Đề văn 11 Viết cho con, nghị luận tình mẫu tử

Đề thi khối 11
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

Năm học 2023 – 2024

Môn: NGỮ VĂN –  Lớp: 11

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản

                                                       VIẾT CHO CON

Mẹ không cho con được cả bầu trời xanh

Nhưng sẽ mang ngọt lành ươm mầm tưới nước

Đường con đi và đôi chân con bước

Dẫu có gập ghềnh, được – mất mẹ kề bên.

                       

Giấc mơ con mẹ kê gối, đắp mền

Tuổi hồn nhiên hướng con niềm tin mới

Phía trước là biển xanh, là trời cao vời vợi

Là tia nắng mặt trời rọi sáng những ước mơ.

 

Có con trên đời để mẹ viết vần thơ

Dẫu có nhọc nhằn oằn vai nặng gánh

Tuổi thơ con thảo thơm từng tấm bánh

Là buổi tan tầm, chóng vánh kịp giờ cơm.

 

Con tặng mẹ là những trang giấy thơm

Là điểm chín, mười với nụ cười rạng rỡ

Là những cánh hoa con ép vào trang vở

                                Là những đợi chờ theo năm tháng con cao.

 

Mẹ không dám mong những điều quá lớn lao

Chẳng dám mong con đỗ đạt cao vinh hiển

Bởi trong tim mẹ, còn là điều vĩnh viễn

Là chuyện kể đời mình, mẹ đã viết thành thơ.

https://toplist.vn/top-list/bai-tho-hay-cua-nha-tho-da-quynh-25858.htm

* Nhà thơ Dạ Quỳnh tên thật là Phạm Thu Phương, sinh năm 1982 hiện đang sống và làm việc tại Đức Linh, Bình Thuận. Chị đến với thơ như một cách để chia sẻ những cảm nhận của chị về cuộc sống, về tình người. Thơ chị nhẹ nhàng pha một chút buồn man mác khiến cho người đọc cảm nhận được một tâm hồn trong sáng, lãng mạn ẩn chứa một hồn thơ dào dạt. Thơ Dạ Quỳnh sâu lắng và thanh khiết như chính tâm hồn chị. Đọc thơ Dạ Quỳnh ta như lạc vào một thế giới đầy tình yêu thương lãng mạn và ngọt ngào. Tác phẩm: Dấu yêu xưa, Mẹ, Biển nhớ, Viết cho con,… là một trong những bài thơ tiêu biểu của Dạ Quỳnh.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định thể thơ của bài thơ.

Câu 2 (0.5 điểm). Bài thơ viết về đề tài gì?

Câu 3 (0.5 điểm). Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 4 (1.0 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về các hình ảnh: biển xanh, trời cao, tia nắng mặt trời trong khổ thơ thứ 2?

Câu 5 (1.0 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong khổ thơ:

                   Con tặng mẹ là những trang giấy thơm

                   Là điểm chín, mười với nụ cười rạng rỡ

                   Là những cánh hoa con ép vào trang vở

                   Là những đợi chờ theo năm tháng con cao.

Câu 6 (1.0 điểm).

Đường con đi và đôi chân con bước

                  Dẫu có gập ghềnh, được – mất mẹ kề bên.

Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ trên?

Câu 7 (1.0 điểm). Nhận xét tình cảm của người mẹ trong khổ thơ cuối.

 Câu 8 (0.5 điểm). Anh/chị rút ra được bài học gì từ bài thơ trên?

  1. Phần Viết (4.0 điểm)

Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề: Tình mẫu tử.

   ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: Ngữ văn – Lớp 11

 

 

  Phần Câu Nội dung Điểm
  I   ĐỌC HIỂU 6,0
    1 Thể thơ: Tự do

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án : 0,5 điểm

Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,00 điểm

0,5
  2 Đề tài: Tình cảm gia đình (hoặc tình mẹ, tình mẫu tử)

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,00 điểm

0, 5
3 Nhân vật trữ tình: Người mẹ (Mẹ)

– Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.

Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,00 điểm

  0,5
4 – Những hình ảnh đó thể hiện một không gian rộng lớn, tươi sáng.

– Đó là biểu tượng cho niềm tin, niềm hi vọng, sự lạc quan mà mẹ luôn muốn con hướng đến.

Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh trả lời như Đáp án: 1.0 điểm

+ Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý: 0.5 điểm

+ Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0.00 điểm

1.0
    5   Chỉ rõ biện pháp liệt kê:

Tác dụng của biện pháp liệt kê:

– Nhấn mạnh và cụ thể hóa những điều mà con tặng mẹ, những điều mà mẹ mong muốn.

– Làm cho câu thơ sinh động, tăng tính gợi hình, gợi cảm và nhịp điệu cho câu thơ.

Hướng dẫn chấm

– Học sinh trả lời như Đáp án : 1.0 điểm

– Học sinh trả lời được ý 1: 0,75 điểm

– Học sinh trả lời được ý 2: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0.0 điểm

1.0
    6 Câu thơ thể hiện tình cảm, vai trò của người mẹ trong cuộc đời của người con: dù cuộc sống có nhiều khó khăn, có thành công hay thất bại thì mẹ vẫn luôn bên con.

Hướng dẫn chấm

– Học sinh trả lời như Đáp án : 1.0 điểm

– Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0.0 điểm

1.0
    7 – Tình cảm của mẹ dành cho con: Không mong ở con những điều lớn lao, đỗ đạt cao, bởi con luôn là điều vĩnh viễn, là tất cả trong tim mẹ.

– Đó là những điều mong muốn giản dị, là tình cảm chân thành mà mẹ dành cho con.

Hướng dẫn chấm

– Học sinh trả lời như Đáp án : 1.0 điểm

– Học sinh trả lời được 1 ý: 0,75 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0.0 điểm

1.0
    8 Học sinh rút ra được bài học có ý nghĩa từ bài thơ: Biết ơn sự hi sinh của mẹ dành cho mình, biết trân trọng những tình cảm và những điều mà mẹ luôn dành cho con…

Hướng dẫn chấm

– Học sinh rút ra được một bài học có ý nghĩa: 0.5 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0.00 điểm

0.5
  II   LÀM VĂN 4,0
      Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận về tình mẫu tử  
    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0,25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị: Tình mẫu tử

Hướng dẫn chấm:

Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 
– Giải thích: Tình mẫu tử là tình ruột thịt nồng nàn giữa người mẹ và đứa con của mình, là sự hi sinh vô điều kiện của người mẹ giành cho con, là sự yêu thương tôn kính của đứa con với người mẹ của mình.

– Vai trò của tình mẫu tử: Giúp đời sống tinh thần của ta đầy đủ, phong phú và ý nghĩa; giúp ta tránh khỏi những cám dỗ trong cuộc sống; là điểm tựa tinh thần, tiếp thêm cho ta sức mạnh trước mỗi khó khăn; là niềm tin, là động lực và là mục đích cho sự nỗ lực và khát khao sống của cá nhân.

– Để giữ gìn tình mẫu tử: Biết tôn trọng và khắc ghi công ơn mẹ; biết sống sao cho xứng đáng với tình mẹ; cần biết đón nhận, cởi mở với mẹ của mình để tạo điều kiện cho sự thấu hiểu của hai người.

2.75

 

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Biết vận dụng lí luận văn học; biết so sánh với các tác phẩm khác cùng đề tài; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

Đáp ứng được 1 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm.

– Không đáp ứng được yêu cầu: 0.00 điểm

 

0,25
  Tổng điểm 10,0

……………………..Hết……………………….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *