Đề thi học sinh giỏi về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Đề thi khối 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HOÁ

KỲ THI  HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT

NĂM HỌC 2017– 2018

 

ĐỀ ……………..

 

SBD: ………………

 

MÔN THI: NGỮ VĂN

Ngày thi:

Thời gian 180 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề gồm 02 câu,01 trang)

 

 

Câu 1 (8.0 điểm)

            Có người đàn ông trẻ tuổi tìm đến vị Thiền sư xin lời khuyên để thay đổi cuộc hôn nhân vốn không hoà hợp và chưa được hạnh phúc của mình. Vị Thiền sư nói: ” Con phải biết lắng nghe tất cả những gì vợ mình nói”.

Một tháng sau,người chồng nọ lại tìm đến vị Thiền sư, anh ta nói rằng đã cố gắng hết sức thực hiện theo lời khuyên của vị Thiền sư đó, cuộc hôn nhân của anh dù có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa được tốt như ý muốn. Vị Thiền sư mỉm cười:” Bây giờ con hãy quay về và học cách lắng nghe tất cả những gì cô ấy không nói”

Suy nghĩ của anh( chị) về hai lời khuyên của vị Thiền sư trong câu chuyện trên.

Câu 2 (12.0 điểm)

Nhà phê  bình Hoài Thanh có viết:” Sự gắn bó sâu xa với quần chúng là đặc điểm nổi bật trong cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, là nhân tố chủ yếu tạo nên con người ,sự nghiệp thơ văn ông”.

Qua những hiểu biết về cuộc đờivà thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, anh( chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

……. …………………………………………….HẾT………………………………………………

 

Chữ kí giám thị 1 : ……………………………….. Chữ kí giám thị 2 : ………………………….

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO       KỲ  THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT

           THANH HÓA                                       Năm học 2017- 2018

                                                                      Môn : Ngữ văn

 

                                                    HƯỚNG DẪN CHẤM THI

(Hướng dẫn chấm này có: 3 trang)

Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
1 1. Kỹ năng: đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận xã hội, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. 0.5
2. Kiến thức: cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau: 7.5
a. Đặt vấn đề:

– Giới thiệu khái quát nội dung câu chuyện.

– Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện

– Chuyển ý

 

 

0.5

 

b. Giải quyết vấn đề

Lời khuyên lần thứ nhất của vị Thiền sư:”Con phải biết lắng nghe tất cả những gì vợ mình nói”.

-> Trong cuộc sống, con người có vô vàn những mối quan hệ phức tạp, đa chiều,, muốn sống tốt hãy học cách lắng nghe cuộc sống xung quanh mình.

+ Biết lắng nghe là biết chia sẻ. Nỗi đau sẽ được vơi đi một nửa, niềm vui có thể nhân lên gấp đôi.

+ Biết lắng nghe là biết cảm thông: Cảm thông nỗi đau đồng loại, cảm thông với những mảnh đời bất hạnh. Sự cảm thông sẽ giúp con người

đến gần nhau hơn, tâm hồn cởi mở hơn, phóng khoáng hơn.

Lời khuyên thứ hai của vị Thiền Sư: “Bây giờ con hãy quay về và học cách lắng nghe cả những gì cô ấy không nói”

-> Trong thực tế, đôi khi có những ngang trái, uẩn khúc mà con người ta không thể nói ra, nếu thật lòng muốn chia sẻ, bạn phải có một tâm hồn nhạy cảm ,một trái tim đủ dung chứa tất cả.

Hãy học cách lắng nghe những ngôn ngữ không lời của cuộc đời; tiếng lá rơi, gió thổi, mây trôi… để thật sự cảm nhận được vẻ đẹpcủa đời,và biết tôn trọng cuộc sống hơn.

c. Kết thúc vấn đề:

– Khẳng định lại vấn đề: Hãy biết lắng nghe ngôn ngữ của con người và cuộc sống xung quanh bằng tất cả tấm lòng của mình.

– Gợi mở ,nâng cao vấn đề

 

 

 

2.0

 

 

0.5

 

 

0.5

 

 

 

2.0

 

 

0.5

 

 

 

0.5

 

 0.5

2 1. Kỹ năng: Đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận văn học, có hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. 0.5
2. Kiến thức: cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau 11.5
a. Giới thiệu : Tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Luận đề, trích lời nhận định của Hoài Thanh

 

 

1.0

 

 

   b. Giải thích- Phân tích nhận định

– Mối quan hệ  gắn bó với nhân dân là đặc điểm nổi bật trong cuộc đời, là nhân tố tạo nên con người Nguyễn Đình Chiểu

+ Sống chan hoà, nhân ái với nhân dân. Trong Nguyễn Đình Chiểu có ba con người đáng quý:

* Một nhà giáo mẫu mực đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ.

* Một thầy lang lấy việc chăm lo sức khoẻ cho nhân dân làm y đức.

* Một nhà văn tuyên truyền đạo dức, là lá cờ đầu của nền văn học yêu nước chống Pháp

+ Được nhân dân yêu quý, gọi với cái tên thân mật: Cụ Đồ Chiểu; khi ông mất,cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang.

– Mối quan hệ gắn bó với nhân dân thể hiện trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.

+ Nét đẹp tiến bộ trong tư tưởng nghệ thuật:

* Thể hiện đạo lí của nhân dân- đạo lí đời thường, gần với quan niệm

của nhân dân, cách nghĩ của nhân dân, lối sống của nhân dân.

*Quan niệm đạo đức nho giáo gần với nhân dân, khác quan niệm chính thống( Chứng minh qua tác phẩm ” Lục Vân Tiên”)

+ Nội dung thơ văn: luôn hướng đất nước, nhân dân, phục vụ nhân dân, vì quần chúng nhân dân mà sáng tác, mà chiến đấu.

* Viết về người nông dân với tấm lòng yêu thương chân trọng nên mới xây đượng bức tượng đài bất hủ với những phẩm chất cao đẹp.

* Cảm thông, bênh vực, chia sẻ với nỗi thống khổ của nhân dân.

*Cổ vũ nhân dân đánh giặc , biểu dương những người anh hùng, ca ngợi những tấm gương suốt đời vì nghĩa lớn, tận trung với nước

*Hy vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc bắt nguồn từ lòng tin ở nhân dân( Chứng minh qua tác phẩm:” Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”; ” Chạy giặc”; ” Ngóng gió đông”)

 

 

 

 

1.5

 

0.5

0.5

0.5

 

 

0.5

 

 

 

1.0

0.5

 

 

0.5

 

2.0

 

0.5

 

0.5

 

0.5

 

0.5

 c.  Khẳng định và đánh giá lại nhận định:

– Là đúng đắn, góp phần hiểu thêm về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu- một chiến sĩ chọn đời phấn đấu , hy sinh vì nghĩa lớn.

 

1.0

* Lưu ý:

– Học sinh có thể trình bày theo bố cục khác nhưng vẫn đảm bảo tính logic thì giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm một cách hợp lí.

– Đặc biệt khuyến khích những bài làm sáng tạo. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *