Đề HSG tác hại khi sự thật bị che giấu,Nhà văn nhân đạo là nhà văn mà ngay trong việc miêu tả về cái chết cũng là để khơi dậy, hướng về sự sống

Đề thi khối 11

Câu 1 (8,0 điểm). Nghị luận xã hội

Viết một bài luận khoảng 600 chữ nói về tác hại khi sự thật bị che giấu.

Câu 2 (12,0 điểm). Nghị luận văn học

Câu 2 (12,0 điểm).

Có ý kiến cho rằng: “Nhà văn nhân đạo là nhà văn mà ngay trong việc miêu tả về cái chết cũng là để khơi dậy, hướng về sự sống”.

Bằng trải nghiệm thơ ca, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

CÂU Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
 

 

 

 

 

1

 

1

Hình thức, kĩ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội. 0,5
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn. 0,5
2 Nội dung 7,0
2.1 Giải thích 1,5
  –  Sự thật là điều đúng với hiện thực khách quan, không thể thay đổi được. Sự thật là đích đến của nhận thức nên sự thật cần cho đời sống.

–  Che giấu sự thật là không cho người khác biết sự thật, ngăn cản người khác tiếp cận sự thật vì sự thật đó có thể gây phương hại đến lợi ích, danh dự của mình.

–  Che giấu sự thật thường gắn liền với mưu đồ xấu xa, vụ lợi, nó là hành vi tiêu cực cho nên có nhiều tác hại cho con người và xã hội.

 
2.2 Bàn luận 4,0
  Khi sự thật bị che đậy vì những mục đích đen tối thì sự giả dối sẽ lên ngôi, những giá trị sống chao đảo, nó có thể gây nên những bất ổn trong đời sống xã hội, có thể gây tổn thương cho người khác.

– Tôn trọng sự thật là cách để tạo dựng niềm tin. Xã hội có niềm tin là xã hội phát triển. Tôn trọng sự thật là phẩm chất cần có của con người.

 
2.3 Liên hệ, mở rộng 1,5
  –  Cần tôn trọng sự thật, lên án hành vi bưng bít sự thật.

–  Tôn trọng sự thật là không nói, không làm điều gì gian dối.

 
Tổng 8,0

CÂU 2.

Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
1 Giải thích 2,0
  Câu thơ hay: Những câu thơ mang tư tưởng lớn, tình cảm cao đẹp, hấp dẫn người đọc bởi hình tượng, ngôn ngữ. Câu thơ hay có khả năng khơi gợi cảm xúc của người đọc, khiến người đọc có những rung động mãnh liệt.

“Đọc một câu thơ hay”: Muốn nói đến chủ thể tiếp nhận, cảm nhận được nội dung tư tưởng, tình cảm, cảm xúc ở trong đó.

– “trong từng nhịp điệu, con chữ” muốn nói đến những chi tiết rất nhỏ trong thơ cũng có giá trị biểu đạt thế giới tâm hồn, tình cảm, cảm xúc của người

 

 

  nghệ sĩ,    “nhịp điệu tâm hồn của người nghệ sĩ ở trong từng nhịp điệu, thanh âm”.

=>Ý kiến vừa đề cập đến đặc trưng của thơ, vừa đặt ra tiêu chí của một câu thơ hay và hé mở yêu cầu về vấn đề tiếp nhận.

 
2 Bình luận 2,5
  Cảm xúc trong thơ để có một câu thơ hay: Thơ ca là tiếng nói của cảm xúc, tác động và làm lây lan cảm xúc cho con người. Xuất phát từ những rung động mãnh liệt của người cầm bút, bằng sự nhận thức cuộc sống, bằng khả năng gợi cảm sâu sắc với những liên tưởng tưởng tượng phong phú, bằng sự tinh tế của ngôn ngữ giàu nhạc điệu, thơ ca tác động đến người đọc, đánh thức những xúc cảm mạnh mẽ, nhân văn trong tâm hồn độc giả.

–    Giá trị của thơ ca cũng là chức năng cao quý của văn học. Mang trong mình những giá trị thẩm mĩ, văn học giúp con người nhận thức thế giới và tự nhận thức chính bản thân mình. Văn học giúp con người biết yêu ghét đúng đắn; làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn; biết gắn bó cuộc sống của cá nhân mình với cuộc sống của con người.

-Tiêu chí của thơ hay: Thơ hay là thơ vừa tràn đầy tình cảm, cảm xúc nhưng đồng thời phải có nhạc điệu.

Với người đọc thơ: Lê Đạt đã từng nói: “Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn…”. Thế có nghãi là, những câu thơ mang tư tưởng lớn, tình cảm cao đẹp, hấp dẫn người đọc bởi hình tượng, ngôn ngữ. Câu thơ hay có khả năng khơi gợi cảm xúc của người đọc, khiến người đọc có những rung động mãnh liệt (cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi), thúc đẩy trong họ những khát khao hành động (khao khát sang sông, thúc đẩy lên đường), hướng đến những giá trị tốt đẹp, nhân văn của đời sống (vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn) giúp con người trở nên người hơn.

–   Với người nghệ sĩ: Phải sáng tạo để có được những câu thơ hay có giá trị.

 
3 Chứng minh 6,0
  *Thế giới tình cảm , cảm xúc thể hiện trong cả thi phẩm:

* Thế giới tình cảm, cảm xúc thể hiện ở phương diện hình ảnh, cấu tứ:

+ Tràng Giang mở ra một không gian mênh mông: vừa dài, vừa rộng đúng chất “mang mang thiên cổ sầu”, như nỗi buồn của một thuở xa xưa nào đó.

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”

Trong cảnh buổi chiều, thiên nhiên cao rộng như mang theo một nỗi buồn, nỗi buồn như thấm thía trong sâu thẳm từng sự vật trong buổi chiều hôm ấy, vào cả linh hồn của tạo vật. Người đọc có thể cảm nhận được nỗi buồn của nhà thơ.

Nỗi buồn ấy là nỗi buồn của cảnh vật, sự choáng ngợp của không gian

sông dài, trời rộng, bến cô liêu. Nỗi buồn ấy còn là nỗi buồn của một thế hệ

 

 

thanh niên bị mất nước. Đó còn là nỗi sầu của một thế hệ Thơ mới, cái tôi bơ vơ nhưng đằng sau ấy là một tình yêu quê hương, đất nước tha thiết.

+ Phân tích dẫn chứng về sử dụng biện pháp tu từ:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người.

(Tương tư – Nguyễn Bính) Tác giả sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để nói về nỗi nhớ của mình với cô gái. Bằng cách ví von vừa gần lại vừa xa của một chàng trai chân quê.

Nguyễn Bính đã mở đầu bài thơ bằng nỗi nhớ người mình thầm thương trộm nhớ rất đáng yêu.

* Thế giới tình cảm, cảm xúc còn ở trong từng nhịp điệu, nhạc điệu:

– Một trong những đặc trưng quan trọng của thơ là âm thanh. Từ thời văn học dân gian những điệu hò, câu hát từ ca dao đã rất quen thuộc. Trong thơ luôn dạt dào tính nhạc. Âm thanh, nhịp điệu là một trong những yếu tố cần để làm bật nên dụng ý của tác giả.

+ Nhịp thơ trong 2 đoạn thơ sau

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.

Nhịp thơ chậm rãi, như nhịp sóng gợn. Nỗi buồn lan tỏa vào những con sóng

-> Tâm trạng u buồn

Nhịp thơ nhanh, vội vàng thể hiện ước muốn táo bạo, dứt khoát -> Tâm trạng có

phần vui.

 

+ Nhịp điệu trong thơ còn được thể hiện qua việc sử dụng thanh âm bằng trắc: Với câu thơ xuất hiện nhiều thanh bằng sẽ đem lại cảm giác êm ái. Ngược lại, các câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc sẽ tạo cảm giác trúc trắc, gập ghềnh nặng nhọc cho câu thơ (VD: (Tây Tiến – Quang Dũng): Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Hai câu thơ đa phần là thanh trắc tạo cảm giác thực của chặng đường đèo núi rất gian nan hiểm trở trên đường hành quân.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Hai câu thơ đa phần là thanh bằng tạo cảm giác êm dịu sau, như thở phào nhẹ nhõm sau khi vượt được một con dốc cao thăm thẳm.

-“ Sóng” là một bài thơ tình, nên khi đọc bằng hình dung ký ức và tưởng tượng nghệ thuật có thể xác định được giọng đọc chung với âm hưởng thiết

 

  tha để biểu lộ những phức điệu của tâm trạng chủ thể trữ tình. Thế nhưng trong từng đoạn thơ, mỗi đoạn có chức năng biểu hiện riêng nên giọng đọc và cách ngắt nhịp không thể giống nhau.

Dữ dội \ và dịu êm ( 2/3 ) ồn ào \và lặng lẽ ( 2/3 )

Sông\ không hiểu nổi mình ( 1/4 ) Sóng\ tìm ra \ tận bể ( 1/2/2 )

+ Có những bài thơ ngắn, khi thể hiện một thoáng bâng khuâng, một chút gợi lên trong lòng. Nhà thơ đã kết hợp giữa cách sử dụng hình tượng thơ, hình ảnh thơ và nhịp điệu rất vtuyệt diệu.

Hôm nay/ dưới bến xuôi đò ( 2/4 )

Thương nhau/ qua cửatò vò/ nhìn nhau (2/4/2 ) Anh đi đấy/ anh về đâu ( 3/3 )

Cánh buồm nâu/ cánh buồm nâu/ cánh buồm ( 3/3/2 ) ( Không đề )

Sự sử dụng linh hoạt nhịp điệu dã tạo nên sức sống cho sáng tác của Nguyễn Bính.

-Thơ hay không thể chỉ có tình cảm, tư tưởng cảm xúc, mà tình cảm, tư tưởng, cảm xúc phải trong chính lời thơ ý thơ, đòi hỏi người nghệ sĩ phải sáng tạo.

–   Đánh giá đúng, đủ giá trị nhận thức, giá trị giáo dục mà vẻ đẹp của câu thơ đem lại. Chỉ ra câu thơ, bài thơ ấy giúp người đọc có những rung cảm mãnh liệt, những khát khao hành động hướng tới những giá trị tốt đẹp, nhân văn như thế nào.

–   Đánh giá về tài năng, phong cách tác giả và giá trị của văn chương qua tác phẩm cụ thể mà tác giả mang đến cho người đọc. Ngược lại người đọc thơ

cũng phải là người tinh tường, nhạy cảm để cảm nhận được cái hay của thơ.

 
4 Đánh giá, bài học 1,0
  –    Ý kiến của đã giúp người đọc hình dung ra giá trị của tác phẩm văn chương chân chính tác động đến cảm xúc và nhận thức của người đọc. Những cảm xúc mà văn chương đem lại cho độc giả luôn là những cảm xúc mãnh liệt, nhân văn. Việc tiếp nhận cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh, vào những trải nghiệm riêng của người tiếp nhận. Khi nhà văn – bạn đọc gặp gỡ nhau trong sự tri âm, khi ấy văn chương đã thực hiện được sứ mệnh diệu kì, giúp kết nối các tâm hồn, khiến cuộc sống phong phú hơn, tốt đẹp hơn.

–   Với người nghệ sĩ, đặc biệt là thi sĩ, sáng tác trước hết là bày tỏ tiếng nói tự nhiên, chân thành của cảm xúc trước cuộc đời. Những người nghệ sĩ lớn luôn là những người có tấm lòng trước cuộc đời, bằng tài năng của mình họ

đã truyền thổi ngọn lửa của cảm xúc mãnh liệt đến trong lòng độc giả, giúp người đọc có những nhận thức sâu sắc về cuộc đời.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *