Đề HSG đi qua thương nhớ, chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Cảm xúc” Xuân Diệu

Đề thi khối 11

Câu 1 (8,0 điểm). Nghị luận xã hội

“Phải những ai đã từng đi qua thương nhớ

mới thấy cô đơn chưa bao giờ là thứ ta muốn chọn lựa

ta chỉ chọn sống dưới một mái nhà nhiều lối vào và cửa sổ những luống hoa hồng vàng rạng rỡ”

(Trích “Đi qua thương nhớ”_ Nguyễn Phong Việt).

Viết bài văn NLXH trình bày suy nghĩ về vấn đề được gợi ra từ những gợi ý thơ trên.

Câu 2 (12,0 điểm). Nghị luận văn học

Viết một bài luận (khoảng 600 chữ) đánh giá nội dung, chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Cảm xúc” (Xuân Diệu):

 

Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến

 

Đây là quán tha hồ muôn khách đến Đây là bình thu hợp trí muôn hương Đây là vườn chim nhả hạt mười phương Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc…

 

Đôi giếng mắt đã chứa trời vạn hộc Đôi bờ tai nào ngăn cản thanh âm Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm… Của xanh thẳm thấy luôn màu nói sẽ…

Tay ấp ngực dò xem triều máu lệ Nghìn trái tim mang trong một trái tim Để hiểu vào giọng suối với lời chim Tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng đọng

 

Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng Đi trong sân mà nhớ chuyện trên giời Trút thời gian trong một phút chơi vơi Ngắm phong cảnh giữa hai bè lá cỏ…

 

– Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ Mà vạn vật là muôn đá nam châm

Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm Sao lại trách người thơ tình lơi lả?

(Thivien.net)

 ĐÁP ÁN 

CÂU Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
 

 

 

 

 

1

 

1

Hình thức, kĩ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội. 0,5
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn. 0,5
2 Nội dung 7,0
2.1 Giải thích 1,5
  –  Phải những ai đã từng đi qua thương nhớ

mới thấy cô đơn chưa bao giờ là thứ ta muốn chọn lựa: Muốn chỉ những người từng trải qua những cảm xúc từng yêu và được yêu để có thể hiểu được cảm giác nhớ thương, nhớ nhung tới một ai khác,thứ cảm xúc thi vị trên cuộc đời. Chính vì đã được nếm trải xúc cảm ấy mà không một ai muốn nếm trải nỗi cô đơn một mình kia.

–  ta chỉ chọn sống dưới một mái nhà nhiều lối vào và cửa sổ

những luống hoa hồng vàng rạng rỡ: hình ảnh ngôi nhà với nhiều lối vào và cửa sổ ẩn dụ cho tâm hồn rộng mở đón nhận mọi thứ trên thế gian.

Còn những luống hoa hồng vàng rạng rỡ tượng trưng cho những vẻ đẹp giản dị, tình yêu thương gần gũi bên cạnh ta. Hai câu sau muốn nói đến sự lựa chọn của con người, lựa chọn sống với tâm hồn rộng mở đón nhận mọi thi vị nhân gian, sống với tình yêu thương và những vẻ đẹp gần gũi

giản dị

1,0
=> Phải những ai đã từng đi qua thương nhớ

mới thấy cô đơn chưa bao giờ là thứ ta muốn chọn lựa

ta chỉ chọn sống dưới một mái nhà nhiều lối vào và cửa sổ

những luống hoa hồng vàng rạng rỡ: Thể hiện thái độ trân trọng, khẳng

định giá trị của tình yêu thương, và lối sống chan hòa gần gũi, trân trọng đón nhận mọi vẻ đẹp trong cuộc sống.

0,5
2.2 Bàn luận 4,0
a. * Tại sao tác giả lại đề cao giá trị của tình yêu thương và lối sống mở rộng tâm hồn đón nhận mọi thứ ?

–   Trong cuộc sống, tình yêu thương có vai trò quan trọng khi đó là thứ keo gắn kết mọi người với nhau. Xã hội ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc tình cảm con người càng bị xem nhẹ, chính vì vậy mà tình yêu thương lại càng cần thiết.

–   Sống với tình yêu thương giúp ta nhân đạo hơn, khiến con người ta trở thành con người nhân ái, bao dung, luôn thương yêu mọi người như thương yêu chính bản thân ta. Khiến ta được sống trong tình thương của bản thân, cũng như mọi người. Dâng một tấm lòng thơm thảo cho đời, khiến mọi người luôn nhìn nhận ta với đôi mắt ngưỡng mộ, ta luôn được

mọi người giúp đỡ, yêu quý, nể trọng.

2,0

 

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

–   Sống với tâm hồn rộng mở khiến ta bao dung, thấu hiểu mọi hoàn cảnh của cuộc sống, biết chia sẻ cho với những người xung quanh ta, yêu thương, giúp đỡ và chở che họ, khiến cho xã hội, cộng đồng thêm nhân văn hơn.

–  Sống với tình yêu thương không chỉ có ảnh hưởng tích cực đến bản thân ta, mà còn có tác động tới cả xã hội. Khi những người xung quanh thấy được tấm lòng thành của ta, họ bị cảm hóa và cũng sẽ lan tỏa tình yêu thương ấy, từ một hành động trong cộng đồng nhỏ tới cả xã hội chung. Những người được chia sẻ, giúp đỡ, đồng cảm cũng sẽ cảm thấy được an ủi, hạnh phúc và có tinh thần vươn lên khi được sống trong một xã hội chan hòa tình yêu thương.

–  Dẫn chứng: Tình cảm gia đình tác động tới trẻ em.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0

* Làm sao để có thể phát huy lối sống với tình yêu thương, bao dụng rộng mở đón nhận mọi thứ?

–   Mỗi người cần không ngừng nỗ lực, thay đổi và hoàn thiện chính bản thân mình để trở nên tốt đẹp hơn, để có thể sống chan hòa với tình thương yêu, trở thành một con người hoàn thiện về cả tâm và tài.

–   Là một người trẻ lại cần có ý thức sống nhân ái, là những nhân tố quyết định vận mệnh, tương lai của tổ quốc. Để có thể phát triển được xã hội ngày càng văn minh giàu đẹp, ta phải phát triển từ cốt lõi từ bên trong, đó chính là phát triển từ trong phẩm chất mỗi con người, khơi gợi tình yêu thương và lan tỏa nó ra toàn cộng đồng.

–   Dẫn chứng: Đội cứu hộ tên FAS ANGEL với tâm niệm: “Tôi không bỏ

đi khi bạn gặp nạn, vì một ngày kia khi tôi bị nạn sẽ có người giúp tôi”.

2.3 Liên hệ, mở rộng 1,5
  –   Sống trong tình yêu thương ấy không chỉ là với những con người xung quanh, mà còn là với thiên nhiên vạn vật. Những bông hoa, ngọn cỏ bên ta dẫu nhỏ bé giản dị, nhưng phải đủ tinh tế thì con người ta mới cảm nhận được vẻ đẹp và trân trọng chúng, qua đó ta càng thêm yêu thiên nhiên, gắn kết với những sự vật tự nhiên xung quanh ta.

–    Những con người có mặt trên thế gian này vớ thái độ sống tiêu cực, sống ích kỉ hẹp hòi, không có lòng bao dung nhân ái với người khác thì nên bị lên án.

–   Bên cạnh đó, trong thời đại ngày nay với nhiều áp lực của cuộc sống hiện đại, cũng có nhiều người trẻ bị chai lì cảm xúc, mất đi trái tim nồng nàn yêu thương vốn có của bản thân, họ là những con người đáng thương khi trong trái tim khi này đã khô cằn sỏi đá. Họ cần biết mở lòng, trao đi

và biết trân trọng cuộc sống này hơn.

 
Tổng 8,0

 

Câu 2.

II   LÀM VĂN 12,0
    a.Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; Thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài; Kết bài khẳng định vấn đề nghị luận.

0,25
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5
c.Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng kết hợp các

thao tác lập luận, phối hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

 
A.Mở bài:

-Lời dẫn: Hàn Mặc Tử từng một thời rao bán: “Ai mua ta bán túi thơ đây”. Phải chăng địa hạt thơ ca được kết tinh từ tấm lòng nhiệt thành và sự say mê của thi sĩ. Nhà thơ trong lao lực phải “vắt kiệt” suy nghĩ, phải có ý thức trách nhiệm với nghề. Và hơn ai hết, Xuân Diệu đã thấm thía sâu sắc cái duyên bút mực ấy mà bày tỏ cảm xúc chân thành của một thi sĩ vào áng thơ “Cảm xúc”.

-Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

+Tác giả (2 thông tin):Là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới 1930-1945. Thơ Xuân Diệu thể hiện niềm say đắm với tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi.

+Tác phẩm (2 thông tin): Được trích trong tập “Thơ thơ”(1971). Tác phẩm “Cảm xúc” thể hiện quan niệm của Xuân Diệu về nghề viết, bày tỏ những xúc cảm, suy nghĩ chân thành về trách nhiệm của một nhà thơ chân chính.

-Giới thiệu nôi dung và nghệ thuật chủ đạo của bài thơ (chỉ viết mỗi phương diện 1 ý), sau đó dẫn lược bài thơ:

Xuân Diệu bằng ngòi bút tài đã đem đến cái thi vị đầy “lạ lẫm”. Ông gửi vào áng thơ “Cảm xúc” của mình những quan niệm, tư tưởng, tình cảm được đúc kết về nghề, về trách nhiệm và thiên chức của người thi sĩ. Đặc biệt, cái tâm, cái tình ấy của Xuân Diệu còn được thể hiện qua các tín hiệu nghệ thuật đặc sắc, mang tới thi vị vừa đậm điệu thơ truyền thống vừa nồng nàn thơ ca phương Tây:

Tặng Thế Lữ

Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió (… )

Sao lại trách người thơ tình lơi lả?”

0,5
B.Thân bài:

1.Về phương diện nội dung, chủ đề:

5,0
a.Khổ 1: Quan niệm của Xuân Diệu về trách nhiệm của một thi sĩ.

“Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió

 

 

    Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến”

-Ý 1 (2 câu đầu khổ 1):

+ Hình ảnh (hình ảnh gì? Tác dụng diễn tả điều gì? Có liên tưởng tới hình

ảnh trong bài thơ khác giống như vậy không?):

*Hình ảnh “ru với gió”, “mơ theo trăng”, “vơ vẩn cùng mây”-> Tâm hồn thi nhân phải nhạy cảm, tràn đầy mộng mơ, biết cảm nhận, đón nhận, say mê, tình tự cùng gió, cùng trăng và mây, cùng những thứ đẹp đẽ của đất trời.

+ Từ ngữ, cách kết hợp từ ngữ (từ ngữ gì? Tác dụng diễn tả điều gì?

liên tưởng tới từ ngữ tương tự trong bài thơ khác không? Có cách kết hợp

nào lạ không?):

* Từ ngữ, cách kết hợp từ ngữ: “Làm thi sĩ” -> Khẳng định ý thức, trách nhiệm của một thi sĩ. Trong tác phẩm “Là thi sĩ”, Sóng Hồng cũng từng có câu thơ thể hiện cách nhìn cá nhân như thế:

“Là thi sĩ nghĩa là hồn cao khiết Chí kiên cường sứ mệnh cao siêu

Ca tự do, tiến bộ với tình yêu Yêu nhân loại, hòa bình, công lí”.

Nếu theo quan niệm của nhà thơ Sóng Hồng, làm thi sĩ phải chú trọng tới cái tâm(tâm hồn) và cái trí (suy nghĩ) thì trong quan niệm của mình, Xuân Diệu lại đề cao cái tình, niềm yêu, niềm xúc cảm của thi nhân.

+Biện pháp (chỉ ra biện pháp và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó

trong việc diễn tả nội dung câu thơ, tình cảm của tác giả):

+ Gieo vần, nhịp thơ, tính nhạc, giọng thơ, âm điệu trong thơ

+ …. (có thể kể đến các phương diện nghệ thuật khác của thơ)

=>Nội dung của 2 dòng thơ đầu (Hai dòng thơ đầu đã diễn tả nội dung gì?

Tác giả thể hiện tình cảm gì?): Có lẽ bởi thơ chỉ bật ra khi trong tim cảm xúc đã thật tràn đây, do đó ở hai câu thơ đầu Xuân Diệu đã đề cao yếu tố đầu tiên tạo nên một nhà thơ là anh ta phải có tấm lòng sâu sắc, có những cảm xúc, mơ tưởng lãng mạn, mãnh liệt.

-Ý 2 (2 câu sau khổ 1):

+ Hình ảnh (hình ảnh gì? Tác dụng diễn tả điều gì? Có liên tưởng tới hình

ảnh trong bài thơ khác giống như vậy không?):

*Hình ảnh “Linh hồn bị ràng buộc bởi muôn dây”-> Tâm hồn thi

 

 

    nhân luôn “chằng chịt” những muôn dây của tình, những sợi tơ của cảm, trong lòng họ luôn có gì đầy rạo rực và mạnh mẽ, đầy thôi thúc và mãnh liệt.

*Hình ảnh “chia sẻ bởi trăm tình yêu mến”-> từ những trăm tình yêu mến, những tình cảm tràn đấy ấy mà nhà thơ đã bày tỏ, sẻ chia tấm lòng mình vào trang viết, và tạo nên những áng thi ca giá trị gửi gắm tới bạn đọc.

+ Từ ngữ, cách kết hợp từ ngữ (từ ngữ gì? Tác dụng diễn tả điều gì?

liên tưởng tới từ ngữ tương tự trong bài thơ khác không? Có cách kết hợp

nào lạ không?):

+Biện pháp (chỉ ra biện pháp và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó

trong việc diễn tả nội dung câu thơ, tình cảm của tác giả):

+ Gieo vần, nhịp thơ, tính nhạc, giọng thơ, âm điệu trong thơ:

*Cách ngắt nhịp 3/5-> tạo giọng thơ thiết tha, nhẹ nhàng như lời ngỏ, lời nhắn nhủ tới các thi nhân.

+ …. (có thể kể đến các phương diện nghệ thuật khác của thơ):

=>Nội dung của 2 dòng thơ sau (Hai dòng thơ đầu đã diễn tả nội dung gì?

Tác giả thể hiện tình cảm gì?): Làm thi sĩ là phải biết tỏ bày xúc cảm đang sục sôi, đang mãnh liệt trong lòng thành những áng thơ có giá

trị, ý nghĩa.

 
b.Khổ 2: Quan niệm của Xuân Diệu về nguồn cảm hứng của thi sĩ.

“Đây là quán tha hồ muôn khách đến Đây là bình thu hợp trí muôn hương Đây là vườn chim nhả hạt mười phương Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc…”

+Điệp ngữ kết hợp với liệt kê “Đây là” -> thể hiện những nguồn cảm hứng được khởi phát, tác động từ nhiều điều khác nhau trong cuộc sống,

+Hình ảnh “quán tha hồ muôn khách đến”, “bình thu hợp trí muôn hương”, “vườn chim nhả hạt mười phương”,“Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc…”-> Thơ ca được khởi phát từ những điều giản dị trong cuộc sống và được lắng lọc qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ.

+Nhịp thơ 2/3/3-> lời thơ nhanh, tạo sự rộn ràng, vui nhộn.

=>Nội dung: Xuân Diệu đã mang tới quan niệm về nguồn cảm hứng của thi nhân, nó được bắt nguồn từ muôn nẻo chuyện đời, từ những cái bé nhỏ nhất tới những điều lớn lao hơn.

c.Khổ 3+4: Quan niệm của Xuân Diệu về thế giới tâm hồn thi nhân: một thế giới đa sắc, đa thanh.

   

 

    “Đôi giếng mắt đã chứa trời vạn hộc Đôi bờ tai nào ngăn cản thanh âm Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm…

Của xanh thẳm thấy luôn màu nói sẽ…

 

Tay ấp ngực dò xem triều máu lệ Nghìn trái tim mang trong một trái tim Để hiểu vào giọng suối với lời chim Tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng đọng”

+Các động từ “chứa”, “ngăn cản”, “ấp”-> Là một thi sĩ, anh ta đâu chỉ có mắt để nhìn và tai để nghe, mà hơn thế nữa tâm hồn anh phải rộng mở, phải phong phú, thấu hiểu được hết nỗi lòng của vạn vật.

+Hình ảnh “tay ấp ngực”->một cảm xúc tự trái tim, xúc cảm chân thành của thi sĩ.

+Hình ảnh “Nghìn trái tim mang trong một trái tim”->Nếu một con người làm những câu có vần chỉ mang một trái tim để duy trì sự sống thì trong thi nhân một trái tim ấy còn chứa nghìn trái tim khác đầy say mê để duy trì sợi dây tình, sợi dây cảm. Trong “Cây đàn muôn điệu”, Thế Lữ cũng quan niệm về một lối thơ mặc hết sự ràng buộc:

“Tôi chỉ là một khách tình si

Ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể.”

Thế Lữ tự nhận mình là khách tình si còn Xuân Diệu không cần tới hơi men nồng nàn thì độc giả cũng thấy sự đắm say đầy mãnh liệt với đời của nhà thơ.

+Hình ảnh “vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm”, “xanh thẳm thấy luôn màu nói sẽ”, “hiểu vào giọng suối với lời chim”, “tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng đọng” -> Nhà thơ phải thật tinh tế và nhạy cảm để có thể thấu suốt nỗi buồn vui, hạnh phúc của vạn vật, để thấy được những thứ tưởng như vô tri, vô giác cũng đượm tình, đượm thơ.

=>Nội dung: Xuân Diệu đã nhấn mạnh thiên chức cao cả của người làm thơ, họ phải có những xúc cảm chân thành, biết tạo ra cầu nối

giữa đời và người để càng thêm gắn kết, để thấu hiểu được mọi vạn vật trên thế gian.

 
d.Khổ 5: Quan niệm của Xuân Diệu về sự sáng tạo của mỗi thi nhân:

“Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng Đi trong sân mà nhớ chuyện trên giời

Trút thời gian trong một phút chơi vơi Ngắm phong cảnh giữa hai bè lá cỏ…”

+Hình ảnh “Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng/Đi trong sân mà nhớ chuyện trên giời”->tác giả nhấn mạnh đến sự hiến dâng tâm

hồn, cảm xúc của mình một cách tuyệt đối cho nghệ thuật thì mới có thể làm nên những bài thơ đích thực và người làm thơ đó mới trở

   

 

    thành thi sĩ.  
+Động từ “trút”->dành lại ít thời gian trong một phút chơi vơi, một
phút thôi để nghĩ ngợi, để cảm thấu và nhìn ngắm cái “phong cảnh
giữa hai bè lá cỏ”.
=>Nội dung: Làm thi sĩ là cần đề cao tới cái tâm và cái tình, biết sáng
tạo và mở rộng lòng mình hơn nữa để đồng điệu với đời, với người.
e.Khổ 6: Quan niệm của Xuân Diệu về “cái tôi” cá nhân của mỗi  
thi sĩ.
“- Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả?”
+Đại từ “tôi” kết hợp cùng so sánh “cây kim bé nhỏ”-> Xuân Diệu lấy
chính mình – một nhà thơ tiêu biểu, một “nguồn sống rào rạt chưa
từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này” để thể hiện sự khiêm nhường
của một thi nhân, tuy nhỏ bé nhưng lại là điểm nhấn, trung tâm của
vạn vật, của “muôn đá nam châm”.
+Biện pháp tu từ nhân hoá “hương đêm say dậy với trăng rằm”->
nhấn mạnh cái tâm hồn say mê mơ mộng của người nghệ sĩ. Họ sống
và tận hưởng cái lãng mạn ở đời, thả hồn mình phiêu bạt với vẻ đẹp
của đất trời.
+Câu hỏi tu từ “Sao lại trách người thơ tình lơi lả?”-> Tâm hồn thi
nhân mãnh liệt quá, cái nồng nàn và say đắm ấy khiến người ta lầm
tưởng thứ tình cảm, tư tưởng ấy chỉ bâng quơ, lơi lả nhưng thực chất
nó lại là sợi tơ tình chân thành, là ý thức đã được nung nấu và “chín
đỏ”
=>Nội dung: Làm thi sĩ là cần bộc lộ cái “tôi” cá nhân, riêng biệt,
độc đáo. Hơn cả, cái “tôi” ấy cần phải thể hiện rõ nét, phải đậm sắc
thái cá nhân, được nung nấu và ý thức.
2.Về nghệ thuật:

-Thể thơ (biểu hiện, tác dụng, đánh giá): bát ngôn -> hài hoà, nhịp

3,0
nhàng, phù hợp với mạch cảm xúc.  
-Nhận xét về từ ngữ (kiểu từ ngữ nào chủ đạo; sáng tạo từ ngữ của tác  
giả như thế nào?): từ ngữ tuy quen thuộc, mộc mạc nhưng “lạ” bởi sự  
ảnh hưởng của thi ca Phương Tây.  
-Nhận xét về biện pháp tu từ (chỉ ra các biện pháp tu từ? Biện pháp tu  
từ nào chủ đạo nhất của bài thơ? – phân tích tác dụng của biện pháp tu  
từ chủ đạo đó và đánh giá về sáng tạo của tác giả): điệp ngữ, liệt kê,  
so sánh,..-> giúp tác phẩm thêm sinh động, giàu giá trị tạo hình.  
-Về âm điệu, nhịp điệu, gieo vần, tính nhạc: ngắt nhịp 3/2/3 hay 3/4  
hay 2/2/2 -> nhanh, tạo âm hưởng rộn ràng, rạo rực.  
=>Nhận xét về sáng tạo của nhà thơ về phương diện nghệ thuật; đóng  

 

    góp của tác giả về phương diện nghệ thuật; trích 1 nhận định về nghệ  
thuật của thơ: Xuân Diệu đã thể hiện cái riêng, sự độc đáo của một cá
nhân mà trước kia không được đón nhận bởi cái “lạ” qua yếu tố nghệ
thuật độc đáo, góp phần làm tăng tính sinh động, cuốn hút cho tác
phẩm.
3.Đánh giá:

Khái quát lại chủ đề của bài thơ (Bài thơ đã miêu tả điều gì? Thông

2,0
qua đó tác giả muốn thể hiện thông điệp nào? Tác giả thể hiện những  
tình cảm, cảm xúc nào? Tình cảm, cảm xúc đó sẽ kết nối với người  
đọc ra sao?):Áng thơ ấy thể hiện cho nỗi niềm của một nhà thơ, là loạt  
những cảm xúc như mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây, nào là linh  
hồn ràng buộc bởi muôn dây, và chia sẻ bởi trăm tình yêu mến. Và  
cảm xúc cũng xuất phát từ nhiều nơi, từ quán với khách muôn hướng,  
nơi dòng lệ cảm xúc tuôn trào.  
-Đánh giá lại về sáng tạo nghệ thuật bằng 2-3 câu khái quát:“Nhà thơ  
mới nhất trong các nhà thơ mới”(Hoài Thanh), thơ ông tạo dựng được  
sự mới mẻ còn nhờ những yếu tố nghệ thuật độc đáo.  
-Đánh giá về vị trí, đóng góp của tác giả (về mảng đề tài, về ngôn  
ngữ,…):  
+Khẳng định giá trị của Xuân Diệu – một trong những nhà thơ thuộc  
ba đỉnh cao thơ mới cùng Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử.  
+Góp phần làm tăng giá trị cho thi ca Việt Nam.  
  d.Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp 0,25
Bảo đảm chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt.  
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm với bài làm mắc từ 5 lỗi trở lên.  
e.Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị  
luận; có cách lập luận; diễn đạt mới mẻ.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *