Viết một đoạn văn nghị luận bàn về những lợi ích của việc “ngắt kết nối” với thế giới ảo

Đề thi khối 11
 

 

 

    ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: NGỮ VĂN- Lớp 11

Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề

Đề kiểm tra gồm 02 trang

 

ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

      Đọc văn bản:  

                                 Khám phá làng gốm truyền thống Biên Hòa – Đồng Nai

Gốm Biên Hòa – Đồng Nai là sự hòa quyện tài tình giữa đất, nước và lửa, tạo nên những sản phẩm đặc trưng bản sắc, điểm tô cho văn hóa Việt.

[…] (1) Nói đến gốm mỹ nghệ Biên Hòa là nói đến sự kết hợp khéo léo nghệ thuật giữa Tây và ta, giữa cũ và mới, là sự kết tinh giữa kinh nghiệm làm gốm thủ công cổ truyền điêu luyện với kỹ thuật hiện đại của công nghệ Pháp. Tuy nhiên, cái cốt lõi, cái hồn vẫn nằm ở nguyên liệu đất bản địa đặc trưng và men thực vật truyền thống do các nghệ nhân Biên Hòa tạo nên.

[..] (2) Hai yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của gốm Biên Hòa là nguồn nguyên liệu cao lanh và đất sét màu chất lượng cao cộng với trình độ của đội ngũ thợ gốm có tay nghề. Có thể nói, tài nghệ của thợ gốm Biên Hòa chính là ở chỗ họ đã tiếp thu, hòa nhập được những nét tinh hoa của các nền văn hóa trong các sản phẩm của mình. Quy trình sản xuất một sản phẩm gốm trước hết qua khâu tạo dáng trên bàn xoay hoặc trong khuôn, được trang trí vẽ chìm, đắp nổi hoặc trổ thủng sau đó phủ men màu lên những phần đã trang trí trước khi đưa vào lò nung. Độ lửa, chấm men và kỹ thuật khắc đã làm nên sự hấp dẫn kỳ lạ, độc đáo cho gốm Biên Hòa.

  • Chỉ tiếc rằng, các kỹ thuật men truyền thống như trắng tàu, đỏ đá và đặc biệt là men xanh trổ đồng và loại gốm đất đen ở Biên Hòa xưa giờ đây đang có nguy cơ bị mai một, rất cần được tập hợp, nghiên cứu và lưu giữ. Làm cách nào để phục hồi, một khi những nghệ nhân am tường kỹ thuật chế tác cũng mất đi?

(Theo Anh Vũ, https://thoidai.com/kham-pha-lang-gom-truyen-thong-bien-hoa-dong-nai)

   Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể loại của văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

Câu 3 (1,0 điểm): Nhan đề của văn bản có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung văn bản?

Câu 4 (1,0 điểm): Nội dung của đoạn văn: “Chỉ tiếc rằng, các kỹ thuật men truyền thống như trắng tàu, đỏ đá và đặc biệt là men xanh trổ đồng và loại gốm đất đen ở Biên Hòa xưa giờ đây đang có nguy cơ bị mai một, rất cần được tập hợp, nghiên cứu và lưu giữ. Làm cách nào để phục hồi, một khi những nghệ nhân am tường kỹ thuật chế tác cũng mất đi?” gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?

Câu 5 (1,0 điểm): Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, hãy đề xuất một vài biện pháp để giữ gìn và phát huy nghề gốm truyền thống địa phương.

VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Khoảng 10h tối ngày 5/3/2024 (giờ Việt Nam), người dùng trong nước và nhiều nơi trên thế giới bất ngờ bị văng ra khỏi hệ sinh thái ứng dụng Meta, không thể đăng nhập lại và tạm thời bị “ngắt kết nối”. Tình huống trên tạo ra một làn sóng tâm lí đặc biệt cho người dùng mạng xã hội.

Anh (chị) hãy viết một đoạn văn nghị luận bàn về những lợi ích nếu con người tạm thời“ngắt kết nối” với thế giới ảo để “kết nối” với thế giới thực.

 Câu 2 (4,0 điểm): Đọc văn bản: 

Vườn q

Tác giả: Gió Phương Nam

Thảo thơm hoa trái vườn quê
Tiếng chim gọi nắng mưa về líu lo
Con thuyền bến vắng nằm mơ
Gió lay thức cả bãi bờ phù sa

Ngọt ngào khúc hát dân ca
Võng trưa vườn mẹ ơi à ru con
Lá reo bóng nắng xoay tròn
Vườn quê nâng giấc tâm hồn tuổi thơ.

(Nguồn: http:// poem.tkaraoke.com)

Anh (chị) hãy viết bài văn phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ “Vườn quê” của tác giả Gió Phương Nam.

                                                        — HẾT—

     

    HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: NGỮ VĂN- Lớp 11

 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Văn bản thông tin

Hướng dẫn chấm: 

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm

0,5
2 Hình ảnh “Một góc xưởng gốm Biên Hòa”

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm

0,5
3 -Tác dụng nhan đề:

+ Giới thiệu nội dung đề tài, tóm tắt thông tin chính của VB.

+ Định hướng bố cục của VB, giúp người đọc dễ tiếp nhận nội dung VB hơn.

Hướng dẫn chấm:

– HS nêu như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương tự và trôi chảy: 1.0 điểm.

– HS chỉ nêu được 1 ý trong đáp án hoặc có diễn đạt tương tự: 0.5 điểm.

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm

1.0
4 -Nội dung của đoạn văn: “Chỉ tiếc rằng, các kỹ thuật…..chế tác cũng mất đi?” đã giúp người đọc hiểu:

– Thông tin chi tiết về các kĩ thuật làm men gốm Biên Hoà đang dần có nguy cơ bị mai một

– Đồng thời thể hiện sự trân trọng, tiếc nuối và đặt ra vấn đề làm thế nào để giữ gìn giá trị làng nghề truyền thống của dân tộc với mọi người.

Hướng dẫn chấm: 

– HS nêu như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương tự và trôi chảy: 1.0 điểm.

– HS chỉ nêu được 1 ý trong Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương tự: 0.75 điểm.

– HS chỉ nêu được 1 ý trong Đáp án nhưng diễn đạt chưa tốt: 0.5 điểm.

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm

1, 0
5 Một vài biện pháp:

– Sáng tạo, cải tiến ra các hình dáng mẫu mã, cách tạo hình mới thu hút người tiêu dùng

– Mở các lớp dạy học làm gốm thu hút mọi người tìm hiểu học tập

– Cần có những chính sách ưu tiên cho những làng nghề truyền thống, biệt đãi tốt hơn với những thợ thủ công và nghệ nhân..

Hướng dẫn chấm:
– Học sinh trả lời tương tự như đáp án: 1,0 điểm.

*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

1, 0
II   VIẾT 6,0
  Câu 1 Viết một đoạn văn bàn về những lợi ích nếu con người tạm thời“ngắt kết nối” với thế giới ảo để “kết nối” với thế giới thực. 2,0
    a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Những lợi ích nếu con người tạm thời“ngắt kết nối” với thế giới ảo để “kết nối” với thế giới thực.

0,25
    c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải nêu được những lợi ích nếu con người tạm thời“ngắt kết nối” với thế giới ảo để “kết nối” với thế giới thực.

Có thể theo hướng:

Tạm thời“ngắt kết nối” với thế giới ảo để “kết nối” với thế giới thực mang lại những lợi ích:

– Tạm thời “ngắt kết nối” với thế giới ảo trước hết là để mỗi người dành thời gian tự kết nối với chính mình. Việc bạn dành thời gian cho bản thân, lắng nghe và thấu hiểu bản thân đồng nghĩa với việc bạn đang tự kết nối với chính mình. Ai đó đã nói rằng, kết nối chính là chìa khóa của cảm xúc. Khi chúng ta “ngắt kết nối” với những thứ không cần thiết và tái tạo sự kết nối với bản thân, nghĩa là đang thực sự tìm đến cảm xúc an yên, hạnh phúc cho chính mình.

– Tạm thời “ngắt kết nối” với thế giới ảo là để mỗi người hướng đến kết nối với mọi người trong thế giới thật. Xã hội hiện đại vô tình cuốn con người vào những vòng xoáy, những đam mê bất tận, khiến không ít người quên đi sự có mặt của người thân, gia đình, bạn bè…

– Tạm thời “ngắt kết nối” với thế giới ảo cũng là cách giúp mỗi người kết nối mình với cuộc sống thực nhiều màu sắc hơn, biết yêu thương và chia sẻ hơn.

– Không thể phủ nhận những tiện ích mà mạng xã hội: Facebook, Instragram, Zalo, Twitter… mang lại. Thế nhưng sự kết nối ý nghĩa nhất là khi bạn dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, gia đình và cuộc sống.

Hướng dẫn chấm:

Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp (0,75-1,0 điểm).

Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, dẫn chứng chưa tiêu biểu (0,5 điểm).

Lập luận không chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận (0,25 điểm).

1,0
    d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25
    e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
 

 

 

Câu 2 Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Vườn q. 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,5
b. Xác định đúng yêu cầu đề bài:

Phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ Vườn quê.

–  Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.
– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài theo nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

2,5
* Giới thiệu: tác giả, bài thơ và nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

* Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:

– Chủ đề của tác phẩm: Thông qua bức tranh quê bình dị, gần gũi, nhà thơ đã thể hiện tình yêu với gia đình, thiên nhiên và quê hương đất nước.

– Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm:

+ Bốn câu đầu: Bức tranh thiên nhiên buổi trưa hiện lên với hương thơm từ các loài hoa trái trong khu vườn gợi lên cảnh thơ mộng, mộc mạc và yên bình. Hình ảnh con thuyền vừa gần gũi vừa quen thuộc, gợi lên bao kỉ niệm ồn ào, tấp nập trong cuộc sống sinh hoạt của con người miền quê.

+ Bốn câu cuối: Nỗi nhớ về những kỉ niệm thuở ấu thơ của mỗi con người, gắn với lời ru của mẹ, những hình ảnh thân quen trong kí ức con người. Vườn quê, gần gũi, thân thuộc với mỗi chúng ta, nuôi dưỡng tâm tư, ước mơ… trong nhận thức của chúng ta thời thơ bé và cũng là động lực cho chúng ta khi trưởng thành.

Nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật:

+ Cấu tứ: bài thơ được triển khai ban đầu là bức tranh thiên nhiên buổi trưa trong khu vườn, đến con thuyền thơ mộng trên bến sông và kết thúc bằng kỉ niệm ấm áp, bình dị thuở ấu thơ gắn liền với mẹ. Với cấu tứ như vậy, bài thơ làm hiện ra một bức tranh quê gần gũi, thân thuộc, giản dị trong kí ức tuổi thơ của mỗi người. Cấu tứ ấy cũng cho ta thấy được những cung bậc cảm xúc yêu quê hương nhẹ nhàng và sâu lắng của tác giả, khiến người đọc như thấy quê hương chính là nơi ai đi xa cũng muốn “tìm về”.

+ Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát linh hoạt cùng với chủ thể trữ tình ẩn danh; gieo vần chân…

+ Màu sắc tượng trưng trong thơ: cách kết hợp từ độc đáo: gió lay thức, hình ảnh thơ con thuyền bến vắng nằm mơ, bóng nắng xoay tròn…, biện pháp tu từ nhân hóa, … thể hiện sự cảm nhận tinh tế, giàu xúc cảm cho hình ảnh thơ.

+ Ngôn ngữ trong sáng giản dị.

Tất cả đã xây dựng thành công bức tranh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của con người nơi thôn quê, góp phần truyền tải chủ đề của bài thơ.

* Đánh giá:

– Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên vườn quê tươi đẹp. Nơi ấy chứa đựng những giấc mơ và là hành trang cho chúng ta trước những biến cố của cuộc đời.

– Nêu tác động và cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ.

Hướng dẫn chấm:

– Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2.0 – 2.5 điểm.

– Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1.25 điểm – 1.75 điểm.

– Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Tổng điểm 10,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *