Đề thi học sinh giỏi : Tiếng nói riêng của Nam Cao trong truyện Chí Phèo

Đề thi khối 11

Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng phát biểu:

” Trong đời sống văn học, những nhà văn có tài năng, người thì đóng góp vào một cách viết, người thì đóng góp vào cách sử dụng ngôn ngữ, có người lại chỉ cho ta thấy những thứ rất nhỏ bé, đặc sắc mà giàu giá trị. Nhưng trên tất cả, anh ta phải cho người đọc thấy được tiếng nói riêng của anh ta trong một vấn đề mà nhiều người đang quan tâm đến”

Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao?

Yêu cầu về kĩ năng:

– Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học, sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận và các phương thức diễn đạt

– Bố cục bài viết sáng rõ, mạch lạc, lập luận chặt chẽ. Hành văn lưu loát, trong sáng, có cảm xúc

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đạt được những nội dung sau

Ý Nội dung Điểm
1 Giải thích:

– Ý kiến khẳng định những nhà văn có tài năng phải đem đến những đóng góp mới cho đời sống văn học trên hai phương diện:

+ Phương tiện, phương thức, hình thức nghệ thuật độc đáo( cách viết, cách sử dụng ngôn ngữ, cách khai thác và sử dụng chi tiết cô đúc giàu giá trị)

+Cái nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật đối với cuộc đời( tiếng nói riêng về những vấn đề ai cũng biết và được nhiều người quan tâm)

-> Thực chất ý kiến của Nguyễn Minh Châu khẳng định và đòi hỏi: Nhà văn tài năng phải là người có phong cách nghệ thuật độc đáo, mới mẻ, có đóng góp riêng vào đời sống văn học trên cả hai phương diện trong đó phương diện sau là cốt yếu.  

 

0.5

 

 

0.5

 

 

0.5

 

 

1.0

2 Chứng minh qua tác phẩm Chí Phèo:

Cách viết, cách sử dụng ngôn ngữ, cách khai thác và sử dụng chi tiết cô đúc giàu giá trị:

+ Nam Cao không bắt chước, không đi theo những công thức, những lối mòn đã có sẵn mà chọn cho mình một cách đi riêng( cách kết cấu truyện, cách lựa chọn, xây dựng nhân vật, cách khai thác tâm lí, bi kịch của nhân vật…)

+ Ngôn ngữ, giọng điệu phong phú, đa dạng vừa lạnh lùng, tàn nhẫn, vừa đằm thắm, yêu thương, vừa hài hước, mỉa mai vừa trang nghiêm, triết lí; kết hợp tự nhiên ngôn ngữ đối thoại, độc thoại…

+ Chi tiết đắt giá: bát cháo hành,…

-Tiếng nói riêng về những vấn đề ai cũng biết và được nhiều người quan tâm:

+ Đề tài: Cuộc sống của người nông dân nghèo Việt Nam thời kì trước cách mạng tháng Tám. Đây là đề tài quen thuộc được nhiều nhà văn khai thác và đã xây dựng được những hình tượng điển hình như trong Tắt đèn(Ngô Tất Tố), Bước đường cùng(Nguyễn Công Hoan)

+ Cũng viết về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng, Nam Cao không chỉ đề cập đến nỗi đau khổ về vật chất mà còn phát hiện ra nỗi đau nhức nhối hơn cả chuyện “bần cùng”, ấy là bi kịch của người nông dân bị  lưu manh hóa, tha hóa, bị cự tuyệt quyền sống làm người lương thiện. Để  rồi chỉ đến khi “Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách … người đọc thấy rằng đây mới là kẻ khốn cùng nhất của nông thôn ta ngày trước”.

+ Với  tình  cảm  nhân  đạo  sâu  sắc, nhà  văn  còn  trân  trọng,  tin  tưởng vào ngọn lửa lương tri của một quá trình hồi sinh kì diệu để bùng cháy thành một khát khao mãnh liệt trong Chí Phèo: Khao khát  trở về cuộc sống lương thiện mà bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt.

 

0.5

 

 

1.0

 

 

 

1.0

 

 

 

0.5

0.5

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

2.0

 

 

 

 

 

1.0

 

3 Đánh giá:

– Cần khẳng định ý kiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu là một ý kiến đúng đắn

+ Bản chất cũng như đòi hỏi của nghệ thuật là sự sáng tạo mới mẻ, độc đáo

+ Những nhà văn, nhà thơ tài năng bao giờ cũng phải là những cá tính sáng tạo độc đáo, thống nhất thể hiện qua tác phẩm văn chương( có phong cách nghệ thuật độc đáo)

– Ý kiến của Nguyễn Minh Châu không chỉ có ý nghĩa sâu sắc với các nhà văn nói riêng và nghệ sĩ nói chung, với giá trị của tác phẩm văn học mà còn có ý nghĩa với cả sự tiến bộ, đa dạng của đời sống văn học, với người tiếp nhận

 

0.5

 

0.5

 

 

 

0.5

 

 

1.0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *