Đề văn HSG :Đánh giá nội dung, chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Ngày xuân” Anh Thơ

Đề thi khối 11

Câu 1 (8,0 điểm). Nghị luận xã hội

Đọc đoạn trích chia sẻ sau của nhà văn Nguyễn Quang Thiều:

“Trước kia, mỗi khi những ngày xuân cuối cùng ra đi, tôi lại gặp những điều kỳ lạ trong những ngày đổi mùa. Hầu như năm nào cũng vậy, trong những đêm đầu tiên của mùa hạ, tôi thường bị đánh thức lúc gần sáng bởi nghe thấy một cái gì đó thật mơ mồ nhưng rất quen thuộc.(…) Tiếng gì đó mát rượi như nước dưới đáy hồ và toả hương như từ những đám mây trên miền thiên thanh vô tận. Tôi nghe cái tiếng đó trong những đêm đầu hạ suốt 10 năm liền. Cuối cùng tôi nhận ra đó là tiếng của một mùa sen thức dậy từ đầm nước rộng lớn trước cửa nhà tôi. Có phải cái tiếng đó là tiếng thực không? Hay chỉ là sinh ra từ quyền uy của trí tưởng tượng. Hay trong mỗi con người chúng ta đều có một cái Tai thứ ba. Cái tai này ẩn sâu trong tiềm thức của chúng ta và thường mở ra để đón nhận những tiếng thiêng liêng và bí ẩn như tiếng của mùa sen thức dậy. Tôi biết rằng; chúng ta, ít nhất một lần trong đời, đã tỉnh giấc lúc gần sáng và nghe được một tiếng gì đó từa tựa như tiếng tôi đã nghe. Nhưng rồi chúng lại ngủ quên đi. Hay có thể nói cách khác là chúng ta lại bị những âm thanh thô thực của đời sống này nhấn chìm”.

(Trích Trong tiếng vọng những mùa sen đã chết,

Nguyễn Quang Thiều, https://nguyenquangthieu.wordpress.com/)

Anh/chị có suy nghĩ gì về những thanh âm thầm lặng mà con người có thể lắng nghe được.

Câu 2 (12,0 điểm). Nghị luận văn học

Viết một bài luận (khoảng 600 chữ) đánh giá nội dung, chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Ngày xuân” (Anh Thơ):

Trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng Lúa xanh đồng rợn sóng tận chân mây Vài con én liệng ngang trời lơ lửng, Từng lũ cò phấp phới đậu rồi bay.

 

Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội, Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh, Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói

Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình.

 

Cùng mấy cậu áo là, quần lụa mới Tập lê giầy như tập nhấc chân đi.

Trong khi gió ngang đường tung phấp phới Giải yếm đào cùng với giải khăn thi.

(thivien.net)

 

ĐÁP ÁN 

Câu 1.

CÂU Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
    Hình thức, kĩ năng 1,0
  1 Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội. 0,5
    Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn. 0,5
  2 Nội dung 7,0
  2.1 Giải thích 1,5
1   Những thanh âm thầm lặng: Những giá trị sâu kín của cuộc sống, ẩn

khuất trong từng sự vật nhỏ bé và giản dị của cuộc đời. Chúng mang vẻ

1,0
  đẹp dung dị, đơn sơ, nhưng lại là kết tinh của đất trời mà đôi lúc bị cuộc  
  sống bận rộn hiện đại vùi lấp mất.  
  Lắng nghe: Hoạt động này không mang nghĩa lắng tai nghe thông  
  thường, mà tác giả ở đây muốn nói về sự cảm nhận của con người. Ta  
  cần thực sự tĩnh tâm, dành lòng mình để ý đến những điều nhỏ bé của  
  cuộc sống thì mới nhìn ra được vẻ đẹp khuất lấp sau đó.  
  => Kết luận: Cuộc sống quanh ta còn rất nhiều vẻ đẹp, những giá trị, ý 0,5
  nghĩa đang bị vùi lấp bởi thực tại đầy những tiếng ồn. Chúng ta cần toàn  
  tâm lắng nghe, cảm nhận thì mới phát lộ được những điều ẩn giấu ấy.  
  2.2 Bàn luận 4,0
  A, *Tại sao ta cần lắng nghe những thanh âm thầm lặng của cuộc sống? 2,0
    – Xã hội hiện đại đang có sự dàn trải với rất nhiều giá trị khác nhau. Có  
    những điều tốt đẹp và cái xấu đan xen, nhưng với con người, những cái  
    đẹp đích thực thường bị khuất lấp đằng sau. Thể hiện ra ngoài xã hội  
    thường là những điều tiêu cực hoặc những vẻ đẹp chỉ mang tính hình  
    thức.  
    – Con người vốn không hoàn toàn là xấu, cái đẹp vẫn luôn tồn tại trong ta  
    và trong vạn vật. Vì vậy, dù ở bất cứ đâu, ta cũng sẽ tìm ra được những  
    gián trị đích thực đang bị ẩn giấu.  
    – Những giá trị ấy có thể là: lòng tốt, sự bao dung, vẻ đẹp của thiên nhiên,  
    cuộc sống, những điều có ý nghĩa lớn lao với con người,…  
    – Những giá trị ấy thường bị ẩn đi do tác động của cuộc đời, vì vậy, ta  
    cần cảm nhận nó một cách tâm huyết và kiên trì. Càng đi sâu vào cuộc  
    đời, ta sẽ càng nhận ra cuộc đời nhiệm màu và rất đẹp.  
    – Cái đẹp và giá trị đích thực mang lại rất nhiều ý nghĩa cho ta: Nó giúp  
    ta có thêm niềm tin vào cuộc sống, thêm yêu đời; ta kết nối được với cái  
    đẹp của những người xung quanh; đó còn là tiền đề để xây dựng nên một  
    cộng đồng phát triển, xã hội bền vững;… Từ đó, ta hiểu thêm về chính  
  B, mình, cuộc sống từ lúc này có thêm nhiều ý nghĩa khác…  
    (Chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp, thuyết phục)  
    *Làm thế nào để lắng nghe được những thanh âm thầm lặng của cuộc  

 

    sống?  

2,0

–   Cần nỗ lực và tự trau dồi bản thân. Muốn hiểu cuộc đời, trước hết phải có những nền tảng và sự cố gắng nhất định, nhờ đó ta có thể sống sâu sắc hơn. Ngoài ra, phải biết sống hết mình để phát huy hết thảy khả năng cảm nhận cuộc đời.

–   Sự nỗ lực thay đổi còn cần đi kèm với một tư tưởng rõ ràng, cần bảo vệ và giữ gìn những giá trị tốt đẹp ấy không chỉ cho hôm nay mà còn đến mãi thế hệ sau này.

(Chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp, thuyết phục)

2.3 Liên hệ, mở rộng 1,5
  –  Xung quanh chúng ta vẫn có những người sống vô tâm, không quan tâm đến những giá trị đích thực của cuộc sống, thậm chí bác bỏ nó mà tâng bốc những điều tiêu cực và phi thực. Chúng ta cần phê phán và có sự lí giải rõ ràng với họ về những ý nghĩa đích thực của cuộc đời, không nên để bị sa đà vào những suy nghĩ lệch lạc, sai trái.

–    Tuy nhiên, mặt chìm của thực tại vẫn có cả những điều xấu xa chứ không chỉ riêng cái tốt đẹp. Ta cần biết tự rành rọt giữa sự đối lập này, có một tư tưởng rõ ràng, xác đáng để không bị những điều bề ngoài làm lu mờ con mắt.

–    Xã hội hiện đại ngày nay yêu cầu con người không được sống quá “thật” để tồn tại và phát triển cao xa hơn. Nhưng những điều đó đều phải lấy nền tảng, và sẽ không thể chạm đến tầm cao của những giá trị đẹp đẽ đích thực, dung dị mà lớn lao của cuộc đời. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ

và giữ gìn những ý nghĩa ấy, góp phần giúp cuộc sống trở nên dễ dàng, hạnh phúc hơn với mọi người.

 
Tổng 8,0

 

Câu 2.

II   LÀM VĂN 12,0
    a.Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; Thân bài thực hiện các

yêu cầu của đề bài; Kết bài khẳng định vấn đề nghị luận.

0,25
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5
c.Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, phối hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm

các yêu cầu sau:

 
A.Mở bài:

-Lời dẫn: “ Trái tim nhà thơ không ngừng thổn thức, rung động trước những điều đẹp đẽ, đập liên hồi vì tình yêu rạo rực với thơ ca và chết đi nếu một ngày họ chẳng còn được sống chỉ để viết”.

-Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

0,5

 

    +Tác giả (2 thông tin): Anh Thơ tên khai sinh là Vương Kiều Ân, bút hiệu Tuyết Anh, là một trong những nhà thơ Việt Nam vĩ đại và tiêu biểu. Thơ của tác giả thường thiên về tả cảnh bình dị quen thuộc: bờ tre, con đò, bến sống, với những nét vẽ chân thực, tinh tế thấm đượm một chút tình quê đằm thắm pha chút bâng khuâng buồn của thơ mới.

+Tác phẩm (2 thông tin): Bài thơ “Ngày Xuân” của tác giả Anh Thơ thuộc Tập Bức Tranh Quê (1941), là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

-Giới thiệu nội dung và nghệ thuật chủ đạo của bài thơ (chỉ viết mỗi phương diện 1 ý), sau đó dẫn lược bài thơ: Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên làng quê nông thôn miền Bắc vào ngày xuân tươi đẹp, ấm áp. Bằng ngòi bút tinh tế và tài năng nghệ thuật, tác giả Anh Thơ đã xây dựng hình ảnh, giọng điệu duyên dáng, đậm chất trữ tình.

Trời hơi lạnh và nắng vàng hơi ửng (…)

Giải yếm đào cùng với giải khăn thi.

 
B.Thân bài:

1.Về phương diện nội dung, chủ đề:

5,0
a.Khổ 1 (Gọi tên nội dung khổ 1) & dẫn thơ: Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân ở làng quê nông thôn:

-Ý 1 (2 câu đầu khổ 1):

Trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng Lúa xanh đồng rợn sóng tận chân mây

+ Hình ảnh (hình ảnh gì? Tác dụng diễn tả điều gì? Có liên tưởng tới hình ảnh trong bài thơ khác giống như vậy không?):

Hình ảnh thơ quen thuộc “ trời, nắng” gợi khung cảnh bầu trời trong xanh cùng những tia nắng ấm áp, rực rỡ, gợi không gian đất trời tươi mới, thoáng đãng.

Hình ảnh thơ “ lúa xanh” gợi cách đồng lúa xanh rì rào, bát ngát trải rộng, bao la đến tận chân trời.

=>Không gian làng quê mênh mông, rộng lớn nhưng rất gần gũi, ấm áp, thanh bình.

+ Từ ngữ, cách kết hợp từ ngữ (từ ngữ gì? Tác dụng diễn tả điều gì? Có liên tưởng tới từ ngữ tương tự trong bài thơ khác không? Có cách kết hợp nào lạ không?):

Điệp ngữ “ hơi”: gợi cảm giác không chắc chắn, dường như tiết trời mùa xuân chỉ hơi hơi lạnh, một chút se se nhưng được sưởi ấm bởi những tia nắng vàng “ hơi” hửng. Có lẽ bức tranh thiên nhiên mùa xuân ở đây cái gì cũng chỉ có một ít, trời và nắng hòa quyện với nhau tạo thành không gian đẹp, thời tiết dễ chịu…

Chữ “rợn” là cảm giác ngỡ không tin được. Mùa xuân trong đôi mắt

 

 

    của thi sỹ thơ mới mang những nguồn sống mạnh mẽ, khỏe khoắn, không chỉ là đào, mai khoe nở, liễu xanh, khói biếc, cỏ non… mà xuân gần gũi hơn, hiện diện trong cuộc sống với trời xanh, nắng vàng,

+ Gieo vần, nhịp thơ, tính nhạc, giọng thơ, âm điệu trong thơ: Giọng điệu nhẹ nhàng

=>Nội dung của 2 dòng thơ đầu (Hai dòng thơ đầu đã diễn tả nội dung gì? Tác giả thể hiện tình cảm gì?): Hai câu thơ đã mở ra cảnh sắc thiên nhiên mang đậm hương vị làng quê: đó là một ngày trời xuân tươi đẹp, ấm áp, thoáng đãng, trên nền trời xanh dịu mát điểm xuyết những ánh nắng vàng rực rỡ xen lẫn màu xanh từ cánh đồng lúa bao la rộng lớn.

-Ý 2 (2 câu sau khổ 1):

Vài con én liệng ngang trời lơ lửng, Từng lũ cò phấp phới đậu rồi bay.

+ Hình ảnh (hình ảnh gì? Tác dụng diễn tả điều gì? Có liên tưởng tới hình ảnh trong bài thơ khác giống như vậy không?):

+++ Hình ảnh chim “ én”: Chim én là biểu tượng của mùa xuân, mùa hoa nở, cây đâm chồi nảy lộc. Vào mùa xuân có những đàn chim én bay về mang theo sức sống trào dâng, báo hiệu một năm mới rộn ràng, đầy hứa hẹn, là dấu hiệu kết thúc năm cũ. Chính vì thế mà mỗi khi thấy đàn chim én lượn bay trên bầu trời, ta biết mùa xuân đang về. Đây cũng là hình ảnh quen thuộc trong các bài thơ khi viết về mùa xuân.

+++ Hình ảnh “ lũ cò” đã tô đậm khung cảnh làng quê có những cánh cò trắng bay dập dờn, phấp phới lượn trên bầu trời, góp phần tạo nên vẻ đẹp và đặc trưng của bức tranh làng quê nông thôn.

 

+ Từ ngữ, cách kết hợp từ ngữ (từ ngữ gì? Tác dụng diễn tả điều gì? Có liên tưởng tới từ ngữ tương tự trong bài thơ khác không? Có cách kết hợp nào lạ không?):    Từ láy “ lơ lửng”, “ phấp phới”: gợi hình ảnh những con chim én bay nhẹ ở khoảng giữa lưng chừng, không bám, đậu vào đâu cả; những cánh cò bay lả bay la dập dờn trong gió.

=>Nội dung của 2 dòng thơ sau (Hai dòng thơ đầu đã diễn tả nội dung gì? Tác giả thể hiện tình cảm gì?): Như vậy, hai câu thơ sau cũng miêu tả khung cảnh làng quê nông thôn thanh bình. Cảnh xuân hiện lên với bao dáng vẻ: Khí trời hơi lạnh trong sắc vàng của nắng, sắc xanh của lúa, điểm xuyết trên nền bức tranh là cánh én chao liệng, lũ

cò phấp phới.

 
 

b.Khổ 2 (Gọi tên nội dung khổ 3) & dẫn thơ: Không giang làng quê gắn với khung cảnh lao động, sinh hoạt của người dân

các ý triển khai tương tự như khổ 1.

   

 

     

-Ý 1 ( 2 câu đầu):

Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội, Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh,

+ Hình ảnh (hình ảnh gì? Tác dụng diễn tả điều gì? Có liên tưởng tới hình ảnh trong bài thơ khác giống như vậy không?):

Không gian trên đã làm nền cho sự xuất hiện của đám người đi trẩy hội ven sông, ven đê mang nếp sống phong tục cổ truyền miền Bắc.

Hình ảnh thơ “ bà già lần hạt nhẩm cầu kinh” đã gợi ra nếp sống, phong tục của người dân nơi đây, những người khi đến tuổi già họ thường tụng kinh cúng phật, cầu cho những điều tốt đẹp, an lành đến với mình cũng như những người thân xung quanh

-Ý 2 ( 2 câu sau):

Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói

Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình.

+ Hình ảnh (hình ảnh gì? Tác dụng diễn tả điều gì? Có liên tưởng tới hình ảnh trong bài thơ khác giống như vậy không?):

Đó là hình ảnh những cô gái quê mang đậm chất dyên dáng, hồn hậu.Mùa xuân là mùa của tình yêu, của hạnh phúc và ta bắt gặp niềm hạnh phúc đang trào dâng trên nét mặt của những cô gái quê, từ nụ cười cho đến ánh mắt, đến hàm răng đen nhánh. “ Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình”

Được sinh ra và nuôi dưỡng từ cái nôi của văn hóa dân gian, nhà thơ mang trong tâm hồn mình dòng chảy của mạch nguồn văn hóa. Chính vì vậy, ta bắt gặp hình ảnh trong bài thơ hình ảnh con người lưu giữ những nét đẹp xưa “ hàm răng đen nhánh”.

=>Nội dung của 2 dòng thơ sau: Khổ thơ đã có sự xuất hiện của hình ảnh con người, đó là cuộc sống sinh hoạt vui tươi, những nét đẹp truyền thống văn hóa, phong tục tập quán mang đậm chất nông thôn

của người dân nơi làng quê thanh bình.

 
c.Khổ 3 (Gọi tên nội dung khổ 3) & dẫn thơ:

các ý triển khai tương tự như khổ 1.

Cùng mấy cậu áo là, quần lụa mới Tập lê giầy như tập nhấc chân đi.

Trong khi gió ngang đường tung phấp phới Giải yếm đào cùng với giải khăn thi.

+ Hình ảnh (hình ảnh gì? Tác dụng diễn tả điều gì? Có liên tưởng tới hình ảnh trong bài thơ khác giống như vậy không?):

Hình ảnh “ áo là”, “ quần lụa mới”: mỗi khi Tết đến Xuân về, người người nhà nhà đều sắm sửa cho mình những bộ quần áo mới để du

xuân. Áo thì được là phẳng tắp, quần lụa thì mua mới tinh,… Đó là những trang phục truyền thống của người dân Việt Nam, nhất là ở khu

   

 

    vực miền quê nông thôn, mang đậm chất mộc mạc, giản dị.

Hình ảnh “ giải yếm đào”: hình ảnh quen thuộc với mỗi người phụ nữ ở nông thôn, cũng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong văn học, đặc biệt là ca dao

Hình ảnh nam thanh, nữ tú (hai câu cuối) vui vẻ, rộn ràng đi trẩy hội mùa xuân cùng câu hát huê tình, câu đối ngày tết…

=>Nội dung khổ 3: Khổ thơ nhấn mạnh, tô đậm những nét đẹp văn hóa truyền thống đẹp dẽ của dân tộc. Qua đây, nhà thơ ca ngợi và thể hiện tình cảm yêu quý, trân trọng những vẻ đẹp của quê hương, những

giá trị tốt đẹp ấy.

 
 
2.Về nghệ thuật:

-Gọi tên và nhận xét về thể thơ (biểu hiện, tác dụng, đánh giá): Thể thơ 8 chữ

-Nhận xét về từ ngữ (kiểu từ ngữ nào chủ đạo; sáng tạo từ ngữ của tác giả như thế nào?): Từ ngữ bình dị, mộc mạc, đơn sơ, gần gũi với ngôn ngữ đời sống

-Nhận xét về biện pháp tu từ (chỉ ra các biện pháp tu từ? Biện pháp tu từ nào chủ đạo nhất của bài thơ? – phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chủ đạo đó và đánh giá về sáng tạo của tác giả): Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt, độc đáo, sinh động: phép liệt, nghệ thuật phối màu sắc …Hình ảnh thơ đẹp, giản dị, gần gũi với đời sống nông thôn, và đó cũng là thi liệu quen thuộc trong thi ca.

-Về âm điệu, nhịp điệu, gieo vần, tính nhạc: Giọng điệu nhịp nhàng

=>Nhận xét về sáng tạo của nhà thơ về phương diện nghệ thuật; đóng góp của tác giả về phương diện nghệ thuật; trích 1 nhận định về nghệ thuật của thơ: “Những chiếc bình đẹp nhất/ Nặn từ đất bình thường/ Như câu thơ đẹp nhất/ Từ những chữ bình thường…” ( Raxum

Gamzatop)

3,0
3.Đánh giá:

Khái quát lại chủ đề của bài thơ (Bài thơ đã miêu tả điều gì? Thông qua đó tác giả muốn thể hiện thông điệp nào? Tác giả thể hiện những tình cảm, cảm xúc nào? Tình cảm, cảm xúc đó sẽ kết nối với người đọc ra sao?):

Bài thơ vẽ ra bức tranh thiên nhiên mùa xuân nơi làng quê nông thôn rất tươi đẹp, thanh bình, ấm áp. Đồng thời tác phẩm cũng gợi nhắc về những truyền thống văn hóa tốt đẹp, đầy giá trị của dân tộc. Qua đó, nhà thơ thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu làng quê thiên nhiên đất trời. Hơn nữa đó còn là lời ca ngợi và thông điệp về việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

-Đánh giá lại về sáng tạo nghệ thuật bằng 2-3 câu khái quát: Vẻ đẹp của những bức tranh xuân trong trang thơ nữ sĩ là sự kết tinh từ năng

2,0

 

    lực quan sát, sự rung động tế vi cùng niềm khát khao giao hòa, giao cảm với cảnh vật, đất trời và tình yêu quê hương đằm thắm gửi vào từng hình ảnh, giọng điệu của một hồn thơ duyên dáng, đậm chất nữ tính.

-Đánh giá về vị trí, đóng góp của tác giả (về mảng đề tài, về ngôn ngữ,…): Nhà thơ đã đóng góp vào kho tàng thơ ca mùa xuân một tác

phẩm đặc sắc, khẳng định phong cách sáng tác và thể hiện cái tôi trữ tình cá nhân.

 
  d.Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm với bài làm mắc từ 5 lỗi trở lên.

0,25
e.Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận; diễn đạt mới mẻ.

0,5

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *