Đề văn 11 Rồi ngày mai con đi, viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh của tri thức trong đời sống

Đề thi khối 11

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC: 2023-2024

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11

Thời gian làm bài: 90 phút

TT Kĩ năng Nội dung/

đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức Tổng

% điểm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1

 

Đọc hiểu

 

Thơ Việt Nam hiện đại 0 3 0 2 0 1 0 0 6,0
2 Viết

 

Viết văn bản nghị luận

xã hội

0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 4,0
Tổng   40   30 0 20 0 10 100
Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10%
Tỉ lệ chung 70% 30%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC: 2023-2024

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11

Thời gian làm bài: 90 phút

  TT Chương/

Chủ đề

Nội dung/

Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức  
  Nhận biết Thông hiểu

 

Vận dụng Vận dụng cao  
   

 

 

 

 

 

 

 

Đọc hiểu

 

 

 

 

 

 

 

 

Thơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết:

– Nhận biết  được thể thơ, phương thức biểu đạt.

– Nhận biết các thông tin được trình bày trong văn bản.

Thông hiểu:

– Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua bài thơ.

– Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh, chi tiết nghệ thuật trong bài thơ.

Vận dụng:

Bài học nhận được từ văn bản thơ.

3TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
  2 Viết Viết văn bản  nghị luận xã hội bàn về một vấn đề của đời sống. Nhận biết: 

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được một bài văn  nghị luận xã hội bàn về một vấn đề của đời sống.

1* 1* 1* 1TL*  
  Tổng   4TL 3TL 2 TL 1 TL  
  Tỉ lệ %   40% 30% 20% 10%  
  Tỉ lệ chung   70 30  

 

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

RỒI NGÀY MAI CON ĐI   

         Rồi ngày mai con xuống núi

         Ngỡ ngàng

         Đất rộng, trời thấp

         Bước đầu tiên

         Con vấp gót chân mình.

 

         Rồi ngày mai con xuống núi

         Gặp phố phường ngã bảy, ngã mười

         Gặp lòng người đỏ, vàng, đen, trắng

         Mỗi lần vấp, một bước đi

         Sẽ sực nhớ người thầy trên núi.

 

         Bố mẹ cho con cán rìu, lưỡi hái

         Vung một sải quang ba ngọn đồi

         Nhưng chưa đủ mo cơm, tay nải

         Trên đường xa về phía chân trời.

 

Người thầy ngồi lặng lẽ sương khuya

Áo cổ lông không ngăn được rét rừng như chích

Chăm giáo án như vun từng đốm than tí tách

Thắp lửa hồng ấm mãi tim con.

 

Ngọn lửa ấy là mo cơm khi đói

Là chiếc gậy con vịn đường mưa

Là ngón tay gõ vào chốt cửa

Phía sau kia rộng mở nụ cười.

 

Ngày mai con xuống núi

Cùng tay nải hành trang đầu tiên

Đi như suối chảy về với biển

Chớ quên mạch đá cội nguồn.

(Lò Cao Nhum, Gốc trời, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2009)

Thực hiện yêu cầu dưới đây:

Câu 1. (1,0 điểm) Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 3. (1,0 điểm) Theo văn bản, ngày mai con xuống núi, con sẽ gặp điều gì?

Câu 4. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ sau:

Người thầy ngồi lặng lẽ sương khuya

Áo cổ lông không ngăn được rét rừng như chích

Chăm giáo án như vun từng đốm than tí tách

Thắp lửa hồng ấm mãi tim con.

Câu 5. (1,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lời dặn dò của người cha dành cho con trong đoạn thơ sau:

Ngày mai con xuống núi

Cùng tay nải hành trang đầu tiên

Đi như suối chảy về với biển

Chớ quên mạch đá cội nguồn.

Câu 6. (1,0 điểm) Từ nội dung của dòng thơ: Mỗi lần vấp, một bước đi, anh/ chị hãy rút ra bài học cuộc sống cho bản thân.

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Trong mọi thời đại, tri thức là sức mạnh.

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh của tri thức trong đời sống.

…………………HẾT……………………

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 11

         (Gồm 04 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đọc hiểu 6.0
1 – Văn bản trên được viết theo thể thơ tự do/ tự do

– Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

+ Trả lời sai hoặc không trả lời:  không cho điểm.

1.0

 

 

2 – Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

– Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

+ Trả lời sai hoặc không trả lời:  không cho điểm.

1.0

 

 

 

3 – Theo văn bản, ngày mai con xuống núi, con sẽ gặp:

phố phường ngã bảy, ngã mười;  lòng người đỏ, vàng, đen, trắng

– Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như ý của đáp án: 1,0 điểm.

+ Trả lời 01 ý: 0,5 điểm

+ Trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm.

1.0

 

 

4 – Biện pháp ẩn dụ: Chăm – vun, thắp lửa

=> Tác dụng :

–  Gợi hình gợi cảm

– Lời thơ nhắc nhớ về người thầy cần mẫn, chăm chỉ, tận tâm chăm chút từng trang giáo án để có những bài dạy hay nhất, ý nghĩa nhất, để truyền cảm hứng, tình yêu, niềm tin cho học trò. Qua đó, thể hiện tình yêu thương và lòng biết ơn của nhân vật trữ tình đối với người thầy của con mình.

– Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

+ Học sinh xác định hình ảnh ẩn dụ: 0,5 điểm

+ Học sinh nêu được tác dụng: 0,5 điểm

+ Trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm.

1.0
 

5

 

Đoạn thơ:   Ngày mai con xuống núi

                   Cùng tay nải hành trang đầu tiên

                   Đi như suối chảy về với biển

                   Chớ quên mạch đá cội nguồn.

– Lời dặn dò của người cha dành cho con: Trên con đường thực hiện ước mơ, khát vọng của mình, con hãy mạnh mẽ, kiên cường, bền bỉ và đừng bao giờ quên cội nguồn, quê hương, bản quán.

– Đó là lời dặn dò tha thiết, sâu sắc, chứa đựng tình yêu thương bao la mà người cha dành cho con.

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

+Học sinh trả lời 01 ý: 0,5 điểm

+ Trả lời sai hoặc không trả lời:  không cho điểm.

Lưu ý: Học sinh có thể trả lời bằng cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.

 

1.0

 

 

 

6 Học sinh có thể nêu những nội dung khác nhau, có thể với một trong các gợi ý sau:

Mỗi lần vấp, một bước đi

– Mỗi lần thất bại, hãy mạnh mẽ và tiếp tục bước đi.

– Không sợ thất bại.

– Chấp nhận thất bại và vượt lên nó.

– Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh rút ra bài học có ý nghĩa: 1,0 điểm.

+  Trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm.

Lưu ý: Học sinh có thể trả lời bằng cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.

1.0

 

II   LÀM VĂN 4,0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bàn về sức mạnh của tri thức trong đời sống.  
1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn nghị luận

Bố cục gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài

0,25
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Sức mạnh của tri thức trong đời sống.

0,5
3. Triển khai vấn đề nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề nghị luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.

HS trình bày ý kiến cá nhân, có thể với các ý chính sau:

– Khẳng định sức mạnh của tri thức: là gốc rễ, là nền tảng then chốt cho sự phát triển của bất cứ quốc gia, dân tộc nào, trong đó có Việt Nam.

– Tri thức: là những kiến thức, kĩ năng của nhân loại đã được đúc kết, lưu giữ và truyền lại ngàn đời nay. Tri thức vô cùng phong phú đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực. Mỗi ngày, tri thức của nhân loại lại được bổ sung thêm nhiều kiến thức mới, nghiên cứu mới. Chính vì thế, kho tri thức của nhân loại luôn mới mẻ, giàu có.

– Tri thức là chìa khóa để mở ra những cánh cửa mới trong cuộc sống. Nó giúp con người khám phá ra những điều kỳ diệu của thế giới và vũ trụ, và tạo ra những thành tựu đáng kinh ngạc. Nếu con người sống mà không có kiến thức, không có kế hoạch và mục tiêu, họ sẽ thụt lùi so với xã hội và cuộc sống sẽ trở nên khó khăn hơn.

– Khi có tri thức, con người sẽ có những kỹ năng và kiến thức cần thiết để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ và công nghệ mới.

– Tri thức thực sự là sức mạnh, nếu nó phục vụ mục đích tốt đẹp: được ứng dụng vào cuộc sống, vào trong lao động sản xuất,…Ngược lại, tri thức hầu như không có giá trị nếu học chỉ để lấy bằng cấp, lấy danh hão…

– Phê phán những kẻ lười học, thiếu ý thức tự giác trong học tập; không hiểu được sức mạnh của tri thức.

– Bài học nhận thức và hành động ý nghĩa để có thể chiếm lĩnh và vận dụng tri thức một cách hiệu quả.

Hướng dẫn chấm:

Lí lẽ, lập luận sâu sắc, xoáy sâu làm rõ những quan điểm, suy nghĩ của người viết về sức mạnh của tri thức (2,5 điểm).

Lí lẽ, lập luận chưa sâu sắc, chưa xoáy sâu làm rõ những quan điểm, suy nghĩ của người viết về sức mạnh của tri thức (2,0 điểm).

Bài viết chung chung, không đi sâu vào việc bàn về sức mạnh của tri thức trong cuộc sống hoặc có những nhận định chưa phù hợp (1,0 điểm).

Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, nhận xét riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm:

– Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm

– Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm

0,5
    Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *