Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Môn Văn – Đề 22

Đề thi văn 9
PHÒNG GD VÀ ĐT YÊN SƠN

TRƯỜNG THCS PHÚC NINH

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2019- 2020

Môn: Ngữ văn

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

                          

 

 

  1. Mục đích kiểm tra

Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9 sau khi HS học xong chương trình Ngữ văn lớp 9, cụ thể:

  1. Về kiến thức:

– Phần Văn bản: Nhớ được tên tác giả, tác phẩm; hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật nổi bật của tác phẩm thuộc nền văn học Việt Nam đã học.

– Phần Tập làm văn: Hiểu kiến thức về nghị luận về, bài thơ

  1. Về kĩ năng:

– Rèn kĩ năng tư duy khái quát, tổng hợp, phân tích và so sánh, lựa chọn; nhận biết, thông hiểu, vận dụng trong việc tìm hiểu và tiếp thu bài học

– Ghi nhớ, diễn đạt, biện luận vấn đề.

  1. Về thái độ:

– Có ý thức độc lập suy nghĩ, tự giác và nghiêm túc khi kiểm tra

– Thêm yêu thơ văn Việt Nam; giáo dục tình cảm nhân văn

 

  1. Hình thức kiểm tra

– Hình thức: Tự luận

– HS làm bài trên lớp trong thời gian 120 phút.

  1. Ma trận 2 chiều

 

 Cấp độ       

 

Chủ

đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng Vận dụng cao
-Nhớ tên văn bản

– Nhớ tên tác giả

 

– Xác định  phép liên kết trong đoạn văn trên

– Nêu nội dung chính đoạn văn

Viết một đoạn văn

nghị luận xã hội  về đoạn văn trên

 
Bàn về đọc sách
Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1

 

0,5

5%

2

 

1,5

15%

1

 

2

20%

  4

 

4

40%

Viếng lăng Bác       Vận dụng kiến thức hiểu biết về tác phẩm,viết bài văn NLVH hoàn chỉnh.  
Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

      1

 

6

60%

1

 

6

60%

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ: %

2

 

 

0,5

 

5%

1

 

 

1,5

 

15%

1

 

 

2,0

 

20%

1

 

 

6,0

 

60%

5

 

 

10

 

100%

4/ ĐỀ BÀI.

PHẦN 1: Đọc hiểu văn bản (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phân công, cố giắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở rĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là cột mốc trên con đường tiến hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm trí là mấy chục nghìn năm trước. Lúc đó, dù tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu .

(Trích : sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam)

 

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (0,5 điểm)  Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại ”.

Câu 3: (1 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 4: (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn  (khoảng 200 từ) trình bày  suy nghĩ của em về việc đọc sách của học sinh hiện nay?

 Phần II (6 điểm):

Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. (Ngữ văn 9 – tập II)

 

 

5/  HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I: Phần đọc- hiểu (4 điểm)

 

Câu Nội dung cần đạt Điểm
1 Đoại văn trên trích từ bài “Bàn về đọc sách”

Tác giả: Chu Quang Tiền

 

0,25

0,25

 

2 Các phép liên kết: – Phép lặp: Học vấn

– Phép nối: Bởi vì

0,25

0,25

3 Nội dung chính của đoạn văn: Đọc sách là một trong những con đường quan trọng để nâng cao học vấn bởi vì sách là nơi lưu giữ những thành quả tinh hoa của nhân loại 1
 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

a.     Về hình thức: Đoạn văn cần đảm bảo về cấu trúc đoạn văn ngắn(200 từ) có bố cục đầy đủ 3 phần ( Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả.

b.    Về nội dung: học sinh làm rõ ý chính đề yêu cầu:

* Mở đoạn:

Giới thiệu khái quát đoạn văn

* Thân đoạn:

– Sách là nơi lưu giữ thành quả tinh hoa của nhân loại.

– Đọc sách là một thói quen cần được duy trì trong cuộc sống.

+ Đọc sách nâng cao hiểu biết, vốn tri thức của bản thân.

+Đọc sách làm phong phú tân hồn con người khiến con người sống tốt đẹp hơn.

– Ngày nay, học sinh không còn thói quen đọc sách thường xuyên.

– Những sách được lựa chọn: truyện tranh, giải trí… sách về khoa học ít được lựa chọn.

– Nguyên nhân:

+ Sự phát triển của đời sống công nghệ , học sinh bị thu hút bởi  trò chơi điện tử,những trang mạng xã hội ảo…

+ Do cuộc sống đầy đủ, con người thoả mãn với cá nhân mìnhđang có nên ít có nhu cầu học hỏi, tìm hiểu…

– Giải pháp:

+ Mỗi cá nhân tự rèn luyện cho mình bởi thói quen đọc sách và tự tìm cho mình những lĩnh vực mà minh quan tâm tìm hiểu về nó qua sách vở.

+ Nhà trường cần tổ chức những câu lạc bộ đọc sách, những buổi giao lưu chia sẻ về sách.

* Kết đoạn:

Khẳng định giá trị, ý nghĩa của đoạn văn.

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

0,25

 

0,25

 

 

 

0,25

 

0,25

 

 

 

0.25

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

0,25

  1. Phần II (6 điểm):

Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. (Ngữ văn 9 – tập II)

 

Câu Nội dung cần đạt Điểm
 

 

 

 

 

5

1. Yêu cầu kĩ năng

Biết vận dụng kĩ năng để làm bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm thơ.

– Nêu được những nhận xét, đánh giá, sự cảm thụ riêng của người viết kết hợp với phân tích, bình giá chi tiết hình ảnh thơ đặc sắc.

– Bố cục chặt chẽ. Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc. Sử dụng nhuần nhuyễn các phép lập luận. Bài viết có cảm xúc.

– Diễn đạt rõ ràng, lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ …

2. Yêu cầu về kiến thức

a. Mở bài

– Giới thiệu khái quát tác giả Viễn Phương và hoàn cảnh ra đời bài thơ.

– Nêu cảm nhận khái quát: Bài thơ thể hiện tấm lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác khi vào lăng viếng Bác bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng.

b. Thân bài: Cảm nhận chi tiết, phân tích bài thơ theo bố cục:

+ Khổ thơ thứ nhất: Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác.

– Cách dùng từ ngữ ở câu 1: từ “thăm” thay cho từ “viếng”; xưng “con – Bác” => thể hiện cảm xúc của người con xa lâu ngày mới được trở về bên Bác.

– Hình ảnh hàng tre mộc mạc, quen thuộc, giàu ý nghĩa tượng trưng: Sức sống quật cường, truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam; phẩm chất cao quý của Bác Hồ, hình ảnh hàng tre xanh khơi nguồn cảm xúc cho tg.

+ Khổ thơ thứ hai: Cảm xúc chân thành, mãnh liệt  của nhà thơ khi được hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác.

– Phân tích hai hình ảnh sóng đôi đặc sắc: Hình ảnh “mặt trời trong lăng rất đỏ” vừa thể hiện sự vĩ đại của Bác Hồ, vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ với Bác. Hình ảnh “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ” chỉ dòng người ngày ngày nối tiếp nhau đến viếng Bác như kết thành tràng hoa thành kính dâng lên người.

– Phân tích nghệ thuật dùng từ tinh tế, gợi hình, gợi cảm qua các từ:  “ngày ngày”, “bảy mươi chín mùa xuân

+ Khổ thơ thứ ba: Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng.

– Hai câu thơ đầu: Diễn tả chính xác và tinh tế khung cảnh và không khí trong lăng Bác và cảm nhận hình ảnh Bác bình yên trong “giấc ngủ” giữa “một vầng trăng sáng dịu hiền”.

– Hai câu thơ sau: cảm xúc đã được bộc lộ trực tiếp, một nỗi đau, một mất mát quá lớn trước sự ra đi của Người.

+ Khổ thơ cuối: Là tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở mãi bên Bác.

– Nhà thơ đã gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật bên lăng Bác.

– Điệp ngữ “muốn làm”: nhấn mạnh khát vọng được hóa thân và làm cho giọng thơ trở nên tha thiết hơn.

– Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ thứ nhất đã được lặp lại ở dòng cuối cùng khép lại bài thơ với ý nghĩa “cây tre trung hiểu”.

+ Nhận xét khái quát lại những thành công về nghệ thuật của bài thơ:

– Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào phù hợp với nội dung cảm xúc.

– Thể thơ 8 chữ, cách gieo vần linh hoạt, nhịp thơ chậm diễn tả sự lắng đọng trong tâm trạng, tình cảm của nhà thơ.

– Hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ có giá trị biểu đạt và biểu cảm cao

c. Kết bài:

Khẳng định lại nội dung đã cảm nhận:

+ Viếng lăng Bác là bài thơ hay, giàu chất suy tưởng.

+ Là tiếng lòng của tất cả chúng ta với Bác Hồ kính yêu.

– Liên hệ: Suy nghĩ về sự nghiệp và tình cảm của Bác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *