Đề văn 11 , đọc hiểu Không theo lối mòn, Nghị luận Truyện Kiều

Đề thi khối 11

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11

Thời gian làm bài: 90 phút

Hình thức ra đề: 100% tự luận

TT Thành phần năng lực Mạch nội dung Số câu Cấp độ tư duy
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ  

 

 

50%

I Năng lực Đọc – Văn bản nghị luận xã hội

– Văn bản thông tin

 

 

 

5

 

 

2

 

 

20%

 

 

2

 

 

20%

 

 

1

 

 

10%

II Năng lực viết Viết bài nghị luận văn học (Các đoạn trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du)

 

 

1

 

10%

 

15%

 

25%

 

50%

Tỉ lệ %   30% 35% 35% 100%
Tổng 6 100%

 

 

(Đề thi gồm có 02 trang)

 

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ  2

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN NGỮ VĂN– Khối 11

Thời gian làm bài : 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

   

ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

         Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ NewYork Times, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Authur đang là tài xế của Jonathan. Điều gì giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại?

            Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: có thể ăn viên kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những trẻ vội ăn ngay viên kẹo.

          Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuần là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt. (…) Có thể nói, cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu.

(Joachim de Posada & Ellen Singer – Không theo lối mòn, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1:(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2:(0,5 điểm) Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là gì?

Câu 3:(1,0 điểm) Theo anh chị, vì sao phải biết trì hoãn những mong muốn tức thời của bản thânđể vươn tới thành công?

Câu 4:( 1,5 điểm) Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng “cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt” không? Vì sao?

Câu 5 :(1,5 điểm) Từ nội dung đoạn trích, anh/chị rút ra bài học mà mình tâm đắc nhất và lý giải?

  1. LÀM VĂN (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Lược dẫn: Sau khi bị mắc mưu Sở Khanh lừa đi trốn và bị Tú Bà bắt lại, Thúy Kiều buộc phải ra tiếp khách làng chơi. Đoạn trích sau đây nói về tâm trạng của Thúy Kiều khi sống trong hoàn cảnh ấy.

Ôm lòng đòi đoạn xa gần,

Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau!

Nhớ ơn chín chữ cao sâu ,

Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.

Dặm nghìn nước thẳm non xa,

Nghĩ đâu thân phận con ra thế này.

Sân hoè đôi chút thơ ngây,

Trần cam ai kẻ đỡ thay việc mình?

Nhớ lời nguyện ước ba sinh,

Xa xôi ai có thấu tình chăng ai?

Khi về hỏi liễu Chương Đài,

Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!

Tình sâu mong trả nghĩa dày,

Hoa kia đã chắp cành này cho chưa ?

Mối tình đòi đoạn vò tơ,

Giấc hương quan luống lần mơ canh dài.

Song sa vò võ phương trời ,

Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Nxb Dân Trí, Hà Nội)

Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều ở đoạn trích trên.

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN NGỮ VĂN– Khối 10

 

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 5.0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm

0.5
2  -Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là: khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời, kiềm chế được sự cám dỗ trên đường đời.

 Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– HS làm được 1 ý được 0.25 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

0.5
3 – Phải biết trì hoãn những mong muốn tức thời của bản thân” để vươn tới thành công vì:

+ Cuộc đời ẩn chứa rất nhiều cám dỗ ngọt ngào mà con người khó vượt qua, dễ dẫn đến ham muốn tức thì, hưởng thụ tạm thời và dễ dẫn đến thất bại.

+ Nếu biết vượt qua những cám dỗ tức thì đó có thể đưa con người tới những mục tiêu xa hơn, những kết quả to lớn hơn.

 Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– HS trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt:  0,5 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

1.0
4  -HS trình bày quan điểm: đồng tình/không đồng tình/đồng tình một phần.

– Lí giải:

+ Đồng tình, vì: tác giả cho rằng cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt là một ví von để chỉ cuộc đời rất nhiều cám dỗ ngọt ngào đòi hỏi con người phải tỉnh táo kiềm chế để vươn tới thành công.

+Đồng tình nhưng bổ sung thêm ý kiến riêng: vì cuộc đời có thể như viên kẹo thơm ngọt nhưng cũng có thể như viên thuốc đắng, quan trọng là thái độ ứng phó với cám dỗ cũng như trở ngại để vươn tới thành công.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời tương đương như đáp án: 1,5 điểm

– HS trả lời có nội dung tương đương như đáp án nhưng diễn đạt chưa tốt: từ 0,75 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

1.5
5 HS rút ra bài học mà mình tâm đắc nhất, không vi phạm pháp luật, chuẩn mực đạo đức và có sự lý giải hợp lý. Sau đây là một số gợi ý:

– Khả năng kiềm chế cám dỗ, ham muốn tức thì của bản thân.

– Phải có mục tiêu, kế hoạch và quyết tâm hành động.

– Phải biết kiên nhẫn, tỉnh táo trước cám dỗ………

Hướng dẫn chấm:

– HS đưa ra được bài học và lý giải hợp lí: 1,5 điểm

– HS chỉ đưa ra bài học mà không lý giải: 0,75 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

1.5
II   Viết một bài văn nghị luận phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều ở đoạn trích. 5.0
    a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học 0.5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du 0.5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:

– Xác định được các ý chính của bài viết.

– Sắp xếp được các ý hợp lý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận. Bài viết đảm bảo các ý sau:

* Khái quát tác giả, tác phẩm:

– Hs nêu khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du

– “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một kiệt tác trong nền văn học dân tộc. Đoạn trích đã cho ở đề bài thuộc phần “Gia biến và lưu lạc”, nói về tâm trạng của Thúy Kiều khi phải vào chốn lầu xanh.

– Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều ở đoạn trích trên

*Phân tích, đánh giá nội dung đoạn thơ:

– Hai câu thơ đầu nói lên tâm trạng rối bời, đau đớn, ngổn ngang trăm mối của Thúy Kiều.

– Sáu câu tiếp nói về nỗi lòng của Thúy Kiều đối với cha mẹ và gia đình:

+ Nỗi day dứt vì cha mẹ ngày một già yếu mà mình thì lưu lạc phương trời, không thể kề cận chăm sóc.

+ Nỗi lo lắng vì hai em còn thơ ngây, sợ chưa biết lo toan việc gia đình, chăm sóc cha mẹ.

– Bốn câu tiếp nói về nỗi lòng của Thúy Kiều đối với Kim Trọng:

+ Nàng nhớ lại lời hẹn ước cùng Kim Trọng, và nỗi băn khoăn không biết Kim Trọng có hiểu cho tình cảnh phải bán mình chuộc cha, phải phụ lời thề với chàng hay không.

+ Nàng cũng xót xa cho thân phận của mình, giờ không còn giữ được lòng chung thủy với Kim Trọng, phải trở thành món đồ chơi trong tay kẻ khác.

– Hai câu thơ tiếp nói về nỗi đau đớn, băn khoăn của Thúy Kiều về việc trao duyên cho Thúy Vân: Nàng không biết Thúy Vân đã chịu kết duyên cùng Kim Trọng, để thay nàng trả nợ mối tình sâu nghĩa nặng cho Kim Trọng hay chưa.

– Bốn câu cuối một lần nữa nhấn mạnh tâm trạng đau khổ rối bời của Thúy Kiều:

+ Tình cảnh của nàng thật tội nghiệp: thui thủi vò võ một mình nơi đất khách quê người

+ Ngày lại ngày, trong những giấc ngủ, luôn mơ về, nhớ về gia đình, nhớ về người yêu.

*Nhận xét:

– Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề của đoạn trích: Đoạn trích đã miêu tả một cách tinh tế và sâu sắc diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều khi phải tha hương, sống trong hoàn cảnh bất hạnh.

– Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ: Đoạn trích đã cho ta hiểu được thân phận chìm nổi bất hạnh, nỗi lòng đau đớn rối bời của Thúy Kiều, qua đó cũng thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nàng và tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du.

Hướng dẫn chấm:

Lập luận đầy đủ, chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu: 3.0 – 3.5 điểm.

Lập luận tương đối đầy đủ, chưa chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu: 2.0 2.5 điểm

Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; có dẫn chứng: 1.0 – 1.5 điểm.

Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm, không có dẫn chứng: 0.25 0.75 điểm

Không làm bài/làm lạc đề: không cho điểm

3.0
  e. Diễn đạt:

– Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0.5
  g. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5
TỔNG ĐIỂM 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *