Đề văn 11 Truyện Kiều , NLXH bày tỏ ý kiến của anh/chị về việc người trẻ cần học cách sống tử tế

Đề thi khối 11
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II – NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

(Đề kiểm tra gồm có 02 trang)

 

ĐỀ CHẴN

Họ, tên học sinh :……………………………  SBD :………………

ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Việc nhà đã tạm thong dong,

Tinh kỳ1 giục giã đã mong trở về.

Một mình nàng, ngọn đèn khuya,

Áo dầm giọt lệ2, tóc se mối sầu.

Phận dầu, dầu vậy cũng dầu,

Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!

Công trình kể biết mấy mươi,

Vì ta khăng khít, cho người dở dang.

Thề hoa chưa ráo chén vàng,

Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa!

Trời Liêu3 non nước bao xa,

Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi!

Biết bao duyên nợ thề bồi,

Kiếp này thôi thế thì4 thôi còn gì?

Tái sinh chưa dứt hương thề,

Làm thân trâu ngựa5 đền nghì trúc mai6.

Nợ tình chưa trả cho ai,

Khối tình mang xuống tuyền đài7 chưa tan!”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Văn Nghệ, 2007, tr.55-56)

 

 

 

1 Tinh kỳ: là giờ dẫn hôn. Sách nói: Hôn giả kiến tinh nhi hành: đám cưới trông thấy sao mọc mới rước dâu, nghĩa là cưới về đêm.

2 Có bản viết là: Áo dầm giọt tủi…

3 Trời Liêu là nói đất Liêu Dương, chỗ Kim Trọng đi hộ tang chú.

4 Có bản viết là…thôi thế thì thôi.

5 Chuyện luân hồi: Hễ nợ ai kiếp này không trả được, thì kiếp sau sinh là trâu hay ngựa ở nhà người có nợ, để đến trả cho xong.

6 Trúc mai: nói về tình nghĩa giao kết, cũng như cây trúc, cây mai vẫn làm bạn với nhau.

7 Tình sử: Chuyện một người con gái phải lòng một người lái buôn; người lái buôn ấy đi không về, cô ta ốm tương tư mà chết. Đem hỏa táng xương thịt cháy cả, duy trong bụng chỉ còn một cục không sao cháy được, đập cũng không vỡ. Đến sau người lái buôn về khóc, nước mắt sa vào, cục ấy tan ra huyết.

Tuyền đài: là dưới âm phủ, cũng như nói dạ đài hay hoàng tuyền.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích nằm ở phần nào trong Truyện Kiều ?

Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

Câu 3. Xác định vị trí gieo vần trong các câu thơ:

Công trình kể biết mấy mươi,

Vì ta khăng khít, cho người dở dang.

Thề hoa chưa ráo chén vàng,

Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa!

Câu 4. Hãy nhận xét cách ngắt nhịp trong các câu thơ sau:

Một mình nàng, ngọn đèn khuya

Áo dầm giọt lệ, tóc se mối sầu.

Câu 5. Anh/chị hiểu nội dung câu thơ dưới đây như thế nào?

Công trình kể biết mấy mươi,

Vì ta khăng khít, cho người dở dang.

Câu 6. Trình bày cảm nhận về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích.

Câu 7. Nhận xét tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích.

Câu 8. Trong Truyện Kiều, Thúy Kiều quyết định chọn chữ hiếu nên phải dang dở lời thề với Kim Trọng. Nếu anh/chị là Thúy Kiều, trong hoàn cảnh này anh/chị sẽ tìm cách giải quyết như thế nào?

VIẾT (4.0 điểm)

Tại buổi gặp mặt các điển hình tiêu biểu vào chiều ngày 19/1/2024, trong chương trình Việc tử tế do đài truyền hình Việt Nam thực hiện nhằm lan tỏa giá trị sống tốt đẹp, nhân ái, yêu thương, tôn vinh những con người tốt, những việc tử tế trong cuộc sống, chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã phát biểu:“…để đất nước phát triển phồn vinh, nhân dân được ấm no, hạnh phúc thì trong xã hội ngày càng phải có nhiều hơn nữa những việc làm tử tế và những con người tử tế”.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về việc người trẻ cần học cách sống tử tế.

  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II – NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

(Đề kiểm tra gồm có 02 trang)

ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Việc nhà đã tạm thong dong,

Tinh kỳ1 giục giã đã mong trở về.

Một mình nàng, ngọn đèn khuya,

Áo dầm giọt lệ2, tóc se mối sầu.

Phận dầu, dầu vậy cũng dầu,

Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!

Công trình kể biết mấy mươi,

Vì ta khăng khít, cho người dở dang.

Thề hoa chưa ráo chén vàng,

Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa!

Trời Liêu3 non nước bao xa,

Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi!

Biết bao duyên nợ thề bồi,

Kiếp này thôi thế thì4 thôi còn gì?

Tái sinh chưa dứt hương thề,

Làm thân trâu ngựa5 đền nghì trúc mai6.

Nợ tình chưa trả cho ai,

Khối tình mang xuống tuyền đài7 chưa tan!

(Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Văn Nghệ, 2007, tr.55-56)

 

 

 

1 Tinh kỳ: là giờ dẫn hôn. Sách nói: Hôn giả kiến tinh nhi hành: đám cưới trông thấy sao mọc mới rước dâu, nghĩa là cưới về đêm.

2 Có bản viết là: Áo dầm giọt tủi…

3 Trời Liêu là nói đất Liêu Dương, chỗ Kim Trọng đi hộ tang chú.

4 Có bản viết là…thôi thế thì thôi.

5 Chuyện luân hồi: Hễ nợ ai kiếp này không trả được, thì kiếp sau sinh là trâu hay ngựa ở nhà người có nợ, để đến trả cho xong.

6 Trúc mai: nói về tình nghĩa giao kết, cũng như cây trúc, cây mai vẫn làm bạn với nhau.

7 Tình sử: Chuyện một người con gái phải lòng một người lái buôn; người lái buôn ấy đi không về, cô ta ốm tương tư mà chết. Đem hỏa táng xương thịt cháy cả, duy trong bụng chỉ còn một cục không sao cháy được, đập cũng không vỡ. Đến sau người lái buôn về khóc, nước mắt sa vào, cục ấy tan ra huyết.

Tuyền đài: là dưới âm phủ, cũng như nói dạ đài hay hoàng tuyền.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích tập trung miêu tả nhân vật nào?

Câu 2.Tìm một câu thơ là lời độc thoại nội tâm nhân vật.

Câu 3. Xác định vị trí gieo vần trong các câu thơ:

Trời Liêu non nước bao xa,

Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi!

Biết bao duyên nợ thề bồi,

Kiếp này thôi thế thì thôi còn gì?

Câu 4. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

Thề hoa chưa ráo chén vàng,

Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa!

Câu 5. Hãy nhận xét cách ngắt nhịp trong câu thơ sau:

Một mình nàng, ngọn đèn khuya

Áo dầm giọt lệ, tóc se mối sầu.

Câu 6. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều qua đoạn trích.

Câu 7. Nhận xét tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích.

Câu 8. Trong Truyện Kiều, Thúy Kiều quyết định chọn chữ hiếu nên phải dang dở lời thề với Kim Trọng. Nếu anh/chị là Thúy Kiều, trong hoàn cảnh này anh/chị sẽ tìm cách giải quyết như thế nào?

VIẾT (4.0 điểm)

Tại buổi gặp mặt các điển hình tiêu biểu vào chiều ngày 19/1/2024, trong chương trình Việc tử tế do đài truyền hình Việt Nam thực hiện nhằm lan tỏa giá trị sống tốt đẹp, nhân ái, yêu thương, tôn vinh những con người tốt, những việc tử tế trong cuộc sống, chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã phát biểu:“…để đất nước phát triển phồn vinh, nhân dân được ấm no, hạnh phúc thì trong xã hội ngày càng phải có nhiều hơn nữa những việc làm tử tế và những con người tử tế”.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về việc người trẻ cần học cách sống tử tế.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II – NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11

 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 5 trang)

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I     6,0
Đề chẵn 1 Câu 1. Đoạn trích nằm ở phần gia biến và lưu lạc / chia ly trong Truyện Kiều

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0.5 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0 điểm

0,5
  2 Xác định nhân vật trữ tình của đoạn thơ trên?

– Thúy Kiều

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0.5 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0 điểm

0,5
   3 Xác định vị trí gieo vần trong các câu thơ:

– Gieo vần: ươi, ang (hs có thể không cần chỉ ra)

Vị trí: vần lưng, vần chân (hoặc hs nói rõ vị trí hiệp vần trong câu)

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0.5 điểm.

– Học sinh chỉ trả lời một ý 0,25 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,5
  4 Nhận xét cách ngắt nhịp trong câu thơ:

Một mình nàng, ngọn đèn khuya

Áo dầm giọt lệ, tóc se mối sầu.

– Nhịp thơ 3/3 và 4/4.

– Ngắt nhịp độc đáo:  Câu lục có nhịp lẻ lời thơ thổn thức như tiếng nấc nghẹn ngào, đau đớn.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh chỉ trả lời một trong hai ý 0,5 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1,0
  5 Em hiểu nội dung câu thơ dưới đây như thế nào?

Công trình kể biết mấy mươi,

Vì ta khăng khít, cho người dở dang”.

– Kiều nghĩ về tình yêu của mình và Kim Trọng đã dày công vun đắp, đã đính ước thề nguyền nhưng vì hoàn cảnh éo le mà phải dang dở.

– Câu thơ thể hiện sự tiếc nuối, day dứt, dằn vặt của Kiều khi tình yêu đầu đời trong sáng đẹp đẽ đã tan vỡ.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh chỉ trả lời một trong hai ý 0,5 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1,0
  6 Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích :

Một mình thao thức giữa đêm khuya, nghĩ về Kim Trọng, mặc cảm là người có lỗi đã phụ bạc chàng Kim

– Day dứt, đau khổ, bế tắc.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh chỉ trả lời một trong hai ý 0,5 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1,0
  7 Tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích.

Tác giả xót xa, thương cảm với bi kịch tình yêu và trân trọng, đề cao vẻ đẹp nhân cách của nàng Kiều, đồng tình với khát vọng tình yêu của con người. Đó là tình cảm chân thành, sâu sắc; làm nên giá trị nhân đạo

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh chỉ trả lời một trong hai ý 0,5 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1,0
  8 Học sinh có thể trả lời theo nhiều khác nhau, miễn sao có sức thuyết phục.

Gợi ý:

– Em sẽ chọn cách ứng xử như Thúy Kiều. Vì làm con trước hết phải làm tròn chữ hiếu đối với cha mẹ…

Hoặc: Em sẽ không chọn như cách Thúy Kiều đã làm, mà em sẽ tìm mọi cách để trì hoãn vụ án oan của gia đình. Đồng thời báo cho Kim Trọng biết để chàng sớm trở lại. Khi đó cả hai người cùng chia sẻ khó khăn và tìm cách giải quyết việc gia đình. Như vậy bên tình bên hiếu sẽ trọn vẹn hơn.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,5
Đề lẻ 1 Đoạn trích tập trung miêu tả nhân vật Thúy Kiều

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0.5 điểm.

– Học sinh chỉ trả lời một trong hai ý 0,5 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,5
  2 Học sinh phải trích được ít nhất là 2 dòng thơ lục bát (từ câu: “Phận dầu, dầu vậy cũng dầu…Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan!”) đều được chấp nhận.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0.5 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0 điểm

0,5
   3 Xác định vị trí gieo vần trong các câu thơ:

– Gieo vần: a, ôi (hs có thể không cần chỉ ra)

Vị trí: vần lưng, vần chân (hoặc hs nói rõ vị trí hiệp vần trong câu)

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0.5 điểm.

– Học sinh chỉ trả lời một ý 0,25 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,5
  4 Xác định một biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

 “Thề hoa chưa ráo chén vàng,

Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa!”

– Phép ẩn dụ: “Thề hoa” chỉ lời thề tình yêu; Phép điệp từ: “thề”.

– Tạo sự sinh động, tăng sức biểu đạt cho câu thơ.

– Kiều nghĩ về tình yêu của mình và Kim Trọng hai người đính ước thề nguyền nhưng vì hoàn cảnh éo le mà phải dang dở.

– Câu thơ thể hiện sự tiếc nuối, day dứt, dằn vặt của Kiều khi phụ bạc chàng Kim

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh chỉ trả lời một ý: 0,25 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1,0
  5 Nhận xét cách ngắt nhịp trong câu thơ:

Một mình nàng, ngọn đèn khuya

Áo dầm giọt lệ, tóc se mối sầu.

 

– Nhịp thơ 3/3 và 4/4.

– Ngắt nhịp độc đáo:  câu lục nhịp lẻ, lời thơ thổn thức như tiếng nấc nghẹn ngào, đau đớn.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh chỉ trả lời một trong hai ý 0,5 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1,0
  6 Vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều qua đoạn trích.

– Tình yêu sâu sắc, mặn nồng

– Vị tha, giàu đức hi sinh

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh chỉ trả lời một trong hai ý 0,5 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1,0
  7 Tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích.

– Tác giả xót xa, thương cảm với bi kịch tình yêu và trân trọng, đề cao vẻ đẹp nhân cách của nàng Kiều, đồng tình với khát vọng tình yêu của con người.

– Đó là tình cảm chân thành, sâu sắc; làm nên giá trị nhân đạo

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

– Học sinh chỉ trả lời một trong hai ý 0,5 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1,0
  8 Học sinh có thể trả lời theo nhiều khác nhau, miễn sao có sức thuyết phục.

Gợi ý:

– Em sẽ chọn cách ứng xử như Thúy Kiều. Vì làm con trước hết phải làm tròn chữ hiếu đối với cha mẹ…

Hoặc: Em sẽ không chọn như cách Thúy Kiều đã làm, mà em sẽ tìm mọi cách để trì hoãn vụ án oan của gia đình. Đồng thời báo cho Kim Trọng biết để chàng sớm trở lại. Khi đó cả hai người cùng chia sẻ khó khăn và tìm cách giải quyết việc gia đình. Như vậy bên tình bên hiếu sẽ trọn vẹn hơn.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,5

 

II   LÀM VĂN 4,0  
  Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về việc người trẻ cần học cách sống tử tế.

 

   
    a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức một bài văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,5  
  b. Xác định đúng vấn đề

– Vấn đề nghị luận: người trẻ cần học cách sống tử tế

0,5  
  c. Triển khai vấn đề

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về ý. Có thể triển khai theo hướng:

* Giới thiệu được vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận.

* Triển khai vấn đề cần nghị luận:

– Giải thích: sống tử tế là sống đúng chuẩn mực đạo đức và pháp luật; sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình; sống có ích.

– Bày tỏ quan điểm của người viết:

+ Người trẻ cần học hỏi rất nhiều: kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống… Nhưng quan trọng nhất là phải học cách sống tử tế.

+ Vì sao cần học cách sống tử tế: đó là lối sống đáng trọng, là nhân cách đẹp, lối sống đẹp.

+ Cần làm gì để học cách sống tử tế:

Học cách sống trung thực

Học cách ứng xử đúng đắn

Học cách giao tiếp, ..

Học cách bao dung, nhân hậu

Sống có lí tưởng…

….

+ Ý nghĩa của sống tử tế: giúp người trẻ trở thành công dân tốt, có ích cho cộng đồng; giúp xã hội văn minh….

– Lấy được dẫn chứng và phân tích dẫn chứng.

– Mở rộng, bày tỏ quan điểm trái chiều, hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện hơn.

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.

Hướng dẫn chấm:   

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (2,0 điểm).

– Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (1,0 điểm).

– Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,5 điểm).

Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

2,0
   
    d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5  
    e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5  
Tổng điểm   10,0  

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *