Đề HSG Hình tượng nhân vật tự sự cần có với nhà văn, cũng như nhà văn cần có đối với cuôc đời

Đề thi khối 11

Câu 1 (8,0 điểm). Nghị luận xã hội

Trong trận đấu ra quân của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam gặp Đội tuyển bóng đá quốc gia Lào tại AFF Suzuki CUP tổ chức ở Singapore (lúc 19h30 ngày 6-12- 2021 (giờ Hà Nội), Ban Tổ chức giải đấu đã cho phát Quốc ca Lào và Quốc ca Việt Nam trong phần lễ chào cờ khai mạc trận đấu trên sân vận động Bishan, Singapore. Tuy nhiên, các khán giả Việt Nam xem truyền hình trực tiếp trận đấu trên kênh Next Sport (kênh nhánh của Next Media JSC thuộc VTC) trên nền tảng Youtube đã không được nghe quốc ca của hai nước. Thay vào đó, trên màn hình hiện ra bảng chữ: “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi phải buộc lòng tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường. Mong quý vị khán giả thông cảm”. Sự việc đang là đề tài tranh luận “nóng” trong dư luận Việt Nam những ngày này.

Theo anh/chị đây là chuyện nhỏ hay không hề nhỏ? Vì sao? Hãy trình bày bằng một bài văn nghị luận xã hội.

Câu 2 (12,0 điểm). Nghị luận văn học

Hình tượng nhân vật tự sự cần có với nhà văn, cũng như nhà văn cần có đối với cuôc đời.

Bằng trải nghiệm văn học hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

ĐÁP ÁN 

CÂU Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂ

M

 

 

 

 

 

1

 

1

Hình thức, kĩ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội. 0,5
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn. 0,5
2 Nội dung 7,0
2.1 Giải thích 1,5
  –   Quốc ca: là một bài hát được một đất nước công nhận là bài hát chính thức của một quốc gia. Bài hát thể hiện sự ái quốc, khơi gợi và tán dương lịch sử, truyền thống đấu tranh của dân tộc. Quốc ca thể hiện được tinh thần dân tộc thiêng liêng và cao cả.

–   Hình ảnh các cầu thủ hát quốc ca trong phần lễ khai mạc của một trận đấu: thế hiện sự hùng tráng, thiêng liêng và lòng tự tôn dân tộc. Đó là hình đẹp bắt đầu mỗi trận đấu.

–   Trong phần lễ chào cờ, các khán giả Việt Nam xem truyền hình trực tiếp trận đấu trên kênh Next Sport (kênh nhánh của Next Media JSC thuộc VTC) trên nền tảng Youtube đã không được nghe quốc ca của hai nước. Thay vào đó, trên màn hình hiện ra bảng chữ: “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi phải buộc lòng tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường. Mong quý vị khán giả thông cảm”: Bài hát của cả một dân tộc bị đanh bản quyền. Điều này gợi nên sự bức xúc, tổn thương sâu sắc đối với mỗi người dân.

–  Về việc quốc ca bị đánh bản quyền:

+ Bài hát quốc ca đã được gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng.

+ Bản quyền ghi cụ thể được phát sóng trên truyền hình trực tiếp (liên quan đến phần nhạc , hòa âm, phối khí âm thanh giọng hát có bản ghi) do Hồ Gươm Media sản xuất, thuộc về BH Media. Vì thế nêu Hệ thống quét và cảnh báo vi phạm bản quyền cũng khồng hề sai.

=> Câu chuyện tưởng nhỏ nhưng lại không hề nhỏ. Dẫu cho việc đánh bản quyền bài hát quốc ca nhìn theo góc độ luật pháp thì không sai nhưng nó đã gây không ít tranh cãi, tổn thưởng sâu sắc đến lòng tự tôn dân tộc. Từ chính sự việc này đã để lại trong mỗi con người suy ngẫm sâu sắc hơn về tinh thần dân tộc trong thời hôm nay, liệu rằng cuộc sống trở nên hiện đại thì tinh

thần dân tộc có trở nên phai mờ?

 
2.2 Bàn luận 4,0
  * Tinh thần dân tộc là tình cảm rất đỗi thiêng liêng và cao cả

– Tinh thần dân tộc là tình yêu nước của mỗi người dân trong từng một quốc

gia cùng hợp lại với nhau tạo nên thành hình, thành khối mang sức mạnh to lớn.

 

 

    – Từ xưa đến nay tinh thần dân tộc là yếu tố cốt lõi để một quốc gia có được độc lập, hòa bình và phát triển thịnh vượng

+ Khi xưa chính nhờ tình yêu nước nồng nàn, tha thiết của mỗi người dân hợp lại với nhau đã tạo thành vũ khí sắc bén của đất nước trong công cuộc giành lại sự độc lập, tự do, hòa bình.

+ Khi chiến tranh lụi tàn, tinh thần dân tộc chính là thứ thôi thúc toàn dân cùng hợp sức lại dựng xây đất nước ngày một giàu đẹp hơn.

* Cuộc sống hiện đại thì liệu rằng tinh thần dân tộc có bị phai mờ?

–   Cuộc sống hiện đại với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật đã giúp cho con người được tiếp xúc nhiều hơn với những gì hiện đại tân tiến ( D/c: sự ra đời của Internet, sự ra đời của mạng xã hội, sự ra đời của trí tuệ nhân tạo…)

–    Đôi khi sự hiện đại lại không được con người sử dụng đúng cách, ảnh hưởng đến tinh thần tộc của mỗi con người

+ Mạng xã hội là nơi con người được tự do ngôn luận nhưng một số người lại sử quá đà, lên mạng xã hội để lên án, bình phẩm những sự kiện lịch sử của dân tộc như một cách để trở nên nổi tiếng.

+ Không những không tôn trọng lịch sử của dân tộc một nước mà đôi khi còn có một số người đã lên mạng xã hội để xúc phạm lịch sử, dân tộc khác làm ảnh hưởng đến hình ảnh của cả một đất nước (Việt Nam từng bị xếp là top 5 nước kém văn minh nhất thế giới)

* Mặc dù tinh thần dân tộc có mai một đi không ít trong cuộc sống hiện đại nhưng nó cũng được nhân lên gấp nhiều lần.

–   Cuộc sống hiện đại càng giúp cho tinh thần dân tộc được nhân rộng và lan tỏa (D/c: có nhiều hoạt động truyền thông tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước)

–   Tinh thần dân tộc đã giúp con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống hôm nay, đặc biệt là thời buổi dịch bệnh hoành hành, khó khăn.

 
2.3 Liên hệ, mở rộng 1,5
  *Phê phán những người mà tinh thần dân tộc đang phai mờ dần.

*   Trong cuộc muôn hình vạn trạng với nhiều kiểu người phức tạp, đã không có ít người không màng đến tinh thần dân tộc mà lợi dụng chính điều ấy để chuộc lợi cho bản thân.

*   Trong cuộc sống cũng có nhiều người chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà không nghĩ đến lợi ích chung của dân tộc- hiện tượng chyar máu chất xám.

*   Mặc dù sự việc đánh bản quyền đã gây tổn thương sâu sắc đến lòng tự tôn dân tộc nhưng cũng cần công bằng nhìn lại sự việc chứ không được hùa dùng những lời lẽ kém văn minh trên mạng xã hội.

*  Bài học nhận thức: Ý thức sâu sắc về tinh thân thần dân tộc

*   Bài học hành động: chung tay gin giữ là lan tỏa tinh thần dân tộc đến mọi người xung quanh.

 
Tổng 8,0

 

CÂU 2.

 

Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
1 Giải thích 2,0
  -Hình tượng nhân vật tự sự: Hình tượng nghệ thuật: sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật. Trong tác phẩm tự sự nhân vật có vai trò quan trọng để chuyển tải tư tưởng của nhà văn.

–     cần có với nhà văn: Nhà văn viết tác phẩm văn xuôi, nhất thiết phải xây dựng được nhân vật. Nhưng nhà văn muốn lưu dấu tên tuổi mình thì phải xây dựng được những hình tượng nhân vật để đời.

–   cũng như nhà văn cần có đối với cuôc đời: Lại là một diễn đạt khác nhấn mạnh vai trò, thiên chức của nhà văn.

=> Ý kiến đề cao vai trò của hình tượng nhân vật, đặc biệt là những hình tượng nhân vật điển hình làm nên tên tuổi của nhà văn. Đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm thiên chức của nhà văn với cuộc đời. Ý kiến cũng gợi mở về mối quan hệ giữa nhà văn với tác phẩm, nhà văn với

cuộc đời.

 
2 Bình luận 2,5
  Hình tượng nghệ thuật có vai trò vô cùng quan trọng, nơi tập trung cao độ ý đồ sáng tạo và dụng công nghệ thuật của nhà văn trong việc tạo nên tác phẩm văn học. Văn học phản ánh thế giới thông qua hình tượng nghệ thuật. Nói cách khác, hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể của đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật.

Đặc trưng của hình tượng: Không phải là sự sao chép y nguyên cuộc sống mà là sự tái hiện có chọn lọc, sáng tạo, thông qua trí tưởng tượng và tài năng của người nghệ sĩ. Hình tượng nhân vật vừa có giá trị cụ thể lại vừa có khả năng khái quát; vừa mang tính đa nghĩa.

àHình tượng nghệ thuật trong tác phẩm tự sự không những thể hiện tập trung ý đồ, tư tưởng sáng tạo của nhà văn, tình cảm, cảm xúc của nhà văn về cuộc sống và con người mà còn phản ánh năng lực, trình độ sáng tạo của nhà văn, nhà thơ.

Hình tượng nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên ý nghĩa, giá trị văn bản. Làm cho văn bản ngôn từ trở thành thành tác phẩm nghệ thuật thực sự.

-Thiên chức của nhà văn:

+ Nhà văn cần có ý thức trách nhiệm trên mỗi trang viết, phải là những nhà nhân đạo từ trong cốt tủy. Câu hỏi không chỉ đặt ra vấn đề về thiên chức của nhà văn mà đó còn là ý nghĩa sống còn, là sứ mệnh thiêng liêng của văn học. Có ý kiến đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà văn khi cho rằng: Cuộc đời đầy những nỗi buồn vì thế phải chăng thiên chức của nhà

văn là lắng nghe và làm vơi đi nỗi buồn của con người.

 

 

  + Nếu không có nhà văn thì sẽ không còn ai ghi lại những bức tranh hiện thực của tâm hồn, đời sống con người nữa. Hiện thực cuộc sống có thể có trong những bài báo, có trong những trang sử. Những đó là hiện thực khô khan, không còn được nhìn qua lăng kính của cảm xúc và sáng tạo nữa.

+ Nhà văn là những người nâng giấc những con người trên con đường

tuyệt lộ, khổ đau. Nếu không có nhà văn có lẽ sẽ không thể có những tác phẩm ghi lại tất cả những cung bậc buồn vui, những thân phận người.

   
3 Chứng minh 6,0
  *Xây dụng hình tượng nhân vật thành công trong tác phẩm tự sự, làm nên tên tuổi của nhà văn.

-Tác phẩm “Chí Phèo” với hình tượng Chí Phèo:

+Số phận bi kịch và khát vọng của Chí Phèo =>Tiêu biểu cho số phận, con đường sống của những người nông dân Vn trước cách mạng tháng 8/1945.

+Hành trình phục sinh của Chí Phèo: từ con quỷ dữ của làng Vũ Đại => rồi đi tìm “chất người lấp lánh” ẩn tàng sâu trong con người ấy.

+Nghệ thuật khắc họa hình tượng Chí Phèo của ngòi bút Nam Cao (lựa chọn mạch kể, điểm nhìn; lời văn trần thuật; nghệ thuật bậc thầy trong việc khắc họa diễn biến tâm trạng, tâm lí của nhân vật; sáng tạo chi tiết nghệ thuật; tạo giọng điệu đa thanh, phức điệu;….

=>Thành công của hình tượng Chí Phèo đã khẳng định vị trí của ngòi bút Nam Cao – một nhà văn hiện thực xuất sắc trong trào lưu Văn học hiện thực phê phán 1930-1945.

-Hình tượng nhân vật Kiên trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh):

+Nỗi buồn chiến tranh thuộc loại tiểu thuyết chỉ có một nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Các nhân vật khác đều là phụ, xuất hiện thấp thoáng trong các tình tiết. Kiên là nhân vật chính mang ba vai.

+++ Là người chiến sĩ sống sót sau chiến tranh của một đơn vị, không thể tự giải thoát khỏi các hồi tưởng về cuộc chiến tranh vừa qua và về các đồng đội đã mất như một chứng bệnh trầm cảm.

+++Là người đánh mất mối tình đẹp đẽ của mình.

+++Là người viết tiểu thuyết với ý thức sứ mệnh.

+Với ba vai đó, tiểu thuyết thể hiện ba nội dung cơ bản: cuộc chiến tranh khốc liệt với vô vàn chết chóc; chiến tranh và sự hủy diệt hạnh phúc đời thường; ý thức về chuyện viết văn về đề tài chiến tranh, muốn vượt qua truyền thống cũ.

-Nhân vật của ông không sống với thời đại mới sau chiến thắng chấn động địa cầu, mà sống với quá khứ. “Không phải là cuộc sống mới, thời đại mới, không phải là những hi vọng về tương lai tốt đẹp đã cứu giúp tôi, mà trái lại, những tấm thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn tôi…”.

+Nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết: Trần thuật đa tầng bậc; phối kết các điểm nhìn khi soi chiếu vào nhân vật; giọng điệu đa

 

 

  thanh (buồn thương, day dứt, chiêm nghiệm, suy tư; lời văn giàu hình ảnh, nhịp điệu;…)

=>Với việc xây dựng nhân vật điển hình của con người bước ra từ cuộc chiến, tạp ra tiếng nói đa chiều về mảng đề tài cũ nhưng cách nhìn, cách lí giải mới; Chính điều đó đã đem đến khẳng định tên tuổi của nhà văn Bảo Ninh.

*Nhà văn cần có vớ cuộc đời: Chứng minh qua giá trị văn học.

-Chọn tác phẩm thơ.

-Chọn tác một tiểu thuyết

=>Làm rõ giá trị của văn chương =>Từ đó khẳng định đóng góp của nhà văn với cuộc đời.

 
4 Đánh giá, bài học 1,0  
  -Ý kiến đã mở ra mối quan hệ giữa nhà văn – tác phẩm và cuộc đời; Chính thành công trong việc xây dựng nhân vật đã tạo nên tên tuổi của nhà văn và từ đó nhà văn đã đóng góp được cho cuộc sống những giá trị lớn từ tác phẩm của mình.

-Để hình tượng nhân vật có sức sống lâu bền, ăn sâu vào đời sống, để từ đó “nhà văn cần có với cuộc đời”, thì nhà văn phải xây dựng được hình tượng nhân vật điển hình.

+Nhân vật điển hình là hiện tượng nghệ thuật phổ biến, có thể tìm thấy trong những sáng tác ưu tứ thuộc mọi thời đại.

+ Tuy nhiên, mức độ, ý nghĩa phổ biến và sức mạnh nghệ thuật của các điển hình không phải bao giờ cũng như nhau. Trong văn học cổ đại và trung đại, trong sáng tác của chủ nghĩa cổ điển hình tượng điển hình chủ yếu khái quát những thuộc tính của loại. Phải đến thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực mới sáng tạo được những điển hình đầy đặn, hoàn chỉnh và mang nội dung cụ thể – lịch sử sâu sắc.

-Bài học cho người sáng tác và tiếp nhận.

 
Tổng điểm câu 2: (kiến thức 11,5 + kĩ năng 0,5)  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *