Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Môn Văn – Đề 14

Đề thi văn 9
   Phòng Giáo dục và Đào tạo Yên Sơn ĐỀ THI  TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
            Trường THCS Phú Lâm                            Môn: Ngữ văn

                      Năm học 2019 – 2020

                        Thời gian: 120 phút

 

  1. Ma trận:
  Mức độ

 

Chủ đề

 Nhận biết Thông hiểu               Vận dụng    Cộng
 Cấp độ thấp Cấp độ cao
 

Đọc – hiểu

 văn bản

Nhớ được tên tác giả, tác phẩm Xác định đúng câu chủ đề của đoạn văn và thành phần biệt lập trong câu văn. Viết được đoạn văn liên hệ thực tế về sự chuẩn bị hành trang của bản thân trong tương lai.    
Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

       1

       1

   10 %

         2

        1

     10%

        1

       2

20 %

            4

         4

       40%

Làm văn-

Văn nghị luận

 

      Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận (về nhân vật văn học).  

 

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

      1

6

60%

1

6

60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỷ lệ %

1

     1

   10 %

          2

         1

      10%

1

2

20 %

1

6

60%

5

10

100%

 

  1. Đề bài

Phần 1: Đọc- hiểu văn bản ( 4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

          “…Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.

(Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD )

  1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
  2. Câu chủ đề của đoạn văn trên là câu nào?
  3. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽsự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất ” là thành phần biệt lập gì?
  4. Từ việc hiểu đoạn trích trên và từ liên hệ thực tế em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) cho biết “sự chuẩn bị hành trang” của bản thân em để hướng tới tương lai ?

 

Phần II: Làm văn (6 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích “Làng” của Kim Lân.

 

  1. Đáp án, biểu điểm.

 

Phần I: Đọc – hiểu văn bản (4 điểm)
Câu Đáp án Điểm
1 – Đoạn văn trên trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.

– Tác giả Vũ Khoan.

 

0,5

0,5

2 – Câu chủ đề là câu 1:  “…Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”.

 

0,5
3   – Từ “có lẽ” là thành phần biệt lập tình thái.

 

  0,5
4 * HS có thể nêu những ý sau:

– Đối với học sinh, việc học tập, rèn luyện để chuẩn bị hướng tới tương lai ngày hôm nay vô cùng quan trọng.

– Rèn luyện về mặt tri thức.

+ Xác định đúng động cơ học tập, học tập nghiêm túc, lĩnh hội tri thức. Tri thức là một điều vô cùng quan trọng đối với con người bởi làm bất cứ điều gì ta cũng cần có tri thức.

+ Học đi đôi với hành; Phát huy tinh thần học hỏi, sáng tạo, trau dồi, tìm tòi khám phá cái mới.

– Rèn luyện về mặt đạo đức, nhân cách.

+ Thường xuyên tu dưỡng rèn luyện về mặt đạo đức (chấp hành nội quy, quy định của trường, lớp; tổ chức kỉ luật…) và sống có nhân cách tốt đẹp như: lòng nhân ái, tính trung thực, chân thành,…

– Rèn luyện về sức khỏe.

+ Con người đầu tiên phải có sức khỏe mới có thể làm được những việc khác. Khi trí lớn mà sức khỏe không đủ thì cũng đành bất lực nên nhất định phải có sức khỏe mới có thể làm bất cứ việc gì.

 

0,5

 

0,5

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

Phần II: Làm văn (6 điểm)
   vvv 1. Yêu cầu về hình thức:

–      – Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học,

       kiểu bài nghị luận về một nhân vật, biết cách trình bày luận điểm khi viết bài văn.

–    – Hình thức trình bày sạch đẹp, có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, lập luận rõ ràng,

có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi diễn đạt

dùng từ, lỗi chính tả…

2. Yêu cầu về nội dung: HS có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau:

         a. Mở bài

– Giới thiệu chung về tác giả, khái quát về tác phẩm.

– Nêu cảm nhận chung về nhân vật ông Hai: Là người nông dân có tình yêu

làng gắn liền với tình yêu nước.

 

      b. Thân bài

     * Ông Hai là người nông dân yêu làng quê bằng tình yêu đặc biệt:

– Kháng chiến bùng nổ:

+ Tự hào về làng kháng chiến: Tập quân  sự đắp ụ chiến đấu…

+ Tình nguyện ở lại làng cùng bộ đội du kích chiến đấu.

– Khi đi tản cư xa làng: sống trong tâm trạng nhớ nhung buồn bực, tối

nào cũng sang bác Thứ nói chuyện về làng cho khuây nỗi nhớ; hỏi thăm tin

tức của làng; đọc báo để theo dõi tin tức kháng chiến…

* Tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước:

– Nỗi đau xót, tủi hổ của ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây làm Việt gian.

+ Khi mới nghe tin: Sững sờ (cổ họng nghẹn ắng … da mặt tê rân rân…)

+ Trên đường về – khi về đến nhà: Cái tin đó đã trở thành nỗi ám ảnh

day dứt khiến ông đau xót, tủi hổ đến mức tuyệt vọng (cúi gằm mặt xuống,

nằm vật ra giường … tủi thân nước mắt cứ giàn ra…)

+ Những ngày sau đó: Không dám đi đâu, dứt khoát lựa chọn theo

suy nghĩ của mình: Yêu làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.

(Phân tích đoạn trò chuyện với đứa con – là đỉnh điểm của tình yêu làng,

yêu nước).

– Vui sướng hả hê khi nghe tin làng chợ Dầu vẫn là làng kháng chiến:

+ Nghe tin cải chính – vui sướng hả hê: (“… tươi vui, rạng rỡ … cặp mắt….

hấp háy … chia quà cho con”

+ Hả hê, sung sướng khoe nhà bị Tây đốt.

* Khái quát giá trị nghệ thuật:

– Xây dựng  hình tượng ông Hai tạo ấn tượng sâu sắc. Hình tượng ông Hai là hlà hình ảnh người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp: Yêu lànl làng, yêu nước.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tạo tình huống, chi tiết chân thực,

nghệ thuật miêu tả tâm lý tính tế.

        c. Kết bài

– Yêu làng gắn bó với tình yêu nước là tình cảm cao đẹp, một phẩm chất cao  cao quý của ông Hai. Tình cảm của ông Hai là tình cảm chung của những ngưngười nông dân trong công cuộc chống ngoại xâm, một nét mới, trong đời sống tin  tinh thân của họ những con người bình dị, đáng quý, đáng trọng. Qua đó ta

hiểu được tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.

– Liên hệ bản thân.

 

 

 

 

0,5

(0,25)

(0,25)

5

 

2

(1)

 

(1)

 

2,5

(1,5)

 

 

 

 

 

(0,5)

(0,25)

(0,25)

0,5

(0,25)

 

 

(0,25)

0,5

(0,25)

 

 

(0,25

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *