Đề HSG Văn chương nghệ thuật cũng là một cuộc chơi thượng hạng

Đề thi khối 11
ĐỀ LUYỆN 02

“Ham chơi không phải là lười biếng. Ham chơi là cách sống đạt đạo của con người đã nhìn thấy từ lâu bản chất phù hư của thế giới. Ham chơi là văn hóa gốc của người Việt. Văn chương nghệ thuật cũng là một cuộc chơi thượng hạng”

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Theo báo Văn học Và Tuổi trẻ số 3/ 2020, tr.7)

Anh/ chị hiểu thế nào là “cuộc chơi thượng hạng của văn chương”. Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 GỢI Ý

MỞ BÀI

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Đặc trưng của văn học.

– Trích dẫn ý kiến.

THÂN BÀI

Giải thích:

– Văn chương là “một cuộc chơi” của văn chương tính chất vô tư, không vụ lợi, hướng đến giá trị tinh thần, tính chất giao lưu, đối thoại – nơi con người có thể khám phá vẻ đẹp, ý nghĩa cuộc sống và thể hiện trọn vẹn chính mình.

– Văn chương là “cuộc chơi thăng hạng”: văn chương góp phần nâng cao phẩm chất người vượt lên trên cuộc sống phù hư, phàm tục bằng giá trị Chân – Thiện – Mỹ. Nhưng văn chương không dễ dàng “dung nạp” người chơi: nó đòi hỏi phải “biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” ở phía nhà văn và tấm lòng tri ân, những hiểu biết nhất định về đời sống và văn chương ở phía người tiếp nhận…

=> Nhận định đúng đắn, sâu sắc về bản chất văn chương, những yêu cầu của văn chương đối với người nghệ sĩ… đồng thời thể hiện đánh giá cao ý nghĩa, chức năng của văn chương đối với đời sống…

  1. Chứng minh: HS chọn một tác phẩm văn chương để chứng minh. Ví dụ tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

*/ Giới thiệu khái quát về Nguyễn Tuân, về tác phẩm “Chữ người tử tù”

*/ Thú vui văn chương trước hết là ở hành trình sáng tạo và khám phá cái đẹp: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” khám phá cái đẹp của nghệ thuật thư pháp, cái đẹp của nghệ thuật nói chung thể hiện qua ngôn ngữ giàu chất tạo hình, văn phong vở cổ kính vừa hiện đại tình huống cho chữ độc đáo…

*/ Văn chương nghệ thuật còn nơi gặp gỡ của những tấm lòng tri âm – nơi gửi gắm thể hiện cái tôi của người nghệ sĩ hướng đến sự đồng cảm ở người đọc.  Nguyễn Tuân quý mến cái đẹp, trân trọng công việc sáng tạo của người nghệ sĩ.

*/ Chức năng của văn chương là bồi đắp và nâng cao phẩm giá con người, hướng con người đến những giá trị nhân sinh muôn thuở bất chấp bản chất phù hư của thế giới: “Chữ người tử tù” biết trân trọng và hướng đến những giá trị Chân – Thiện – Mỹ, biết giữ gìn thiên lương trong sáng trong bất kỳ hoàn cảnh nào…

  1. Đánh giá, mở rộng:

– Ý kiến đề cao giá trị, chức năng của văn chương: văn chương góp phần nâng cao phẩm chất người, giúp con người vượt lên trên cuộc sống phù hư, phàm tục…

– Ý kiến là bài học đối với người nghệ sĩ và bạn đọc:

+ Người nghệ sĩ chấp quy luật khắc nghiệt của cuộc chơi văn chương, dám từ chối loại văn chương phù phiếm, không ngừng nâng cao tài hoa, thiên lương, khí phách của mình bằng quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, sáng tạo nên những tác phẩm độc đáo, có giá trị vượt thời gian…

+ Theo tiến trình lịch sử, văn chương cũng yêu cầu ngày càng cao hơn đối với người tiếp nhận: cái nhìn tinh tế, sâu sắc, biết trân trọng cái đẹp…

III. Kết bài

– Đánh giá lại vấn đề.

– Khẳng định sự thành công của tác phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *