Nghị luận xã hội Câu chuyện về những chú ếch, chân lí sáng tạo của người nghệ sĩ

Đề thi khối 12

  ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI

 Câu 1. Nghị luận xã hội (8,0 điểm)

                                  Câu chuyện về những chú ếch

Vào một buổi sáng đẹp trời nọ, một bầy ếch rủ nhau vào rừng dạo chơi. Do bất cẩn hai chú ếch chẳng may bị trượt chân rơi xuống một cái hố sâu. Trong tình thế hiểm nguy, những chú ếch trong bầy vội đến bên miệng hố để tìm cách ứng cứu. Thế nhưng, sau khi tìm đủ mọi cách, chúng thấy cái hố quá sâu để có thể cứu hai chú ếch xấu số. Cả bầy tuyệt vọng nói với hai chú ếch xấu số biết sự thật phũ phàng này và bảo hai chú chỉ còn biết chờ đợi cái chết mà thôi.

Bỏ ngoài tai những lời bình luận đó, hai chú ếch cố hết sức nhảy lên khỏi miệng hố. Nhưng thay vì động viên cổ vũ, những con ếch kia lại khuyên hai chú đừng nên phí sức mà hãy sớm chấp nhận số phận của mình. Sau những nỗ lực không thu lại kết quả, một chú nghe theo lời khuyên của bầy ếch trên bờ, bỏ cuộc và ngã lăn ra chết trong sự tuyệt vọng.

Trong khi đó, chú ếch còn lại tiếp tục nhảy. Mặc dù bầy ếch không ngừng lặp lại lời khuyên trước đó nhưng chú không hề từ bỏ nỗ lực của mình và vẫn tiếp tục nhảy mạnh hơn. Cuối cùng chú cũng lên được bờ. Lúc này cả bầy ếch vây quanh và hỏi: “Anh không nghe thấy những gì chúng tôi nói à?”. Thì ra chú ếch này bị nặng tai. Chú tưởng cả bầy ếch đang động viên chú trong suốt thời gian qua.

(Theo Quà tặng cuộc sống –  NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)

Anh/ chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện trên?

Câu 2. Nghị luận văn học (12,0 điểm)

“Nghệ sĩ đích thực ở một phương diện nào đó chính là một kiểu Jesus về tinh thần. Anh ta phải đau nỗi đau của xã hội, của đời người để từ đó cất tiếng nói diễn đạt nỗi đau chung của nhân loại…”                                                   (Theo Lê Ngọc Trà, Lý luận và văn học)

Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.

  HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

 

CÂU Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
 

 

 

 

 

1

 

1 Hình thức, kỹ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội  
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn 7,0
2 Nội dung  
2.1 Giải thích  
– Tóm tắt thật ngắn gọn câu chuyện: Hai chú ếch bị rơi xuống hố sâu, bầy ếch trên bờ đã không động viên cổ vũ mà còn khuyên hai chú ếch bỏ cuộc. Một trong hai chú ếch nghe theo lời khuyên ấy và đã chết trong tuyệt vọng. Chú ếch còn lại – bị nặng tai đã nỗ lực hết sức và thoát nạn vì chú tưởng bầy ếch đang cổ vũ động viên mình.

– Mượn câu chuyện trên, tác giả cho thấy sức mạnh của lời nói và ý nghĩa của sự nỗ lực.Trong cuộc sống mỗi lời nói của chúng ta đều có một sức mạnh vô hình. Một lời động viên khích lệ có thể thành động lực giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Nhưng có thể có những lời nói giết chết một người trong tình thế tuyệt vọng. Do đó, hãy cẩn thận với những gì mình nói.

 
2.2 Bàn luận  
  – Cuộc sống có muôn vàn khó khăn thử thách, cuộc đời có muôn vàn cảnh ngộ. Có rất nhiều những con người rơi vào tình cảnh khó khăn, họ rất cần sự giúp đỡ của đồng loại.

– Có rất nhiều cách để giúp đỡ người khác và những lời nói có khi lại có sức mạnh kì diệu hơn mọi vật chất trên đời. Một lời động viên khích lệ chân thành, đúng lúc sẽ có khả năng giúp người khác vượt qua nỗi tự ti để tự tin hơn trong cuộc sống, giúp những con người không dám hi vọng sẽ có khát vọng để thành công… thậm chí một lời động viên còn cứu sống được một con người.

– Những lời động viên khích lệ là biểu hiện cho văn hóa giao tiếp tốt đẹp của con người. Nó xuất phát từ lòng tốt, sự bao dung và đồng cảm của người với người trong xã hội.

– Những lời nói ác ý, không thiện chí – “những lời nói có gai” sẽ làm tổn thương tới người khác, có thể thui chột những ước mơ, sẽ gây nên những mâu thuẫn, làm hủy hoại sự nghiệp của người khác, thậm chí dẫn họ đến cái chết. Không biết động viên khích lệ người khác hoặc nói những lời ác ý là biểu hiện của lòng ích kỉ và sự vô cảm, dửng dưng trước đồng loại.

– Việc nói những lời động viên khích lệ một cách chân thành và đúng lúc sẽ đem lại hiệu quả thiết thực. Còn sự động viên khích lệ gượng ép, giả tạo, không phù hợp sẽ không đem lại kết quả.

– Học sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp.

 
  Liên hệ, mở rộng  
  – Bên cạnh những người luôn biết quan tâm, chia sẻ, biết động viên người khác còn có những người dửng dưng vô cảm trước cảnh ngộ xung quanh. Những con người ấy thật đáng phê phán.

– Mỗi con người hãy sẵn sàng chia sẻ với người khác bằng những lời nói mang tính khích lệ, xây dựng để họ có thêm niềm tin ở cuộc sống.

– Những lời khích lệ là động lực góp phần giúp con người vươn lên trong cuộc sống, đi tới thành công. Nhưng để thành công và sống tốt đẹp hơn con người phải dựa vào nghị lực của chính mình.

 

 

 

 

 

 

 

 
Tổng điểm câu 1 8,0
 

 

 

 

 

2

 

1 Hình thức, kỹ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận văn học  
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn 11,0
2 Nội dung  
2.1 Giải thích  
– “Nghệ sĩ đích thực”: là nghệ sĩ lớn có tài năng, có phong cách và có nhưng sáng tác giá trị.

– “kiểu Jesus về tinh thần”: người truyền đạo, được coi là Đức chúa với cuộc đời chịu nhiều nỗi đau bị nạn đóng đinh trên cây thánh giá.

– “Anh ta phải đau nỗi đau của xã hội, của đời người để từ đó cất tiếng nói diễn đạt nỗi đau chung của nhân loại…”: nỗi đau đời là một trong những nét đặc trưng cơ bản nhất của tâm hồn nghệ sĩ

=> Câu nói là sự khẳng định chân lý trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ: người nghệ sĩ có tài năng nhất định phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy, giàu xúc cảm đối với những đau khổ của kiếp người.

 
2.2 Bàn luận  
  – Khổ đau và khó nhọc chiếm một nửa kiếp người. Nỗi đau vì vậy dễ trở thành ngôn ngữ chung của nhân loại.

– Nỗi đau đời là một trong những nét đặc trưng cơ bản nhất của tâm hồn nghệ sĩ. Người đời vẫn coi nhà văn như kẻ thương vay khóc mướn. Nghệ sĩ khác đời ở chỗ, người ta khổ anh ta khổ hai.

– Nghệ thuật đòi hỏi cả khả năng và tâm hồn, cả sự thông minh và lòng trắc ẩn, cả cảm  xúc và sự chiêm nghiệm vượt lên trên thời gian, lịch sử.

– Người nghệ sĩ phải đưa tâm hồn ra hứng chịu nỗi đau của cuộc đời, phải nếm trải cả nỗi đắng cay mỗi lần thất bại, anh ta có những giọt nước mắt mà người thường không thấy có những vết thương mà người thường không phải chịu.

– Học sinh lựa chọn ngữ liệu để chứng minh làm sáng tỏ vấn đề, trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có tính thuyết phục và làm rõ được luận đề; có những kiến giải sâu sắc. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ kết hợp dẫn chứng hợp lí để làm sáng tỏ.

 
  Mở rộng  
  – Khẳng định ý kiến trên đúng đắn, sâu sắc, là chân lí trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng.

– Ý kiến trên góp phần định hướng cho người đọc khám phá và lĩnh hội giá trị nhân đạo- nỗi đau cuộc đời của nhà văn trong  quá trình tiếp nhận văn học.

 
 
  Tổng điểm câu 2 12,0
Tổng điểm toàn bài (1 + 2) 20,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *