Đề HSG Đừng bao giờ để nỗi sợ hãi khiến bạn chùn bước,chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Trưa hè” (Anh Thơ)

Đề thi khối 11

Câu 1 (8,0 điểm). Nghị luận xã hội

Đừng bao giờ để nỗi sợ hãi khiến bạn chùn bước.” – câu nói được trích trong phim A Cinderella Story – Chuyện nàng lọ lem.

Viết bài văn nghị luận trình bày suy ngĩ của anh/chị về câu nói được gợi ra từ bộ phim trên.

Câu 2 (12,0 điểm). Nghị luận văn học

Viết một bài luận (khoảng 600 chữ) đánh giá nội dung, chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Trưa hè” (Anh Thơ):

“Trời trong biếc không qua mây gợn trắng, Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa;

Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng, Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.

 

Trong thôn vắng, tiếng gà xao xác gáy, Các bà già đưa võng hát, thiu thiu…

Những đĩ con ngồi buồn lê bắt chấy Bên đàn ruồi rạc nắng hết hơi kêu.

 

Ngoài đê thẳm, không người đi vắng vẻ, Lũ chuồn chuồn giỡn nắng, đuổi nhau bay.

Nhưng thỉnh thoảng tiếng nhạc đồng buồn tẻ Của vài người cỡi ngựa đến xua ngay.”

(thivien.net)

ĐÁP ÁN 

Câu 1.

CÂU Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
 

 

 

 

 

1

 

1

Hình thức, kĩ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội. 0,5
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn. 0,5
2 Nội dung 7,0
2.1 Giải thích 1,5
–   nỗi sợ hãi: Là một trong những trạng thái tinh thần tiêu cực gắn với nét tâm lý hoang mang, lo sợ. Trạng thái cảm xúc này xuất hiện như một phản xạ tự nhiên khi chúng ta nhận ra mối nguy hại ảnh hưởng tiêu cực và đe dọa, gây ra sự nguy hiểm..

–   chùn bước: là hiện hữu của sự nản chí, mất đi sự cố gắng vươn lên, bỏ cuộc, mất đi ý chí, động lực, thật bại trong cuộc sống.

1,0
=> Đừng bao giờ để nỗi sợ hãi khiến bạn chùn bước: Câu nói mang tính phủ định đã bày tỏ quan điểm nhân sinh vô cùng đúng đắn và đáng để chiêm nghiệm, không bao giờ để nỗi sợ hãi chiếm lĩnh lấy ta, khiến ta lo

lắng, nản chí và chùn bước trên con đường đi đến thành công của mình.

0,5
2.2 Bàn luận 4,0
a. * Tại sao đừng bao giờ để nỗi sợ hãi khiến bạn chùn bước?

–  Mỗi người chúng ta có một hay những nỗi sợ của riêng mình, đó có thể là sợ phải vươn lên, sợ bị xa lánh, sợ khó khăn và nỗi sợ hiện hữu nhiều nhất chính là sợ thất bại. Vì thế mà ta thường không dám vượt lên chính sự sợ hãi của bản thân, và thường tiêu cực và thu hẹp bản thân mình với xã hội.

–  Sự sợ hãi khiến ta cảm thấy không an toàn dù điều đó có không làm ảnh hưởng xấu đến ta, mà ngược lại khi đạt được điều đó ta sẽ gặt hái được những thành quả xứng đáng, những chỉ vi sợ mà ta không dám thách thức bản thân và không dám làm những điều mình chưa từng làm.

–   Nỗi sợ hãi ấy có thể được chính bản thân ta phá bỏ, nhưng ta lại không lựa chọn điều đó mà tiếp tục bủa vây mình trong những suy nghĩ tiêu cực, dần ta đánh mất bản thân mình, ta sẽ không bao giờ đặt chân đến được vùng đất của thành công bởi ta đã bỏ cuộc, chùn bước giữa chừng.

–   Vì thế, ta không bao giờ được để nỗi sợ hãi làm ta trở nên xa lánh xã hội, tự đánh mất bản thân mình,tự dập khuôn đánh mất chính mình, trùn bước mà ngược lại ta phải phá bỏ đi nỗi sợ hãi ấy mà tiếp tục bước di trên con đường của mình.

–   Sự chùn bước sẽ không bao giờ sảy đến với ta nếu ta không sợ hãi, mà ngược lại nhờ đó mà ta có thể dám thử thách mình. Vào những công việc khó khăn, hành động, thách thức mà ta chưa từng làm, dám thử những điều mới mẻ, rủi ro cao

–   Đừng để những thứ không đáng bận tâm làm ảnh hưởng đến sự phát

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

triển của ta, sự sợ hãi có thể được rũ bỏ khi ta tìm thấy hướng đi đúng đắn, ước mơ,..tìm thấy chân lí sống của bản thân.

–   Nhờ không bao giờ sợ hãi mà ta có thể bày tỏ quan điểm và tự tạo cho mình một tiếng nói riêng, lập trường riêng. Nhưng đó lại không có nghĩa là luôn cho mình là đúng và bảo thủ.

–   Đừng bao giờ sợ hãi cũng chính là đừng bao giờ ngừng cố gắng, nghị lực. Không sợ hãi giúp đã có những thái độ bình tĩnh, tự tin trước những bước ngoặt của cuộc sống

(Chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp, thuyết phục)

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0

* Làm gì để đừng bao giờ để nỗi sợ hãi khiến bạn chùn bước?

–   Nhận thức được tác hại sự tiêu cực của sự sợ hãi, tìm ra nỗi sợ của bản thân, tác động ấy khiến ta trở thành con người rụt rè, sống không có mục đích, mọi người xung quanh chê cười, ruồng bỏ, và cuối cùng là dậm chân tại chỗ dẫn đến thất bại

–   Can đảm dấn thân, nhanh chóng nắm bắt lấy những cơ hội mà không hề đắn đo, do dự. Ta cần giữ được sự bình tĩnh, luôn giữ bản thân ở thế chủ động để đối mặt với những lo âu, từ đó tìm cách vượt qua và chiến thắng nỗi sợ.

–  Trước khi thực hiện mọi kế hoạch, ta cần nghiêm túc suy nghĩ về những khó khăn, rủi ro tiêu cực có thể xảy ra để vạch ra phương hướng, cách thức vượt qua.

–   Mỗi người cần không ngừng nỗ lực, thay đổi và hoàn thiện chính bản thân mình để trở nên tốt đẹp hơn, gạt bỏ đi nỗi sợ hãi để có thể trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Phải biết sống hết mình, phát huy tối đa khả năng của chính mình.

-Biến sự sợ hãi thành động lực, thành sức mạnh, biến những điều không thể thành có thể, cố gắng học hỏi, đúc kết cho mình những bài học, trang bị những kiến thức, sáng tạo hết mình, phá bỏ đi giới hạn của bản thân, thái độ sống biết đối mặt với nghịch cảnh.

–   Thất bại là do bạn đã chọn nỗi sợ hay ngăn cản mình hành động, hãy đi xuyên qua nỗi sợ hãi để tiến đến thành công. Để thành công bạn cần chiến thắng con quỷ trong mình, kiên trì vượt qua khó khăn và không bỏ cuộc.

(Chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp, thuyết phục)

2.3 Liên hệ, mở rộng 1,5
–    Ta cần phê phán những con người sống trên thế gian này vớ thái độ sống tiêu cực, chỉ biết sợ hãi, đem lại những điều xấu, tiêu cực và không biết cố gắng, cứ mãi sống trong thế giới khép kín của bản thân, dễ bỏ cuộc, thiếu nghị lực, chùn bước

–   Đôi khi, trong một vài trường hợp, nỗi sợ hãi lại chính là sự thúc đẩy ta phải tiến lên, không có sự lựa chọn, cố gắng bắt buộc phải giải quyết những khó khăn

 

–   Sự sợ hãi vào những rủi ro mà ta có thể gặp phải trong những dụ án, hãy những lựa chọn mang tính đại cuộc, sự sợ hãi lúc này khiến ta nhìn nhận được nhiều khía cạnh, bao quát, có cái nhìn toàn diện với vấn đề, từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn.

–   Bên cạnh đó, trong thời đại ngày nay với nhiều áp lực của cuộc sống hiện đại, cũng có nhiều người trẻ tự ti, mất niềm tin vào chính bản thân mình, có những hành động đáng tiếc. Như thế, ý kiến trên chính là một

lời động viên, khích lệ để họ dám vượt qua rào cản và dám sống với những giá trị riêng của chính mình.

Tổng 8,0

 

CÂU 2.

LÀM VĂN 12,0
a.Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; Thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài; Kết bài khẳng định vấn đề nghị luận.

0,25
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5
c.Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, phối hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

A.Mở bài:

-Lời dẫn: “Thơ ca, nếu không có người tôi đã mồ côi”.(Pautopxki)

-Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

+Tác giả (2 thông tin): Anh Thơ là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Các sáng tác thơ của bà thường mang nét giản dị, mộc mạc và gần gũi với đời thường.

+Tác phẩm (2 thông tin): Bài thơ “Trưa hè” được rút ra từ tập thơ “Bức tranh quê” (1941). Bài thơ chính là một bức tranh trưa hè yên bình, giản dị và êm ả của một vùng quê Bắc Bộ.

-Giới thiệu nội dung và nghệ thuật chủ đạo của bài thơ (chỉ viết mỗi phương diện 1 ý), sau đó dẫn lược bài thơ:

+Nội dung: Bài thơ là bức tranh trưa hè bình yên, giản dị nhưng thấm đẫm tình yêu quê hương của tác giả.

+Nghệ thuật: Bài thơ là sự kết hợp độc đáo giữa các hình ảnh thơ giản dị, quen thuộc và ngôn từ mới lạ:

“Trời trong biếc không qua mây gợn trắng, (…)

Của vài người cưỡi ngựa đến xua ngay”.

0,5
B.Thân bài:

1.Về phương diện nội dung, chủ đề: Bài thơ chính là một bức tranh trưa hè bình dị, yên bình và êm ả của một vùng quê Bắc Bộ. Qua đó, nhà thơ đã thể

hiện sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước của mình.

5,0

 

a.Khổ 1 (Gọi tên nội dung khổ 1) & dẫn thơ: Bức tranh trưa hè hiện ra với khung cảnh thiên nhiên làng quê yên bình, giản dị:

“Trời trong biếc không qua mây gợn trắng, Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa; Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng,

Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.”

-Ý 1 (2 câu đầu khổ 1): Khung cảnh thiên nhiên buổi trưa hè được mở ra trước hết qua hình ảnh bầu trời trong xanh và những cơn gió mùa hạ:

+ Hình ảnh (hình ảnh gì? Tác dụng diễn tả điều gì? Có liên tưởng tới hình ảnh trong bài thơ khác giống như vậy không?):

Hình ảnh “Trời trong biếc không qua mây gợn trắng” đã gợi liên tưởng đến bầu trời trời mênh mông, thoáng đãng và vắng vẻ đến nỗi không có một bóng mây nào lãng đãng trôi qua.

Hình ảnh “Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa” đã gợi ra hình ảnh đặc trưng quen thuộc của làng quê Việt Nam: Những cơn gió mùa hạ đã nâng cánh diều bay xa, bay mãi trên nền trời trong biếc.

+Từ ngữ, cách kết hợp từ ngữ (Từ ngữ gì? Tác dụng diễn tả điều gì? Có liên tưởng tới từ ngữ tương tự trong bài thơ khác không? Có sự kết hợp nào lạ không?): Từ “trong biếc” là một tính từ chỉ màu sắc diễn tả thành công sắc màu của nền trời mùa hạ. Đây là một cách kết hợp từ độc đáo. Bởi lẽ, khi liên tưởng đến bầu trời, người ta sẽ nghĩ đến màu “trong xanh”. Còn màu “trong biếc” là sự pha lẫn giữa màu xanh trong và màu xanh lục =>Màu sắc đặc trưng của bầu trời mùa hạ. (Liên hệ đến từ “trong biếc” trong thơ Nguyễn Đình Thi)

+Biện pháp (Chỉ ra biện pháp và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc diễn tả nội dung câu thơ, tình cảm của tác giả):

+ Gieo vần, nhịp thơ, tính nhạc, giọng thơ, âm điệu trong thơ: Nhịp thơ linh hoạt 3/5 đã giúp cho câu thơ trở nên mềm mại và uyển chuyển hơn.

+ …(có thể kể đến các phương tiện nghệ thuật khác trong thơ): Cách đối thanh điệu bằng trắc đã đồng thời tạo cho câu thơ sự nhịp nhàng, uyển chuyển: Đối thanh bằng – trắc giữa “Trời – gió”, “không qua – lộng thổi”, “mây gợn trắng – cánh diều xa”.

=>Nội dung của 2 dòng thơ đầu(Hai dòng thơ đầu diễn tả nội dung gì? Tác giả thể hiện tình cảm gì?): Hai câu thơ đầu đã thành công khắc họa bức tranh thiên nhiên của buổi trưa hè mùa hạ với nền trời trong biếc và những cơn gió. Đó là một bức tranh yên bình, thoáng đãng và vắng vẻ. Qua đó, ta cũng thấy được tình cảm tha thiết của nhà thơ đối với quê hương đất nước.

-Ý 2 (2 câu sau khổ 1): Bức tranh trưa hè còn được mở ra với những cảnh vật, sự vật cụ thể hơn:

+ Hình ảnh “Hoa lựu nở đầy một vườn” là một tín hiệu quen thuộc không thể thiếu của làng quê Việt Nam mỗi khi hè về và là thi liệu dân dã trong thơ ca.

+ Từ “đỏ nắng” là một từ ngữ độc đáo, thể hiện sự sáng tạo của nhà thơ trong việc miêu tả ánh nắng của mùa hạ=>Những ánh nắng chói chang của mùa hạ đã

 

khiến cho bức tranh buổi trưa hè trở nên lung linh, rực rỡ và ấm áp hơn.

+ Biện pháp nhân hóa qua từ “Lơ đãng” đã khiến cho hình ảnh “lũ bướm vàng” trở nên sinh động hơn=> thể hiện được sự oi ả, mệt mỏi của buổi trưa hè nóng bức khi những chú bướm cứ rập rờn “lướt bay qua” trên bầu trời tĩnh lặng.

+ Gieo vần, nhịp thơ, tính nhạc, giọng thơ, âm điệu trong thơ: đoạn thơ có sự linh hoạt trong cách sử dụng nhịp thơ 3/5 đã giúp cho các câu thơ trở nên mềm mại và nhẹ nhàng hơn.

=>Nội dung của 2 dòng thơ sau (Hai dòng thơ sau diễn tả nội dung gì? Tác giả thể hiện tình cảm gì?): Diễn tả buổi trưa hè ở làng quê Bắc Bộ vừa gần gũi, thân thương lại vừa sinh động với những sắc màu rực rỡ. Qua đó, ta thấy được tâm trạng yên bình của tác giả như đang chững lại để cảm nhận hết dư vị của những ánh nắng vàng rực rỡ mùa hạ.

b.Khổ 2 (Gọi tên nội dung khổ 2) & dẫn thơ: Buổi trưa hè còn được mở ra với những sinh hoạt của con người nơi thôn quê dân dã:

“ Trong thôn vắng, tiếng gà xao xác gáy, Các bà già đưa võng hát, thiu thiu…

Những đĩ con ngồi buồn lê bắt chấy Bên đàn ruồi rạc nắng hết hơi kêu.”

-Ý 1: Âm thanh tiếng gà cùng với hình ảnh đàn ruồi như tô đậm hơn cái vắng vẻ và oi ả của mùa hạ:

+ Từ láy “xao xác” khiến cho âm thanh tiếng gà gáy như ngân dài thêm, thể hiện sự u buồn tĩnh lặng: Bức tranh trưa hè như được bao trùm trong không gian tĩnh lặng cùng với cái âm thanh quen thuộc của tiếng gà gáy đã khiến cho tâm hồn bạn đọc bình yên đến lạ thường. (Liên hệ đến bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh)

+ Hình ảnh “đàn ruồi rạc nắng hết hơi kêu” đã khiến cho cả câu thơ như rơi vào khoảng không suy tư mệt mỏi: Chính những cái nắng gay gắt của buổi trưa hè đã vắt kiệt mọi sinh lực của cảnh vật chung quanh.

=> Nội dung của câu thơ 1 và 4: Bức tranh trưa hè mỗi lúc một vắng lặng, yên tĩnh hơn.

-Ý 2: Hình ảnh con người xuất hiện với những thói quen sinh hoạt đậm chất thôn quê:

+ Hình ảnh “các bà già đưa võng hát” cùng với “những đĩ con ngồi buồn lê bắt chấy” là những hình ảnh quen thuộc và giản dị trong sinh hoạt hàng ngày của người dân làng quê. Đặt trong không gian tĩnh lặng của bức tranh trưa hè lúc bấy giờ, ta còn cảm nhận được cái tâm trạng u uất và chán nản của người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám.

+ Từ láy “thiu thiu” gợi ra âm thanh buồn tẻ, mỏi mệt=>Không gian trở nên hiu hiu quạnh, vắng vẻ.

+ Biện pháp liệt kê đã tạo nhịp điệu cho câu thơ, đồng thời diễn tả được khung cảnh sinh hoạt của con người dân quê trong cuộc sống hàng ngày.

+ Bút pháp tự sự đã khiến cho đoạn thơ trở nên mạch lạc và chặt chẽ hơn=>diễn

 

tả được dòng tâm trạng suy tư của nhân vật trữ tình.

+ Gieo vần, nhịp thơ, tính nhạc, giọng thơ, âm điệu trong thơ: Nhịp thơ 3/5 đã tạo nên mạch liên kết độc đáo giữa các câu thơ=>góp phần khắc họa thành công bức tranh trưa hè vắng lặng.

=> Nội dung của 2 dòng thơ 2 và 3: Đến đây, bức tranh trưa hè dường như đã có phần rõ nét hơn với những hình ảnh sinh hoạt của con người làng quê và những âm thanh quen thuộc dân dã. Đồng thời, qua đó ta còn thấy được vẻ suy tư của tác giả trước sự tĩnh lặng của không gian mùa hạ.

c.Khổ 3 (Gọi tên nội dung khổ 3) & dẫn thơ: Vẻ hiu quạnh, vắng vẻ của bức tranh trưa hè được thể hiện ngày càng rõ nét hơn qua khung cảnh ngoài đê:

“ Ngoài đê thẳm, không người đi vắng vẻ,

Lũ chuồn chuồn giỡn nắng, đuổi nhau bay. Nhưng thỉnh thoảng tiếng nhạc đồng buồn tẻ

Của vài người cỡi ngựa đến xua ngay.”

-Ý 1( Hai câu thơ đầu khổ 3): khắc họa cái khung cảnh vắng vẻ không một bóng người giữa buổi trưa hè oi ả của vùng quê Bắc Bộ:

+ Hình ảnh thơ:

Hình ảnh con đê làng là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi làng quê Việt Nam và trong thơ của tác giả Anh Thơ.

Hình ảnh con “đê thẳm” gợi đến những con đường dài thăm thẳm, vắng vẻ và hiu quạnh.

Hình ảnh “không người đi vắng vẻ” thể hiện sự u uất của buổi trưa mùa hạ khi chính buổi trưa hè nóng bức và oi ả ấy đã khiến cho không một người nào muốn bước chân ra ngoài.

+ Biện pháp nhân hóa qua từ “giỡn nắng, đuổi nhau” đã khiến câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn=> gợi cho người đọc liên tưởng đến hình ảnh “lũ chuồn chuồn” đang vui đùa với nhau giữa cái nắng gay gắt của trưa hè.

+ Gieo vần, nhịp thơ, tính nhạc, giọng thơ, âm điệu trong thơ: các nhịp thơ 3/5, 3/2/3 cùng với nhịp thơ 5/3 đan xen lẫn nhau cũng đã tạo nên tính sinh động, hấp dẫn và mới mẻ cho đoạn thơ.

=> Nội dung của 2 dòng thơ đầu :Bức tranh trưa hè đến đây càng hiu quạnh hơn với tâm trạng suy tư của tác giả.

-Ý 2 ( Hai câu thơ sau khổ 3): Không gian tĩnh lặng được khuấy động bởi những âm thanh quen thuộc:

+ Không gian tĩnh lặng được khuấy động bởi những âm thanh quen thuộc. Đó là “tiếng nhạc đồng buồn tẻ” – một âm thanh vốn quen thuộc của những người lữ khách “cỡi ngựa” trên dải đê dài=> làm “xua ngay” đi cái vẻ tĩnh lặng của một buổi trưa hè oi ả.

+Danh từ “Tiếng nhạc” kết hợp với tính từ “buồn tẻ” đã gợi lên cái âm thanh âm buồn tĩnh lặng của một buổi trưa hè nắng nóng.=>Không gian mỗi lúc một vắng lặng và u uất hơn.

+ Gieo vần, nhịp thơ, tính nhạc, giọng thơ, âm điệu trong thơ: các nhịp thơ 3/5,

 

3/2/3 cùng với nhịp thơ 5/3 đan xen lẫn nhau cũng đã tạo nên tính sinh động, hấp dẫn và mới mẻ cho đoạn thơ.

+ Nghệ thuật vắt dòng giữa hai câu thơ cuối đã khiến cho cấu tứ bài thơ trở nên độc đáo hơn, đồng thời nó còn góp phần tô đậm hơn bức tranh trưa hè tĩnh lặng.

=> Nội dung của 2 dòng thơ sau: sự yên tĩnh và vắng vẻ chính là một trong những nét đặc trưng quen thuộc của mỗi làng quê Bắc Bộ. Và chính tác giả Anh Thơ đã thành công khắc họa nên bức tranh vắng vẻ, tĩnh lặng và yên ả ấy. Đó không phải là cái vắng vẻ của nỗi buồn chán mênh mông, mà là sự vắng vẻ rất đỗi yên bình và êm ả.

2.Về nghệ thuật:

-Gọi tên và nhận xét về thể thơ (biểu hiện, tác dụng, đánh giá): Bài thơ được viết bằng thể thơ tám chữ- một thể thơ vốn không còn xa lạ đối với mỗi thi nhân=> thông qua thể thơ này, nhà thơ như đã dẫn đường cho độc giả đến với những làng quê quen thuộc dân dã.

-Nhận xét về từ ngữ (kiểu từ ngữ nào chủ đạo; sáng tạo từ ngữ của tác giả như thế nào?): Ngôn ngữ thơ Anh Thơ không nghiêng về tính ước lệ hay tượng trưng, cũng chẳng hoa mĩ, cầu kỳ hay uyên bác, mà dân dã, gần gũi và quen thuộc đối với cuộc sống đời thường. Đó là thứ ngôn ngữ địa phương, là những lời ăn tiếng nói hàng ngày, chẳng hạn như từ “con đĩ”, “bắt chấy”…

-Nhận xét về biện pháp tu từ (chỉ ra các biện pháp tu từ? Biện pháp tu từ nào chủ đạo nhất của bài thơ? – phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chủ đạo đó và đánh giá về sáng tạo của tác giả): biện pháp nhân hóa qua “Lũ bướm vàng lơ đãng” hay “chuồn chuồn giỡn nắng, đuổi nhau bay”…=> khiến cho câu thơ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn và thể hiện được tài năng sáng tạo nghệ thuật của tác giả.

-Về âm điệu, nhịp điệu, gieo vần, tính nhạc…: Giọng thơ trong tác phẩm vừa dân dã, quen thuộc, nhẹ nhàng lại vừa gấp gáp, vui tươi.

=>Nhận xét về sáng tạo của nhà thơ về phương diện nghệ thuật; đóng góp của tác giả về phương diện nghệ thuật; trích 1 nhận định về nghệ thuật của thơ: Như vậy, nhà thơ đã thành công trong việc sáng tạo những hình thức nghệ thuật mới mẻ cho tác phẩm của mình=>Thành công diễn tả được nội dung và tư tưởng của tác phẩm.

 

3,0

3.Đánh giá:

Khái quát lại chủ đề của bài thơ (Bài thơ đã miêu tả điều gì? Thông qua đó tác giả muốn thể hiện thông điệp nào? Tác giả thể hiện những tình cảm, cảm xúc nào? Tình cảm, cảm xúc đó sẽ kết nối với người đọc ra sao?): Bài thơ đã thành công khắc họa bức tranh trưa hè yên bình và êm ả của một vùng quê Bắc Bộ=> tác giả đã thể hiện sâu sắc tình yêu mãnh liệt của mình đối với quê hương, đất nước=>Bài học thức tỉnh mỗi người về tình yêu quê hương, đất nước của mình.

-Đánh giá lại về sáng tạo nghệ thuật bằng 2-3 câu khái quát: Bài thơ chính là một sáng tạo độc đáo về hình thức nghệ thuật. Tuy chỉ là những thi liệu dân dã quen thuộc với đời thường, thế nhưng, thông qua đôi bàn tay sáng tạo của tác giả, tác phẩm như thấm đưỡm một vẻ đẹp hình thức mới.

2,0

 

-Đánh giá về vị trí, đóng góp của tác giả (về mảng đề tài, về ngôn ngữ,…): Như vậy, cùng với những sáng tạo đặc sắc về nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật trong bài thơ “Trưa hè”, nhà thơ Anh Thơ đã góp phần tạo nên sự mới mẻ cho đề tài viết về quê hương, đất nước.
d.Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm với bài làm mắc từ 5 lỗi trở lên.

0,25
e.Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận; diễn đạt mới mẻ.

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *