Đề đọc hiểu, nghị luận về “Nếp nhà”- Nguyễn Khải

Đề thi khối 11

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút

TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng

% điểm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao  
1

 

Đọc hiểu

 

Đọc hiểu truyện ngắn “ Nếp nhà” Nguyễn Khải

(Ngoài SGK)

20 10 10 0  

  40

 

 

  2

 

 

Viết

 

Viết đoạn văn nghị luận tư tưởng đạo lý 2,5 2,5 5,0 10 20
 

Viết bài văn nghị luận văn học

 

5,0 10 10 15 40
Tổng Tỉ lệ %

 

27,5% 22,5% 25% 25% 100
Tỉ lệ chung 50% 50%  

 BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT  

Nội dung kiến thức/kĩ năng

Đơn vị kiến thức/kĩ năng  

Mức độ kiến thức,

kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao  
1 ĐỌC HIỂU Đọc hiểu truyện Nếp nhà– Nguyễn Khải

(Ngoài SGK)

Nhận biết:

– Nhận biết được ngôi kể

– Nhận biết được khái niệm được sử dụng trong  truyện ngắn.

Thông hiểu:

– Phân tích được giá trị biện pháp tu từ được sử dụng trong  truyện ngắn.

Vận dụng:

Trình bày bài học rút ra và lý giải vì sao?

2 1 1 0 4
2 LÀM VĂN Viết đoạn văn nghị luận một tư tưởng đạo lý Nhận biết:

– Giới thiệu được vấn đề nghị luận

Thông hiểu:

– Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

– Vận dụng các thao tác: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm.

Vận dụng cao:

– Đánh giá được ý nghĩa, giá trị nhận định trong cuộc sống

– Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1* 1* 1* 1*  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật trong đoạn trích Nhận biết:

– Giới thiệu được vấn đề nghị luận; Đặc điểm truyện…

Thông hiểu:

– Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

– Vận dụng các thao tác: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm phân tích rõ đặc điểm của truyện

– Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Giá trị tác phẩm.

Vận dụng cao:

– Đánh giá được ý nghĩa, giá trị tác phẩm

– Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1* 1* 1* 1* 1
Tổng            
Tỉ lệ %   27,5 22,5 25 25 100
Tỉ lệ chung   50 50 100

Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ.

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY CỦA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II

TT Thành phần năng lực

 

Mạch nội dung Số câu Cấp độ tư duy
        Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng %
I Năng lực Đọc Văn bản đọc hiểu 4 Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ  
        2 20 % 1 10 % 1 10 % 40%
II Năng lực Viết Nghị luận xã hội 1   2,5%   2,5%   15% 20%
    Nghị luận văn học 1   5,0%   10%   25% 40%
  Tỉ lệ   %       27,5%   22,5%   50% 100%
  Tổng     6             100%

 

 

(Đề thi gồm có 02 trang)

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: Ngữ Văn khối 11

                 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể giao đề)

ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

                    Đọc văn bản sau:  

…Mùa xuân ở Hà Nội bao giờ cũng đẹp. Với tôi đã nhiều năm không được sống ở Hà Nội vào mùa xuân lại càng thấy đẹp. Một chút lạnh trong hơi gió tạt qua mặt. Một chút mưa bụi bay lây rây như có như không. Trời hơi tối, mặt đường hơi sẫm nhưng mặt người và quần áo rét họ mặc cứ sáng bừng lên những màu sắc tươi tắn. Đã có mùi son phấn và nước hoa bất chợt thoảng qua ở một góc phố, trong một đám đông. Nói nhỏ đi, cười nhỏ hơn, ít nghe những câu chửi tục, những tiếng đệm tục. Giàu hơn trước nhiều, sang hơn trước nhiều, cứ cho là bề ngoài thì cũng vẫn rất đáng mừng. Chỉ có nhà bà cô tôi là ít thay đổi, hầu như không thay đổi. Vẫn mấy chiếc xe máy đã cũ, và vẫn còn nhiều xe đạp, loại xe đạp cà tàng từ những năm nào. Trời nắng các em đi xe máy, trời mưa đi xe đạp, đỡ phải rửa xe. Ăn mặc của bà cụ, của các em cũng chả có gì sang hơn, như trước đây, ngày trước với Hà Nội đã là sang, bây giờ là quá thường. Bây giờ con gái Hà Nội mặc quần chẽn đen, gót xẻ, có dải buộc dưới bàn chân, mặc măng tô lửng, hoặc đi bít tất đen dài, quần cộc, áo vét trùm qua mông. Đàn ông cũng diện lắm, áo vét tông các kiểu, thắt cà vạt đủ màu, giày đen, cứ như họ từ các đại sảnh bước ra. Không phải đâu, chỉ là quần áo thường ngày thôi, cũng giống như trước kia họ mặc áo bông xanh, quần ka ki vàng và đi dép nhựa. Chưa bao giờ tôi thấy người Hà Nội ăn mặc sang trọng như bây giờ. Chưa bao giờ tôi thấy phố xá chói lòa những tủ kính, những bảng hiệu và ánh sáng như bây giờ. Vậy mà một nhà giàu của Hà Nội có dư điều kiện để thay đổi lại không chịu thay đổi. Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được sự tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa”. Bà bảo, con dâu là vàng trời cho, mình không có công đẻ ra nó, cũng không nuôi nó ăn học ngày nào, bỗng dưng nó về nhận mình là mẹ, sinh con đẻ cái cho dòng họ, cáng đáng mọi việc từ trẻ đến già, không lễ sống nó thì thôi còn hoạnh họe nỗi gì. Bà chiều quý và tôn trọng các con dâu thật lòng nên cả hai nàng dâu đều tâm sự với mẹ chồng: “Con ở với mẹ còn thoải mái hơn ở nhà với mẹ con”. Con rể và con gái được nhận nhà ở một khu tập thể, nhà chật, lại xa, con còn nhỏ. Nhưng anh con rể không muốn nhờ vả mẹ vợ, tự mình cũng thấy không tiện mà người ngoài nhìn vào càng không tiện. Bà biết thế nên bảo con rể: “Trong cái nhà của tôi có một phòng dành cho vợ chồng anh. Của vợ anh tức là của anh. Cũng như mọi thứ của anh tức là của vợ anh. Chẳng lẽ anh bảo không phải”. Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao?” Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không?” À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”

(Trích “Nếp nhà”- Nguyễn Khải, Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải, NXB Văn hóa – Thông tin, 2014)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Xác định ngôi kể của đoạn trích.

Câu 2: Theo đoạn trích hạnh phúc là gì?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau “Đàn ông cũng diện lắm, áo vét tông các kiểu, thắt cà vạt đủ màu, giày đen, cứ như họ từ các đại sảnh bước ra”.

          Câu 4: Bài học có ý nghĩa với anh/chị được rút ra từ đoạn trích trên. Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (6.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự chia sẻ trong cuộc sống.

Câu 2: (4.0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật đoạn trích phần Đọc hiểu (trích Nếp nhà, Nguyễn Khải).

—Hết–

   ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA  HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023- 2024

MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể giao đề)

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Phần Câu Nội dung Điểm
 

I

  ĐỌC HIỂU 4,0
1  Ngôi kể của đoạn trích: Ngôi thứ nhất 0,75
2   Hạnh phúc là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình… 0,75

 

3 Biện pháp nghệ thuật liệt kê:  áo vét tông; thắt cà vạt; giày đen

Tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định cách ăn mặc sang trọng, lịch sự của đàn ông Hà Nội trong cuộc sống nhằm tăng sức gợi hình, biểu cảm cho câu văn.

1,5
4 Học sinh rút ra được một trong các bài học và lý giải hợp lý:

Gợi ý:  Chúng ta hãy tôn trọng,chia sẻ,  yêu thương, đoàn kết….

Cần biết thông cảm, bỏ qua lỗi lầm người khác……

Lý giải cho sự lựa chọn của mình

1,0
II   LÀM VĂN 6,0
  1 Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự chia sẻ trong cuộc sống. 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về ý nghĩa của sự chia sẻ trong cuộc sống. 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ về sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống. Có thể theo hướng:

– Chia sẻ là sự đồng cảm, yêu thương, quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh.

– Người được chia sẻ giúp cho họ tiếp thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách.

– Người đi chia sẻ cũng cảm thấy hạnh phúc, cuộc sống có ý nghĩa hơn bởi vì đã làm được việc tốt.

– Cuộc sống có sự sẻ chia sẽ tạo nên sức mạnh đoàn kết, sự gắn kết với mọi người xung quanh, từ đó họ không còn đơn độc, lạnh lẽo.

– Phê phán một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Sống vô cảm trước nỗi đau của người khác, không có tinh thần đoàn kết yêu thương.

– Chúng ta cần phái có thái độ sống đúng mực, học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất. Đồng thời chúng ta cũng phải biết sẻ chia đúng người, đúng thời điểm thì sự sẻ chia mới có ý nghĩa đích thực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Anh/chị hãy viết bài văn phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích phần đọc hiểu. 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

Phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện ngắn Nếp nhà của Nguyễn Khải.

0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

 
  * Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,25
*Phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật:  

– Phân tích đánh giá nội dung nội dung và cách tổ chức mạch truyện:

+ Tóm tắt nội dung đoạn trích: câu chuyện xoay quanh cách sống, cách ứng xử của người Hà Nội, đặc biệt kể về cuộc sống sinh hoạt, cách cư xử, ăn mặc của gia đình bà cô tôi, một gia đình hòa thuận, yêu thương, giữ được “ nếp nhà”; Cách tổ chức mạch truyện của Nguyễn Khải thu hút, hấp dẫn người đọc bằng cách kể, cách dẫn chuyện độc đáo

+ Cảm nhận vẻ đẹp mùa xuân ở Hà Nội.

+ “ Nếp nhà” của gia đình bà cô tôi: cách sinh hoạt, mối quan hệ cư xử những người trong gia đình….

Phân tích đánh giá nghệ thuật:

+ Đặc điểm của truyện ngắn: ngôi kể, người kể chuyện, điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ…. Cách trần thuật theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện hạn tri với nhân vật hướng nội này khiến cho đối tượng trần thuật được quan sát từ nhiều điểm nhìn khác nhau, ngôn ngữ hàm súc nhưng cũng bình dị gần gũi cuộc sống hằng ngày…

– Phân tích vai trò của ngôi kể, điểm nhìn, và lời trần thuật trong việc khắc họa các nhân vật: Câu chuyện được kể với ngôi thứ nhất khiến mọi việc hiện lên chân thực sinh động, giống như nhà văn đang kể câu chuyện của nhà mình, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Vì thế câu chuyện lôi cuốn người đọc bởi lời kể, cách kể; Người kể chuyện mặc dù ở ngôi thứ nhất để tường thuật lại song không làm mất đi tính khách quan mà trình bày cuộc sống với tất cả vẻ chân thực của nó; Bằng giọng điệu trải nghiệm cá nhân, chứa đầy nỗi niềm suy tư, nhà văn như kéo người độc lại gần để tâm sự, giãi bày, sẻ chia….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0

  – Đánh giá: – Đánh giá chung nghệ thuật và nội dung tác phẩm: Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn. Ngôn ngữ hàm súc, sinh động và cũng rất mộc mạc giản dị, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Giọng điệu thiết tha, sâu lắng… câu chuyện hiện lên chân thực, chuyện người mà giống chuyện mình – dù bất cứ ở thời đại nào “nếp nhà” cũng cần được giữ gìn và phát huy… 0,5
d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
TỔNG ĐIỂM 10,0

—————-Hết—————–

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *