Viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về một loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.

Đề thi khối 11

Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

(1)     Duy chỉ còn có mùa thu tồn tại, nhưng đến cái buồn se sắt, đẹp não nùng của Bắc Việt thân yêu cũng lại biệt mù tăm tích, không biết đến bao giờ lại được nghe thấy hơi may về với hoa vàng, không biết đến bao giờ mới lại được thấy lá ngô đồng rụng xuống giếng thu, nửa đêm thả một lá thuyền con đi mua rượu sen Tây Hồ về uống mà cũng không biết đến bao giờ mới lại được cùng với người vợ tấm mắn ăn mấy con ốc nhồi thịt thăn, miến, mộc nhĩ hấp với lá gừng trông trăng trong khi thỉnh thoảng ở đàng xa lại vọng lại những tiếng hát chèo, tiếng rước sư tử, tiếng trống quân thùng thình!

(2)     Mùa thu ở Bắc Việt xa xưa ơi, ta buồn da diết khi nghĩ đến kiếp chúng sinh hệ lụy trong biển trầm luân nhưng ta không thể không cảm ơn trời phật đã cho người Bắc đau khổ triền miên một mùa thu xanh mơ mộng diễm tình đến thế. Mộng từ ngọn gió, cánh hoa mộng đi, mộng từ tiếng nhận về én đi mà mộng lại, mộng từ bông sen tàn tạ trong đầm mà mộng lên, mộng từ sắc ố quan hà mà mộng xuống.

(3)     Quái lạ là cái mùa kỳ diệu: tự nhiên trời chỉ đổi màu, gió chỉ thay chiều làm rụng một cái lá ngô đồng thế là bao nhiêu cảnh vật đều nhuộm một màu tê tái, làm cho lòng người đa cảm tự nhiên thấy se sắt, tư lường. Thế là trời đất cỏ cây tự nhiên hiện ra dưới một lăng kính mới: trăng sáng đẹp là thế cũng hoá ra buồn, trời bát ngát yêu thương như thế mà cũng hoá ra tê tái sông nước đẹp mông mênh như thế mà cũng ra đìu hiu lạnh.

(Trích Thương nhớ mười hai- Bằng Việt)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Chỉ ra những hình ảnh, âm thanh của mùa thu được tác giả nhắc đến trong đoạn văn thứ (1)?

Câu 2: Tâm trạng con người trong mùa thu được thể hiện qua những từ ngữ nào trong đoạn văn?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau Mộng từ ngọn gió, cánh hoa mộng đi, mộng từ tiếng nhạn về én đi mà mộng lại, mộng từ bông sen tàn tạ trong đầm mà mộng lên, mộng từ sắc ố quan hà mà mộng xuống.”

Câu 4: Nhận xét về tình cảm của nhà văn với mùa thu Bắc Việt?

Câu 5:  Nêu cảm nhận của anh/chị về mùa thu Bắc Việt qua đoạn văn? (Trả lời bằng một đoạn văn từ 5-7 câu).

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về một loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

ĐỌC – HIỂU

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Những âm thanh, hình ảnh về mùa thu được tác giả nhắc đến trong đoạn văn thứ (1):

–         Hình ảnh: hơi may về với hoa vàng, lá ngô đồng rụng xuống giếng thu.

–         Âm thanh: tiếng hát chèo, tiếng rước sư tử, tiếng trống quân thùng thình.

 
2 Tâm trạng con người trong mùa thu được thể hiện qua những từ ngữ trong đoạn văn: buồn da diết, đau khổ triền miên, se sắt, tư lường, buồn, tê tái..

 

 
3  Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau Mộng từ ngọn gió, cánh hoa mộng đi, mộng từ tiếng nhạn về én đi mà mộng lại, mộng từ bông sen tàn tạ trong đầm mà mộng lên, mộng từ sắc ố quan hà mà mộng xuống.”

–         Biện pháp tu từ điệp: “ mộng”/ “mộng từ”

–         Tác dụng:

+ Nhấn mạnh về một mùa thu đẹp, diễm lệ với gió, hoa, tiếng chim… gợi nhiều cảm xúc trong lòng nhà văn.

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn.

+ Nhà văn yêu tha thiết mùa thu Bắc Việt.

 
4 Nhận xét về tình cảm của nhà văn với mùa thu Bắc Việt:

-Yêu thiên nhiên thơ mộng của mùa thu Bắc Việt đẹp nao lòng, buồn da diết.

-Đó là tình yêu với quê hương, đất nước của nhà văn.

 

 
5 Hướng dẫn chấm:

Nêu cảm nhận của anh/chị về mùa thu Bắc Việt qua đoạn văn? (Trả lời bằng một đoạn văn từ 5-7 câu).

-Học sinh trả lời theo quan điểm cá nhân, có thể dựa vào một số gợi ý sau:

Về nội dung:

+ Mùa thu Bắc Việt đẹp mà buồn

+Yêu thiên nhiên, yêu đất nước, con người …

Về hình thức:  viết thành một đoạn văn.

 
  1. LÀM VĂN
II   VIẾT 6,0
    Hãy viết một bài văn thuyết minh (khoảng 600 chữ) thuyết minh về một loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.  
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Văn thuyết minh

 
b. Xác định đúng vấn đề: thuyết minh về một loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.  
*Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo hình thức, dung lượng bài văn; diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…Học sinh có thể trình bày bài văn theo các cách hợp lí.

*Yêu cầu về nội dung:

– Nêu đúng vấn đề , kiểu bài: thuyết minh về một loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng

* 1. Mở bài:

– Giới thiệu về loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng: Tê giác đen.

– Lý do vì sao hiện nay loài tê giác đen có nguy cơ tuyệt chủng.

* 2. Thân bài:

 *Khái quát chung về loài tê giác đen:

Nguồn gốc: là một loài động vật có vú thuộc bộ guốc lẻ sinh sống tại các khu vực miền đông và trung châu Phi.

Thức ăn: thuộcloài động vật ăn cỏ chuyên ăn các loại lá cây, cành và chồi non, hoa quả và các loại cây bụi có gai.

-Tình trạng: nằm trong danh sách các động vật đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp do sự săn bắn trộm thái quá để lấy sừng của chúng, được sử dụng chủ yếu để làm cán dao găm (như là một biểu tượng cho sự giàu có ở nhiều quốc gia).

* Đặc trưng:

– Tê giác đen trưởng thành cao khoảng 1,5 mét tính từ vai và dài khoảng 3-3,65 mét  , có cân nặng khoảng 450 đến 1360 kg,  với con cái nhỏ và nhẹ hơn.

– Màu da của chúng phụ thuộc nhiều vào các điều kiện đất đai khu vực sinh sống và thói quen đầm mình dưới nước của chúng hơn bất kỳ các điều khác, vì thế nhiều tê giác đen trên thực tế không có màu da đen.

– Tê giác đen nhỏ hơn tê giác trắng và có môi trên nhọn có thể cầm nắm được, được chúng dùng để ăn lá và cành non.

– Tê giác đen không có bướu trên vai.

– Các cá thể trưởng thành thường sống riêng lẻ trong tự nhiên nhưng sẽ cặp đôi trong mùa giao phối, với con cái đi cùng với con của nó trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Đôi khi, các con mẹ và các con (con cái) của chúng có thể tạo ra các nhóm nhỏ.

* Sự thích nghi với môi trường bên ngoài:

– Các lớp da dày bảo vệ chúng khỏi gai và các loại cỏ, lá cây sắc.

– Bàn chân của chúng là lớp đệm dày để hấp thụ các loại sốc.

– Môi trên được thích ứng với việc nắm giữ và túm lấy các vật thể nhằm hỗ trợ việc tìm kiếm lá cây và các loại thức ăn khác.

– Tai lớn có thể xoay để định hướng nguồn âm thanh.

– Mũi to và khứu giác tốt giúp chúng phát hiện ra các kẻ thù.

– Hai chiếc sừng ghê gớm được sử dụng để phòng thủ và đe dọa.

   * Phân loài: Có 4 loài tê giác đen:

– Tê giác đen Trung Nam: là loài đông nhất về số lượng, chúng đã từng phân bố rộng rãi từ khắp vùng lãnh thổ đông nam châu Phi đến lãnh thổ phía bắc và phía đông châu Phi.

– Tê giác đen Tây Nam: là phân loài thích hợp nhất với các điều kiện khô cằn và bán khô cằn ở xavan của miền tây và miền nam Nam Phi.

– Tê giác đen Đông Phi: phân loài này có lịch sử phân bố từ miền nam lãnh thổ sừng châu Phi xuống tới miền đông châu Phi. Ngày nay, phạm vi phân bố của chúng bị giới hạn chủ yếu trong vùng Tanzania.

– Tê giác đen Tây Phi: là phân loài hiếm và nguy cấp nhất. Trong lịch sử, chúng đã từng sinh sống ở khắp các xavan Tây Phi. Cuối cùng chỉ còn vài cá thể sống sót ở miền bắc Cameroon. Vào 10 tháng 11 năm 2011, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế thông báo rằng phân loài này đã tuyệt chủng.

   * Lợi ích của tê giác đen:

– Theo y học cổ truyền, sừng tê giác có vị mặn, đắng, chua, tính hàn, không độc, giải các nhiệt độc, trị nhọt lở, cổ trướng, bệnh mất máu, phong cuồng, sốt rét và ôn dịch.

– Làm giảm các loại cây thân gỗ từ đó tạo ra không gian cho các loại cỏ phát triển.

– Cân bằng các loài thú ăn cỏ và thú ăn thịt.

– Chống cháy rừng.

   * Lý do loài tê giác đen tuyệt chủng:

– Bị săn bắt để lấy sừng làm đồ trang sức, chuỗi hạt, vòng đeo tay, vòng cổ và bột.

– Bị săn bắt trộm làm số lượng sụt giảm nhanh chóng.

– Nhu cầu tiêu thụ làm thúc đẩy việc săn bắt.

3. Kết bài:

– Khái quát lại ý nghĩa của tê giác đen.

– Rút ra bài học cho bản thân và đưa ra lời khuyên.

 
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được các ý rõ ràng, mạch lạc.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai các phương diện thuyết minh của tác phẩm văn học.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 
đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

 
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

 
Tổng điểm  

 Bài viết tham khảo:

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), hiện nay có khoảng 8500 loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Trong đó không thể không kể đến đó là loài Tê giác đen. Nhờ có chiếc sừng quý giá có thể làm thuốc, cán dao hay đồ trang trí, hay vì chúng có giá trị kinh tế rất cao, là vật tượng trưng cho sự giàu có, xa xỉ của rất nhiều quốc gia nên Tê giác đen đã và đang bị săn bắn, buôn bán trái phép và mất đi sinh cảnh sống. Vậy Tê giác đen cụ thể là loài động vật như thế nào?

Tê giác đen là một loài động vật có vú thuộc bộ guốc lẻ sinh sống tại các khu vực miền đông và trung châu Phi. Chúng là một loài động vật ăn cỏ chuyên ăn các loại lá cây, cành và chồi non, hoa quả và các loại cây bụi có gai.Tê giác đen nằm trong danh sách các động vật đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp do sự săn bắn trộm thái quá để lấy sừng của chúng, được sử dụng chủ yếu để làm cán dao găm (như là một biểu tượng cho sự giàu có ở nhiều quốc gia) mạnh mẽ và cứng cáp.

Tê giác đen lúc trưởng thành cao khoảng 1,5 mét tính từ vai và dài khoảng 3-3,65 mét  , có cân nặng khoảng 450 đến 1360 kg, với con cái nhỏ và nhẹ hơn. Hai sừng trêu đầu là keratin với sừng phía trước lớn hơn và cao tới 71 cm. Thỉnh thoảng còn có cá thể có sừng thứ ba nhỏ hơn. Màu da của chúng phụ thuộc nhiều vào các điều kiện đất đai khu vực sinh sống và thói quen đầm mình dưới nước của chúng hơn bất kỳ các điều khác, vì thế nhiều tê giác đen trên thực tế không có màu da đen. Mỗi con một vẻ khác, Tê giác đen nhỏ hơn tê giác trắng và có môi trên nhọn có thể cầm nắm được, được chúng dùng để ăn lá và cành non. Sự khác biệt khi ta gặp một con tê giác để biết đó là tê giác đen là không có bướu trên vai. Các cá thể trưởng thành thường sống riêng lẻ trong tự nhiên nhưng sẽ cặp đôi trong mùa giao phối, với con cái đi cùng với con của nó trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Đôi khi, các con mẹ và các con (con cái) của chúng có thể tạo ra các nhóm nhỏ.

Nhờ những lợi thế về cơ thể, Tê giác đen đã thích nghi với môi trường sống của chúng rất thuận tiện. Chính nhờ các đặc trưng riêng của loài động vật này, những lớp da dày bảo vệ chúng khỏi gai và các loại cỏ, lá cây sắc. Bàn chân của chúng là lớp đệm dày để hấp thụ các loại sốc. Môi trên được thích ứng với việc nắm giữ và túm lấy các vật thể nhằm hỗ trợ việc tìm kiếm lá cây và các loại thức ăn khác. Đôi tai lớn có thể xoay để định hướng nguồn âm thanh. Mũi to và khứu giác tốt giúp chúng phát hiện ra các kẻ thù. Hai chiếc sừng ghê gớm được sử dụng để phòng thủ và đe dọa.

Chủng loài Tê giác đen khá đa dạng, dựa vào khu vực sinh sống mà được chia ra làm bốn loại. Thứ nhất là loài Tê giác đen Trung Nam: là loài đông nhất về số lượng, chúng đã từng phân bố rộng rãi từ khắp vùng lãnh thổ đông nam châu Phi đến lãnh thổ phía bắc và phía đông châu Phi. Thứ hai là loài Tê giác đen Tây Nam: là phân loài thích hợp nhất với các điều kiện khô cằn và bán khô cằn ở xavan của miền tây và miền nam Nam Phi. Thứ ba là loài Tê giác đen Đông Phi: phân loài này có lịch sử phân bố từ miền nam lãnh thổ sừng châu Phi xuống tới miền đông châu Phi. Ngày nay, phạm vi phân bố của chúng bị giới hạn chủ yếu trong vùng Tanzania. Thứ ba là loài Tê giác đen Tây Phi: là phân loài hiếm và nguy cấp nhất. Trong lịch sử, chúng đã từng sinh sống ở khắp các xavan Tây Phi. Cuối cùng chỉ còn vài cá thể sống sót ở miền bắc Cameroon.

Thức ăn của Tê giác đen chủ yếu là các loại lá cây, cành, chồi non, hoa quả và các loại cây bụi có gai. Thức ăn này của chúng góp phần làm giảm các loại cây thân gỗ và kết quả là tạo ra nhiều không gian cho các loại cỏ phát triển, đem lại lợi ích cho các động vật khác. Như làn da của chúng là nơi sinh sống và ẩn náu của nhiều loại động vật ký sinh – là thức ăn của các loài chim như diệc bạch, là loài chim sống cùng với tê giác.

Tê giác đen mang lại nhiều lợi ích. Theo y học cổ truyền, sừng tê giác có vị mặn, đắng, chua, tính hàn, không độc, giải các nhiệt độc, trị nhọt lở, cổ trướng, bệnh mất máu, phong cuồng, sốt rét và ôn dịch. Làm giảm các loại cây thân gỗ từ đó tạo ra không gian cho các loại cỏ phát triển. Cân bằng các loài thú ăn cỏ và thú ăn thịt. Ngoài ra loài đông vật này còn giúp chống cháy rừng. Có thể nói Tê giác là một nhà phòng cháy chữa cháy kiệt xuất. Chúng có khả năng phát hiện đám cháy cực nhanh và chạy đến dập tắt đám cháy đó. Những người trong giới thượng lưu cũng thường hay tìm kiếm những đồ vật làm từ sừng của tê giác, bởi đó là vật tượng trưng cho sự giàu có của nhiều quốc gia trên thế giới.

Vì mang lại nhiều lợi ích và giá trị cao loài Tê giác đen là loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng, nằm trong diện cực kì nguy cấp của Sách đỏ IUCN. Hiện nay, loài động vật này bị săn bắt để lấy sừng làm đồ trang sức, chuỗi hạt, vòng đeo tay, vòng cổ hay cán dao, hay thuốc trong Đông y cổ truyền. Chúng còn bị săn bắt trái phép làm số lượng sụt giảm nhanh chóng. Nhu cầu tiêu thụ và giá trị kinh tế rất cao đã làm thúc đẩy việc săn bắt và buôn bán trái phép khiến Tê giác đen ngoài hoang dã sụt giảm nghiêm trọng. Như tiến sĩ  A. Christy Williams đã chia sẻ rằng: “Loài tê giác trên thế giới đang bị những kẻ săn trộm, thương nhân và người tiêu dùng tấn công để lấy sừng. Hiện chỉ còn lại một vài quần thể nhỏ tê giác Ja-va và Su-ma-tra, loài động vật thời tiền sử này có nguy cơ biến mất vĩnh viễn nếu như không có các biện pháp để gia tăng số lượng các cá thể, ngăn chặn việc săn bắn trộm và buôn bán bất hợp pháp sừng tê giác”.

Để tránh loài Tê giác đen tuyệt chủng vĩnh viễn mỗi cá nhân và cả thế giới cần đưa ra các biệp pháp bảo tồn nghiêm ngặt. Năm 2020, Nepal đã kỷ niệm một năm không xảy ra một vụ săn bắn tê giác nào. Đó là thành quả to lớn của việc thực hiện các biện pháp tăng cường việc thực thi pháp luật với sự hỗ trợ của WWF. Các công viên phục vụ giải trí được mọc lên kèm theo đó có việc làm hữu ích để có thể chăm sóc các cá thể Tê giác đen. Bên cạnh, loài Tê giác đen, chúng ta cũng cần chú ý đến các loài có nguy cơ tuyệt chủng khác. Để các động vật có môi trường sống thuận lợi nhất và hệ sinh thái không bị tổn hại.

Tóm lại, bất cứ loài vật nào cũng có lợi ích riêng, giá trị riêng nên cần quan tâm, nhất là những loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng. Chính nhờ những loài vật đó mà chúng ta đã cảm thấy hệ sinh thái xung quanh chúng ta rất phong phú và đa dạng. Loài Tê giác đen đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, do vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ, có những giải pháp đâu tranh, tuyên truyền về những quy định bảo vệ loài vật này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *