Đọc hiểu Quê mẹ Thanh Thảo, NLXH bàn về giá trị mà tình yêu quê hương đất nước mang lại cho con người

Đề thi khối 11
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn, lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề

ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

ngày trẻ, tôi chưa tỏ

hình ảnh cây cau là hình ảnh mẹ mình

cứ mảnh mai nhẫn nhịn hiền lành

mà bão xô không gãy

 

Hạnh phúc cho ai một đời thương quê ngoại

nơi những hàng cau vút thẳng nhu mì

nơi mẹ chợ chiều bóng ngả chân đi

phần con miếng mít

con cá viễn nhỏ nhoi phần chị

mà tôi gọi bằng dì

dì Ngoa

quê mẹ ở hai bờ con đập

ngày xưa kêu là đập Bến Thóc

bao năm tôi nhớ người dì

dì Điện

ở Hành Thịnh

dáng xóm làng như dáng cây cau

giặc đốt cháy bao lần, lại mọc

dáng người làng nhỏ như hạt thóc

bao năm đùm túm nuôi nhau

(Thanh Thảo, Quê ngoại)

  1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
  2. Hình ảnh nào trong đoạn trích diễn tả dáng nhỏ bé của người làng? (0.5 điểm)
  3. Những dòng thơ sau giúp em hiểu gì về người mẹ? (1 điểm)

hình ảnh cây cau là hình ảnh mẹ mình

cứ mảnh mai nhẫn nhịn hiền lành

mà bão xô không gãy

  1. Qua đoạn thơ, em cảm nhận nhà thơ Thanh Thảo đã dành cho quê ngoại của mình những cảm xúc gì? (1 điểm)
  2. Quê ngoại của em ở đâu? Ấn tượng của em về quê ngoại mình? (1 điểm)
  3. Nghị luận (6 điểm)

Anh /chị hãy viết một bài văn khoảng 600 chữ bàn về giá trị mà tình yêu quê hương đất nước mang lại cho con người.

HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Đoạn thơ được làm theo thể thơ: tự do

 

0.5
2 – Hình ảnh trong đoạn thơ diễn tả dáng hình nhỏ bé của người làng: “hạt thóc”

 

0.5
3  Những dòng thơ đó đã giúp người đọc hiểu rõ về người mẹ:

–          Tác giả đã lựa chọn và sử dụng hình ảnh cây cau gần gũi, quen thuộc để khắc hoạ hình ảnh người mẹ của mình, khiến cho hình ảnh của mẹ trở nên thân thương, gần gũi.

–          Hình dung về ngoại hình của mẹ: mảnh mai, gầy guộc như thân cau.

–          Phẩm chất, đức tính: nhẫn nhịn, hiền lành; mạnh mẽ, kiên cường như cây cau bão xô không gãy.

–          Hình ảnh người mẹ đã được tác giả khắc hoạ rõ nét và sống động bằng tình yêu thương tha thiết và sâu sắc.

Hướng dẫn chấm:

 – Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

– Học sinh trả lời được 1 ý được: 0,25 điểm

– Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm

 

 

4 – Những cảm xúc tác giả dành cho quê ngoại:

+ Đó là niềm thương cảm về miền quê nghèo, con người nghèo khó, nơi có những người mẹ và người thân ruột thịt.

+ Đó cũng là niềm trân trọng, tự hoà về con người trên quê hương: người dân nghèo nhưng rất yêu thương, đùm bọc, chia sẻ với nhau; đồng thời rất mạnh mẽ, kiên cường.

–          Tình cảm mà tác giả dành cho quê hương rất chân thành, sâu sắc.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

– Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm

1.0
5 –          HS trả lời quê ngoại ở đâu

–          Ấn tượng về quê ngoại

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

– Học sinh trả lời được 1 ý được: 0,5 điểm

1.0
II   VIẾT 6,0
  Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị giá trị mà tình yêu quê hương đất nước mang lại cho con người.  
  a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội

0,5
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: giá trị mà tình yêu quê hương đất nước mang lại cho con người. 0,5
  c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bài viết

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu vấn đề được nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

–  Trong rất nhiều tình cảm, tình yêu quê huong đất nước là thứ tình cảm mang lại cho con người những gái trị to lớn hơn cả

– Tình yêu quê hương đất nước là những xúc cảm như yêu mến, gắn bó , sẵn sàng cống hiến cho nơi là cội nguồn tổ tiên của mình, là nơi mình sinh ra và lớn lên

– Những giá trị mà tình yêu quê hương đất nước mang lại:

+ Đối với cá nhân: mang lại niềm tự hào, tự tôn dân tộc; tạo nên nguồn sức mạnh cổ vũ động viên con người vươn lên, khẳng định giá trị bản thân; bồi đắp cho tâm hồn con người trở nên hoàn thiện, cao đẹp….

Dẫn chứng: Đặng Thái Sơn, Phạm Quang Linh…

+ Đối với cộng đồng, dân tộc: Tạo nên sự kết nối chặt chẽ, sâu sắc trong cộng đồng, dân tộc; từ đó hội tụ thành sức mạnh của toàn thể dân tộc đưa đất nước ngày càng tiến lên.

Hai cuộc kháng chiến chống bọn xâm lược phương Tây đi đến thắng lợi là minh chứng cho sức mạnh của tình yêu quê hương đất nước của dân tộc ta.

–          – Trong giai đoạn ngày nay, tình yêu quê hương đất nước tiếp tục đem đến cho con người những giá trị to lớn. Tuy nhiên, có một số cá nhân không coi trọng thứ giá trị tinh thần này nên không vun đắp cho bản thân thứ tình cảm ấy.

 

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân

2,0
  d. Bài văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm sáng tỏ quan điểm cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

2,0
    đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,5
    e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5
Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *