường,
Đã mất tình yêu trong gió rủi,
Không người thấu rõ đến nguồn thương!
+Hình ảnh: “hương” vẫn là vòng lặp lại; “”dòng thơm”-> hương thơm
lan tỏa rộng ra, dường như nó đã quá mãnh liệt, =>khẳng định cái tình
yêu mạnh mẽ, như chút hết nhiệt huyết, hương thơm đời mình.
+Từ: “vẫn” là phó từ chỉ sự tiếp diễn-> nhấn mạnh cái không thể thay
đổi. Tình yêu dù có mãnh liệt ra sao cũng chỉ là hương, cuốn theo chiều
gió mà nhạt dần
+Dành hết tình cảm cho người mình yêu thương và cố gắng xây đắp
cho tình cảm ấy, thậm chí hi sinh tất cả vì nó nhưng không phải lúc nào
cũng như ta mong muốn, có khi nhận lại sự vô tình, hờ hững với sự
chân thành của kẻ đang yêu.
=>Nội dung chính:Tình yêu hiện hữu cùng với sự có mặt của con người
và đến khi hết đời, tình yêu ấy vẫn khôn nguôi tha thiết. Nhưng có chân
thành, có tha thiết đến đâu thì không phải lúc nào cũng được đáp lại.
d. Khổ 5: Tiếng khóc uất nghẹn
Thiên hạ vô tình nhận ước mơ,
Nhận rồi không hiểu mộng và thơ…
Người si muôn kiếp là hoa núi,
Uổng nhuỵ lòng tươi tặng khách hờ!
+ Hình ảnh “người si” là người si tình được ví như “hoa núi”, muôn
kiếp là người chịu thiệt, chỉ có thể tự mình tỏa hương, tự mình cảm
hương, mãi chẳng được đáp lại, đó là nỗi lòng không ai thấu
+Một khi đã tan vỡ mà không thể cứu vãn gì nữa, tình yêu hóa thành
một tiếng khóc uất nghẹn: “Uổng nhuỵ lòng tươi tặng khách hờ!”
=> Nội dung chính: Nỗi đau khổ đến một thời điểm nào đó chạm đến
giới hạn chịu đựng của con người thì chẳng khác gì như ai đó lấy lưỡi
cưa khiến người ta vụn vỡ thành trăm vạn mảnh đau thương.
2. Về nghệ thuật: 3,0
Bài thơ được viết theo thể thơ 7 chữ góp phần thể hiện cảm xúc của  
thi nhân, nhà thơ luôn có sự linh hoạt trong việc sử dụng các thể thơ để  
thể hiện những cảm xúc dào dạt trong tình yêu.  
– Ngôn ngữ hình ảnh được sử dụng đầy độc đáo, lôi cuốn.  
– Xuân Diệu sử dụng nhiều từ ngữ đặc sắc và đầy chất gợi trong bài thơ.  
– Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ về hoa và gió để chỉ về con người trong  
tình yêu.  
– Bên cạnh đó, nhà thơ còn phối hợp sử dụng những hình ảnh độc đáo,  
mới mẻ và ngôn ngữ phong phú, điều đó góp phần tạo nên sự cách tân  
mới mẻ, đầy ấn tượng của thơ ông với người đọc.  
=> Biện pháp nghệ thuật của ông luôn đặc sắc, tạo được dấu ấn riêng  

 

    trong lòng người đọc. “Làm thơ là cân một phần nghìn miligam quặng

chữ.” (Maiacôpxki)

 
3.Đánh giá:

– Bài thơ là một chút hương tình mượn gió gửi tin thắm gọi tình yêu, nhưng hoa đợi lại thêm tủi, gió mặc hồn hương nhạt trong chiều. Đây chính là sự si tình của những người yêu đơn phương, không được đáp trả.

-Trong bài thơ Xuân Diệu không chỉ mới mẻ về cách dùng từ, cách đặt câu, hình ảnh mới mẻ mà còn mới ở cái cảm xúc ông mang đến cho người đọc. Ở “Gửi hương cho gió”, ông thể hiện được cảm xúc mới mẻ, một nỗi niềm khát khao mới, một tình yêu mới, một triết lý sống mới – một sức sống dạt dào, sôi nổi, đầy nhiệt huyết. Và không thể không kể

đến đó là một quan niệm nhân sinh mới.

2,0
  d.Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm với bài làm mắc từ 5 lỗi trở lên.

0,25
e.Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận; diễn đạt mới mẻ.

0,5

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *